“Khai tử” môn lịch sử?

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tích hợp môn lịch sử vào môn học mới trong khi các chuyên gia khẳng định lịch sử phải là một môn học độc lập, không thể tích hợp
Học sinh Nhật Bản học gì trong môn Lịch sử?
“Khai tử” môn Lịch sử: Càng lo mất gốc
Môn lịch sử còn bị xem là môn phụ

Những tranh luận xung quanh việc có nên để lịch sử thành môn học tích hợp với các môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thành môn mới là công dân với Tổ quốc trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã trở thành chủ đề “nóng” trong Hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể từ tầm nhìn đến hiện thực” do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển tổ chức ngày 5-11 tại Hà Nội.

Tích hợp thành môn mới

Sở dĩ môn lịch sử trở thành chủ đề “nóng” bởi trước áp lực của dư luận về việc Bộ GD-ĐT bỏ lịch sử là môn bắt buộc. Trước đó, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Ban Tuyên giáo trung ương, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam… về dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tập trung vào vấn đề vị trí của môn lịch sử trong hệ thống các môn học ở bậc phổ thông.

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) trong giờ học lịch sử Ảnh: TẤN THẠNH
Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) trong giờ học lịch sử. Ảnh: Tấn Thạnh

Đại diện ban soạn thảo Chương trình - Sách giáo khoa mới, PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), cho rằng chương trình hiện nay môn học nhiều, hiệu quả thấp, môn bắt buộc nhiều, lựa chọn ít. Nhiều môn học không đưa vào không được nhưng đưa vào thì hiệu quả không cao, vì thế cần tái cấu trúc lại hệ thống môn học. Nghiên cứu cho thấy 3 môn lịch sử, giáo dục công dân, quốc phòng an ninh gần gũi với nhau và có chung mục tiêu là hiểu biết trách nhiệm của công dân với Tổ quốc, thứ nữa đây là sự nối tiếp nâng cao của các kiến thức đã học ở cấp THCS. Ông Thống cũng nhấn mạnh việc lồng ghép 3 môn học này vào một môn là hợp lý.

Tuy nhiên, các chuyên gia và giáo viên tâm huyết với môn lịch sử đã có những phản biện trước quyết định này. Một giáo viên của Trường THPT Tứ Kỳ, Hải Dương cùng các đồng nghiệp tiến hành điều tra xã hội học từng lớp học của cả 3 khối 10, 11 và 12. Kết quả trong số 1.167 học sinh được điều tra và trả lời, có 939 em không đồng ý việc môn lịch sử là “môn tự chọn”, chiếm tỉ lệ 80,4%. Giáo viên này cũng cho rằng trong nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT có cách nhìn nhận không công bằng, đánh giá không đúng vai trò và vị trí của môn lịch sử trong các môn học phổ thông. Và khi môn lịch sử chưa có cơ hội “phục hưng” thì những người soạn thảo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD-ĐT đã và đang từng bước “khai tử” môn học này.

Dễ ôm đồm, quá tải

Trước đó, tại hội thảo “Môn công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới” do Bộ GD-ĐT tổ chức ở Đà Nẵng, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay việc xác định tên gọi môn học công dân với Tổ quốc nhằm xác định trí thức, hiểu biết quan trọng và cần thiết đối với học sinh sắp trở thành một công dân Việt Nam bao gồm những quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ông Đỗ Ngọc Thống cho biết việc xây dựng chương trình phân môn lịch sử trong môn công dân với Tổ quốc cần phải được đổi mới kết cấu môn học, đổi mới nội dung chương trình, cách trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử, đánh giá, nhận xét, tránh ôm đồm, nặng nề. Đồng thời cần làm rõ và thống nhất về thời lượng và nội dung giáo dục lịch sử ở môn khoa học xã hội, môn lịch sử ở tự chọn 2 trong dự thảo và một số chuyên đề học tập mở rộng chuyên sâu về lịch sử ở tự chọn 3.

Vì thế, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng môn học mới phải giải quyết được những bất cập trên. Việc tích hợp 3 nội dung trên vào môn công dân với Tổ quốc là hợp lý vì suy cho cùng đều nhằm mục đích giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, tình yêu Tổ quốc… cho học sinh. Nhưng thời lượng từng nội dung, chọn lọc kiến thức, chủ đề nào đưa vào giảng dạy thì các nhà hoạch định phải làm rõ và tính toán cẩn thận, nếu không dễ xảy ra tình trạng ôm đồm, kiến thức nào cũng tham, cũng muốn tích hợp thì không những không thoát được những hạn chế của chương trình cũ mà còn gây quá tải.

Giáo viên dạy lịch sử tại một trường THPT ở quận 3, TP HCM thẳng thắn cho rằng chỉ với môn sử trong chương trình hiện nay, cả giáo viên và học sinh đều quá tải vì khối kiến thức đồ sộ. Việc giảm tải suốt thời gian qua không dễ vì giáo viên xem nội dung nào cũng quan trọng, cũng cần thiết. Việc cắt gọt ở chương trình cũ đã khó khăn vì áp lực thi cử, kiểm tra. Nay tích hợp bên cạnh 2 nội dung còn lại trong cùng một môn học sẽ thế nào? Coi trọng và xem nhẹ nội dung nào đều không hợp lý.

Theo ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú, TP HCM), nội dung giáo dục lịch sử, tình yêu Tổ quốc ở các quốc gia khác được làm rất bài bản, việc tích hợp 3 nội dung cần cân đối chính xác, phân chia hợp lý bởi ngay cả giáo viên khi giảng dạy cũng có thể “đụng” kiến thức của nhau, như thế không phải là liên môn mà là ghép môn.

Không hợp lý!

Cũng tại hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể từ tầm nhìn đến hiện thực”, các chuyên gia lịch sử cho rằng việc tích hợp 3 môn thành môn công dân với Tổ quốc là không hợp lý. Theo GS Nguyễn Quang Đạt, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, công dân với Tổ quốc nghe hay nhưng lại rất mơ hồ. GS sử học Phan Huy Lê đặt câu hỏi dựa vào lý luận nào để tích hợp 3 môn lịch sử, quốc phòng an ninh và giáo dục công dân vào một môn học? Trên thực tế, đây là 3 lĩnh vực khoa học hoàn toàn khác nhau, đối tượng khác nhau. GS Lê cho biết Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo với các nhà khoa học để đẩy vấn đề này đến tận cùng.

Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Ngọc Thống tiếp tục khẳng định các môn học đã đưa vào nhà trường đều quan trọng, chỉ có điều là mức độ phù thuộc vào tính chất của từng môn. “Tất cả các văn bản không nói là lịch sử không quan trọng. Từ tiểu học đến THCS đều bắt buộc phải học lịch sử. Ở bậc THPT, bên cạnh môn công dân với Tổ quốc, học sinh bắt buộc phải chọn 1 trong 2 môn lịch sử hoặc khoa học xã hội. Nếu xét về tổng thời lượng các môn này thì học sinh không học ít hơn so với chương trình hiện hành” - ông Thống nói. Vị này cho biết Bộ GD-ĐT sẽ xem xét những đóng góp của các chuyên gia trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Nội dung môn công dân với Tổ quốc

Môn được thiết kế với 3 mạch nội dung chính và một số chuyên đề tích hợp.Trong đó mạch giáo dục đạo đức - công dân, chủ yếu là giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và đạo đức cách mạng, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và một số kỹ năng sống cần thiết, chuẩn bị cho học sinh gia nhập xã hội Việt Nam hội nhập quốc tế với tư cách công dân. Giáo dục quốc phòng - an ninh bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, của lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam cùng một số nội dung mang tính thực hành như kỹ thuật, chiến thuật, kỹ thuật phòng thủ dân sự...

Trong khi đó, giáo dục lịch sử đề cập chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, lòng yêu Tổ quốc, tinh thần xả thân vì nước, tinh thần tự cường dân tộc, tư tưởng và những bài học, nghệ thuật quốc phòng, giữ nước của cha ông ta. Ngoài ra, sẽ có một số chuyên đề tích hợp sâu và chủ yếu từ 3 mạch kiến thức trên.

Theo PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, việc bố trí các nội dung đó trong chương trình thế nào thì phải đặt trong tổng thể của toàn bộ chương trình, đáp ứng các yêu cầu mới. Hướng tích hợp 3 nội dung này không phải là coi nhẹ các nội dung này mà chỉ là cấu trúc lại cho phù hợp yêu cầu mới và để tổ chức thực hiện hiệu quả hơn.

nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vĩnh Phúc: Thu giữ gần 25.000 sản phẩm nhập lậu bán qua kênh Facebook

Vĩnh Phúc: Thu giữ gần 25.000 sản phẩm nhập lậu bán qua kênh Facebook

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc vừa kiểm tra, phát hiện và tạm giữ gần 25.000 sản phẩm nhập lậu bán qua mạng xã hội Facebook qua tài khoản "Nguyễn Kiên...".
Huyện Mê Linh (Hà Nội): Phát hiện 11,9 tấn dạ dày lợn đông lạnh nghi nhập lậu

Huyện Mê Linh (Hà Nội): Phát hiện 11,9 tấn dạ dày lợn đông lạnh nghi nhập lậu

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường số 10 - Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội vừa phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra một kho lạnh trên địa bàn huyện Mê Linh, quá trình kiểm tra lực lượng chức năng đã phát hiện hàng chục tấn thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu.
Dấu ấn Công đoàn quận Cầu Giấy trong "Tháng Công nhân" năm 2024

Dấu ấn Công đoàn quận Cầu Giấy trong "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) “Tháng Công nhân” năm 2024 với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết” diễn ra đúng dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024); 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024)... Với ý nghĩa đó, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy đã để lại nhiều dấu ấn trong tổ chức hoạt động sôi nổi hướng về cơ sở.
Lan tỏa nét đẹp văn hóa qua "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc" năm 2024

Lan tỏa nét đẹp văn hóa qua "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc" năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 21/5, Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu về chương trình "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024".
Mua sắm với loạt ưu đã và quà tặng hấp dẫn tại Tuần lễ Cảm ơn của UNIQLO

Mua sắm với loạt ưu đã và quà tặng hấp dẫn tại Tuần lễ Cảm ơn của UNIQLO

(LĐTĐ) Ngày 21/5 - UNIQLO, chính thức công bố kế hoạch khởi động Tuần lễ Cảm ơn (Kanshasai) trên khắp hệ thống 23 cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến từ ngày 24/5 đến ngày 2/6/2024.
100 công nhân lao động huyện Thạch Thất được khám sức khỏe miễn phí

100 công nhân lao động huyện Thạch Thất được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Chiều ngày 21/5, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã tổ chức Chương trình “Cảm ơn người lao động”; khám, tư vấn sức khỏe và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 100 đoàn viên, người lao động năm 2024.
Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Cùng với các hoạt động chăm lo về vật chất lẫn tinh thần cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương còn tổ chức nhiều hoạt động tri ân, tôn vinh lao động giỏi, lao động sáng tạo...

Tin khác

Khen thưởng 820 học sinh tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023 - 2024

Khen thưởng 820 học sinh tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) 820 học sinh có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong học tập, rèn luyện năm học 2023 - 2024 được nhận khen thưởng của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Quận Tây Hồ: Xây dựng môi trường sống an toàn, giúp trẻ em phát triển toàn diện

Quận Tây Hồ: Xây dựng môi trường sống an toàn, giúp trẻ em phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Sáng 21/5, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em” với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”.
Học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô báo công dâng Bác

Học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô báo công dâng Bác

(LĐTĐ) Ngày 21/5, đoàn học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô năm học 2023 - 2024 gồm 200 học sinh đã dự Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là những tấm gương tiêu biểu nhất, được lựa chọn từ hơn 2,3 triệu học sinh của các trường học thuộc thành phố Hà Nội.
Quận Ba Đình: 91 học sinh THCS đoạt giải Nhất kỳ thi Olympic cấp quận

Quận Ba Đình: 91 học sinh THCS đoạt giải Nhất kỳ thi Olympic cấp quận

(LĐTĐ) Tham dự kỳ thi Olympic các môn văn hoá lớp 6, 7, 8 cấp Trung học cơ sở (THCS) quận Ba Đình năm học 2023-2024 có 960 thí sinh đoạt giải, trong đó có 91 giải Nhất.
Trẻ mầm non 5 tuổi ở thành phố được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025

Trẻ mầm non 5 tuổi ở thành phố được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Tại mục 6 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP ban hành ngày 27/8/2021, trẻ em mầm non 5 tuổi không thuộc ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, điển hình là các quận huyện, thành phố sẽ được miễn học phí từ ngày 1/9/2024.
Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp…
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục (trong đó có nhà giáo).
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Tọa đàm.
Xem thêm
Phiên bản di động