Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54

Sáng 2/8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) đã khai mạc trực tuyến, mở đầu cho chuỗi hơn 20 Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác trong khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) từ ngày 2 - 6/8.
Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ thực hiện “mục tiêu kép” Phát huy tiềm năng của cộng đồng Mê Công - sông Hằng Xây dựng mối quan hệ tin cậy lẫn nhau và quan hệ đối tác bình đẳng giữa ASEAN và Nhật Bản

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng trao đổi về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, quan hệ đối ngoại của ASEAN và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hội nghị đánh giá cao nỗ lực của các trụ cột Chính trị-an ninh, Kinh tế và Văn hóa-xã hội trong triển khai ưu tiên của năm ASEAN 2021, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang tác động lớn đến tiến trình hợp tác và hội nhập khu vực của các nước.

Các nước hoan nghênh các sáng kiến như Lá chắn ASEAN (ASEAN SHIELD) tăng cường sức mạnh tổng hợp của ASEAN ứng phó với các thảm họa thiên tai, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, Chiến lược hợp nhất Cách mạng công nghiệp 4.0 cho ASEAN.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54
Sáng 2/8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) đã khai mạc trực tuyến (Ảnh: BNG)

Các Bộ trưởng cho rằng các hoạt động nâng cao ý thức và bản sắc Cộng đồng ASEAN có ý nghĩa thiết thực, đóng góp cho đoàn kết, hỗ trợ, đùm bọc và chia sẻ giữa các nước, đồng thời nâng cao tự cường, chủ động và hiệu quả của ASEAN trước các thách thức đang đặt ra.

Các Bộ trưởng cam kết cần triển khai các kết quả hợp tác năm 2020, trong đó có kiểm điểm triển khai Hiến chương ASEAN, xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 và thúc đẩy hợp tác tiểu vùng. Các nước hoan nghênh Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hợp tác Tiểu vùng cuối năm nay.

Ứng phó và phục hồi sau đại dịch là nội dung được các Bộ trưởng trao đổi nhiều trước thực trạng dịch bệnh tái bùng phát ở nhiều nước trong khu vực cùng với sự xuất hiện của các biến thể mới. Các Bộ trưởng nhấn mạnh cần đẩy mạnh hợp tác ứng phó, đặc biệt là về vắc-xin; theo đó, ASEAN cần tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác trong nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối vắc-xin.

Hoan nghênh đóng góp của các nước ASEAN và đối tác cho Quỹ ứng phó Covid-19 của ASEAN, các nước đề nghị khẩn trương triển khai Kế hoạch hành động ASEAN về an ninh và tự cường vắc-xin, Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp cũng như Khung phục hồi tổng thể ASEAN.

Về quan hệ đối ngoại của ASEAN, các nước đã thảo luận các biện pháp tăng cường và làm sâu sắc quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN và khẳng định giá trị của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt trong thúc đẩy đối thoại, hợp tác và sự tham gia, đóng góp tích cực, xây dựng của các đối tác cho hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực. Các Bộ trưởng nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác đối thoại với Anh và quan hệ Đối tác theo lĩnh vực với Bra-xin.

Hội nghị cũng hoan nghênh và chấp thuận đề nghị tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) của Hà Lan, Hy Lạp, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Oman và Đan Mạch, tiếp tục khẳng định các nguyên tắc và giá trị của Hiệp ước trong duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự hội nghị (Ảnh: BNG)

Các nước đã trao đổi sâu rộng về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm như Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên, Trung Đông. Trước các diễn biến phức tạp tại Biển Đông, các Bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, bày tỏ quan ngại về tình trạng bồi đắp và các sự việc nghiêm trọng, trong đó có vấn đề gây tổn hại đến môi trường biển.

Các Bộ trưởng khẳng định lập trường nhất quán về giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật Biển 1982, kêu gọi kiềm chế, không quân sự hóa, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Hội nghị cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hoan nghênh việc nối lại đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, nhấn mạnh sự cần thiết duy trì môi trường thuận lợi cho đàm phán COC và tiếp tục nỗ lực hướng tới bộ COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật Biển 1982.

Các nước nhấn mạnh cần triển khai toàn diện và kịp thời Đồng thuận 5 điểm tại Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN tháng 4/2021. Các nước khẳng định mong muốn của ASEAN, hỗ trợ Mi-an-ma, thành viên trong gia đình ASEAN, vượt qua khó khăn, tìm kiếm giải pháp cho những phức tạp hiện nay vì lợi ích của người dân. Các nước cũng dành nhiều thời gian trao đổi về Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN tới Mi-an-ma.

Các Bộ trưởng nhất trí cần khẩn trương triển khai hỗ trợ nhân đạo cho Mi-an-ma ứng phó với đại dịch Covid-19 thông qua Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và quản lý thiên tai (AHA).

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của Chủ tịch Bru-nây trong thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng cũng như hiện thực hóa các ưu tiên, sáng kiến trong năm 2021 dưới chủ đề “Cùng quan tâm, cùng chuẩn bị, cùng thịnh vượng”.

Bộ trưởng nhấn mạnh đoàn kết và thống nhất là nền tảng cho sức mạnh của ASEAN, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn. Tinh thần ấy đã được thể hiện xuyên suốt hơn nửa thế kỷ qua và được minh chứng rõ nét trong cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay. Trong các nỗ lực ứng phó dịch bệnh, Bộ trưởng chia sẻ ý nghĩa thiết yếu của vắc-xin, đề nghị ASEAN tận dụng hiệu quả các cơ hội hợp tác với các đối tác, nhất là trong mua sắm và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin.

Bộ trưởng nhấn mạnh, trước tác động kinh tế-xã hội nặng nề của đại dịch, hơn bao giờ hết, ASEAN cần phát huy mạnh mẽ nội lực của một Cộng đồng tự cường và gắn kết, khẳng định vai trò và trách nhiệm với chính sự phát triển của khu vực; do vậy, phát triển tiểu vùng là một phần không thể tách rời của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, có ý nghĩa quan trọng đối với các nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển và phục hồi sau dịch bệnh. Bộ trưởng đánh giá cao tiến độ triển khai kết quả năm 2020, khẳng định Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực và có trách nhiệm vào quá trình xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025; đồng thời, cảm ơn sự ủng hộ của các nước đối với sáng kiến tổ chức Diễn đàn hợp tác Tiểu vùng cuối năm nay.

Về quan hệ đối ngoại của ASEAN, Bộ trưởng chia sẻ nhận định về những chuyển động mới trong chính sách, quan hệ và cạnh tranh giữa các nước lớn đang đặt ra cho ASEAN cả thách thức và cơ hội. Trong bối cảnh đó, ASEAN cần tiếp tục phát huy vai trò của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, đồng thời đề cao đoàn kết, phát huy nội lực và bảo đảm tiếng nói chung và cách tiếp cận cân bằng trong quan hệ với các đối tác, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.

Chiều 2/8, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ tham dự các Hội nghị hội đồng Cộng đồng Chính trị - an ninh ASEAN (APSC), Hội đồng điều phối ASEAN, Ủy ban khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), và Phiên đối thoại với các Đại diện Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR).

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Cùng hướng đến môi trường làm việc thân thiện

Xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Cùng hướng đến môi trường làm việc thân thiện

Việc xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Đó là kinh nghiệm được Công ty TNHH Thương mại Việt Tuấn (quận Long Biên, Hà Nội) đúc kết, triển khai hiệu quả và được các cấp ghi nhận, đánh giá cao.
Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tiềm năng tạo nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông, nhưng cần thực hiện minh bạch, công bằng và có sự giám sát chặt chẽ.
Giá USD tăng mạnh, lần đầu chạm mốc 26.000 đồng

Giá USD tăng mạnh, lần đầu chạm mốc 26.000 đồng

Sáng 3/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tại 24.854 đồng, tăng nhẹ 3 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán trong vùng 23.611 - 26.096 đồng 1 USD.
400 võ sĩ tranh tài Giải vô địch các đội mạnh toàn quốc môn Kickboxing năm 2025

400 võ sĩ tranh tài Giải vô địch các đội mạnh toàn quốc môn Kickboxing năm 2025

Tối 2/4, Giải vô địch các đội mạnh toàn quốc môn Kickboxing năm 2025 đã khai mạc tại thành phố Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, với sự tham gia tranh tài của 400 võ sĩ thuộc 38 đoàn trên cả nước.
Dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia. Từ ngày 21 đến ngày 28/4, thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trước đó, các em có 4 ngày để đăng ký thử.
Việt Nam để Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone trong 2 ngày

Việt Nam để Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone trong 2 ngày

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định để tang đồng chí Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày, từ 4 đến 5/4/2025.
Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Trong bối cảnh giá bất động sản liên tục gia tăng kéo theo chỉ số tiêu dùng tăng, việc Chính phủ đẩy nhanh phát triển thị trường nhà ở xã hội để hiện thực hóa mục tiêu người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp cũng có chỗ để an cư là chính sách nhân văn. Với các địa phương khác, những quy định liên quan đến tiêu chí thu nhập không vấn đề, song đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh áp dụng như hiện tại người lao động rất khó mua được nhà, nên chăng cần phải có những quy định đặc thù.

Tin khác

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Ban Chỉ đạo Thành ủy đã giao Đảng ủy UBND Thành phố chủ trì công việc này, phương án sắp xếp phải bảo đảm vừa đúng chỉ đạo của Trung ương, vừa giữ được những đặc trưng văn hóa, lịch sử của Thủ đô, đồng thời, bảo đảm không gian phát triển tốt nhất gắn với quy hoạch cho từng địa phương.
Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố. Dự thảo do Sở Nội vụ tiến hành xây dựng, căn cứ văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025

Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025

Tại hội nghị giao ban Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý I/2025, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã báo cáo về công tác quản lý đất đai tại các quận, huyện, thị xã trong quá trình từ nay đến khi hoàn thành việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Tiếp tục chương trình công tác tại Australia và New Zealand, từ ngày 31/3 đến ngày 3/4/2025, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố làm trưởng đoàn thăm và làm việc tại Australia.
Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Theo Bộ Tư pháp, 6 tháng đầu năm 2025, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt kết quả đáng khích lệ, đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW.
Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Là phóng viên chuyên trách mảng Lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội đến nay đã 24 năm, ngoài thực hiện tin, bài về chủ trương, chính sách, tôi còn có cơ duyên trở thành “chuyên gia bất đắc dĩ” trong vai trò là người dẫn chương trình các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến truyền thông về chính sách do Báo Lao động Thủ đô chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Hành trình khẳng định thương hiệu

Hành trình khẳng định thương hiệu

Trong nhiều lần thăm, làm việc với Báo Lao động Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Báo Lao động Thủ đô đối với sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô. Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình là tuyên truyền kịp thời, chính xác mọi mặt hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô và tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; đội ngũ cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô tự hào về tờ báo của mình.
32 năm chuyện của chúng tôi

32 năm chuyện của chúng tôi

Tính đến thời điểm này, Báo Lao động Thủ đô tròn 32 năm kể từ ngày phát hành số báo đầu tiên. Và năm nay, theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, cùng với hệ thống báo chí cả nước, trong đó các cơ quan báo chí Thủ đô sẽ được tổ chức lại để hoạt động theo mô hình mới. 32 năm qua, người đã nghỉ hưu, người chuyển cơ quan khác, song với “đại gia đình ngôi nhà Lao động Thủ đô” được làm việc, cống hiến tại địa chỉ 1A Yết Kiêu là cả quãng thời gian tươi đẹp. Chính nhờ Lao động Thủ đô mà mỗi người đều có những kỷ niệm đáng nhớ trong đời làm báo. Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32, Báo Lao động Thủ đô xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các bác, các anh, các chị và các cộng tác viên đã đồng hành với báo, đồng thời giới thiệu những “thước phim” của các cán bộ, phóng viên, người lao động đang làm việc tại Tòa soạn.
Niềm vui mỗi lần nhận giải

Niềm vui mỗi lần nhận giải

Với tôi, mỗi lần được nhận giải thưởng là một lần may mắn. Nhưng, cũng không thể phủ nhận, để tác phẩm được công nhận và giành giải thưởng ở cuộc thi nào đó là cả một hành trình không hề dễ dàng, rất tốn thời gian, tâm sức và cần nhiều sự ủng hộ từ Ban Biên tập tòa soạn cũng như đồng nghiệp trong cơ quan.
Xem thêm
Phiên bản di động