“Kênh” thoát nghèo của đoàn viên

(LĐTĐ) Những năm qua, Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) đã giúp nhiều đoàn viên Công đoàn có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống; là điểm tựa vững chắc, tạo động lực cho đoàn viên, người lao động nghèo.
Điểm tựa giúp đoàn viên thoát nghèo Vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn Công đoàn

Giúp đoàn viên tăng thu nhập, cải thiện đời sống

Thời gian qua, được tiếp cận với nguồn vốn vay của Quỹ Trợ vốn, nhiều đoàn viên, CNVCLĐ đã sử dụng nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống cho bản thân và gia đình, trong đó có một số mô hình vay vốn sản xuất đạt hiệu quả cao. Điển hình là trường hợp chị Lê Thị Xuân Phương - giáo viên Trường Mầm non Sen Chiểu (huyện Phúc Thọ).

Lương giáo viên mầm non không cao, chồng ở nhà không có việc làm ổn định, lại nuôi bố mẹ già và hai con nhỏ, trước đây, kinh tế gia đình chị Phương luôn chật vật, bấp bênh. Sẵn có đất vườn của gia đình, chị Phương quyết tâm quy hoạch, đầu tư làm trang trại với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình. Sau khi vay mượn của người thân, bạn bè được chút vốn để xây dựng cơ sở vật chất, chuồng trại cũng là lúc chị Phương “cạn vốn” để mua con giống.

“Kênh” thoát nghèo của đoàn viên
Quỹ Trợ vốn đã giúp nhiều đoàn viên Công đoàn có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

May mắn cho chị Phương khi thông qua Công đoàn Trường Mầm non Sen Chiểu và từ hướng dẫn của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ, chị đã được Quỹ Trợ vốn cho vay 30 triệu đồng. Nguồn vốn không lớn nhưng là sự hỗ trợ rất kịp thời giúp chị mua được gà giống, lợn giống về phát triển kinh tế trang trại. Nhờ sử dụng đồng vốn hiệu quả, hiện trang trại của gia đình chị Phương ngày càng được mở rộng quy mô. Trong đó, chủ yếu nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, nuôi cá mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm (sau khi trừ chi phí) cho gia đình.

“Nguồn vốn của Công đoàn thật sự có ý nghĩa với những đoàn viên khó khăn như tôi. Nguồn vốn được giải ngân phù hợp, đúng mục đích sử dụng của người cần vốn giúp tạo đà phát triển mạnh hơn, đoàn viên cũng tránh tiếp xúc với nguồn vốn không chính thống”, chị Phương bày tỏ.

Tương tự, anh Nguyễn Công Phúc (sinh năm 1979) là đoàn viên Công đoàn xã Đức Giang (huyện Hoài Đức). Trước đây, cuộc sống của gia đình anh Phúc tương đối khó khăn khi mọi chi tiêu sinh hoạt của 4 nhân khẩu trong gia đình đều phụ thuộc vào tiền phụ cấp xã đội phó (hơn 4 triệu đồng/tháng) của anh và tiền lương công nhân ít ỏi của vợ. Ngoài công việc chính, anh Phúc cũng phải kiếm thêm nhiều nghề để xoay sở cuộc sống.

Để cải thiện đời sống gia đình, anh Phúc suy nghĩ đến việc sẽ trồng cây ăn quả, chăn nuôi, gia tăng sản xuất từ những diện tích bỏ hoang quanh nhà. Tuy nhiên, thời điểm ấy, tiền lương của hai vợ chồng anh chỉ đủ nuôi con ăn học và trang trải cuộc sống, chưa có nhiều tiền dư để bắt đầu làm vốn. Đầu năm 2018, khi biết đến nguồn vốn vay của Quỹ Trợ vốn qua Công đoàn xã Đức Giang, anh Phúc mạnh dạn làm đơn đăng ký. Giữa lúc khó khăn, nguồn vốn như là chiếc phao cứu sinh của anh. Số vốn tuy không nhiều nhưng trong thời gian đầu cũng đủ để anh mua 100 con gà, trồng cây, đầu tư thêm để mở rộng phần ao. Hai năm sau, mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi của gia đình anh Phúc đã từng bước đi vào ổn định và mang lại thu nhập.

Trên đà phát triển, sau khi tất toán khoản vay, với mong muốn mở rộng thêm quy mô trồng trọt, chăn nuôi, anh Phúc tiếp tục vay thêm với số tiền vay là 30 triệu. Với số tiền vay mới cùng với tiền lãi những năm trước đó, anh Phúc tiếp tục đầu tư xây thêm chuồng, thả thêm cá, nuôi hàng trăm con gà, ngan, tạo việc làm thêm cho mọi người trong gia đình. Đến nay, sau hơn 5 năm mở rộng quy mô, diện tích trồng trọt, chăn nuôi của gia đình anh phúc rộng gần 3.000 mét vuông, chủ yếu nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá và trồng cây ăn quả. Tổng đàn giai đoạn cao điểm gồm 400 con gà, 300 con ngan, hàng chục cây ăn quả.

Trong những năm qua, còn có nhiều mô hình vay vốn đạt kết quả cao như: Mô hình nuôi gà của đoàn viên Vũ Thị Thu tại Công đoàn Trường Mầm non Sài Sơn A (LĐLĐ huyện Quốc Oai) đã tạo thu nhập bình quân ổn định từ 2,5-3 triệu đồng/tháng.Hay trường hợp đoàn viên Nguyễn Thị Như Quỳnh công tác tại Trường Mầm non Xuân Giang (LĐLĐ huyện Sóc Sơn), vay vốn đầu tư nuôi 1.000 đôi chim bồ câu, mỗi tháng thu nhập trung bình 2,5 triệu đồng/tháng, tạo thêm 1 việc làm mới cho người thân đoàn viên vay vốn…

Hỗ trợ trên 11.500 lượt đoàn viên

Ngoài những trường hợp cụ thể đã được kể ở trên, còn rất nhiều đoàn viên, CNVCLĐ thời gian qua đã được Quỹ hỗ trợ vốn vay để phát triển kinh tế gia đình. Theo báo cáo, trong nhiệm kỳ qua, Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình với nguồn vốn được giao quản lý trên 69,3 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, đã phối hợp với LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cơ sở (CĐCS) thẩm định, giải ngân 283,1 tỷ đồng cho hơn 11.500 lượt đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống, tạo việc làm mới cho hơn 11.500 người. Đã có gần 3.000 đoàn viên, CNVCLĐ tại 179 CĐCS tiếp cận nguồn vốn, với số tiền giải ngân trên 73,5 tỷ đồng; xét duyệt 36 dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, với số tiền giải ngân 6,3 tỷ đồng cho 120 hộ gia đình đoàn viên, CNVCLĐ.

Thông qua hoạt động của Quỹ Trợ vốn đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, CNVCLĐ, hạn chế và đẩy lùi tình trạng “tín dụng đen” trên địa bàn Thủ đô. Có thể kể đến, riêng trong năm 2022, tổng số tiền Quỹ Trợ vốn đã giải ngân là trên 59,8 tỷ đồng, giải quyết cho 1.997 đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn tại 138 CĐCS. Trong đó, đã có 831 đoàn viên, CNVCLĐ tại 38 CĐCS lần đầu được tiếp cận với nguồn vốn vay của Quỹ trợ vốn tương ứng với số vốn giải ngân khoảng 24,8 tỷ đồng. Cụ thể, Quỹ đã triển khai cho: 1.425 người vay vốn trong sản xuất kinh doanh cải thiện thu nhập với số tiền giải ngân trên 42,7 tỷ đồng; 552 người vay vốn cải thiện phương tiện sinh hoạt với số tiền giải ngân trên 16 tỷ đồng; 14 người vay vốn cải thiện nhà ở với số tiền giải ngân 560 triệu đồng; 6 người vay vốn hỗ trợ học nghề với số tiền giải ngân 180 triệu đồng.

Được biết, công tác giải ngân diễn ra tuyệt đối an toàn, đúng đối tượng, quy trình vay vốn từng bước được cải tiến và ngày càng hoàn thiện theo đúng trình tự, thủ tục đảm bảo tuân thủ nghiêm 7 quy trình vay vốn. Hình thức giải ngân bằng chuyển khoản dần thay thế hình thức giải ngân bằng tiền mặt giúp Quỹ trợ vốn đảm bảo an toàn công tác giải ngân, tiết kiệm chi phí. Cùng đó, công tác kiểm tra thực tế sử dụng nguồn vốn vay tại cơ sở được Quỹ tăng cường nhằm đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động