Kế hoạch hóa gia đình góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
Bảo đảm chất lượng cuộc sống
Các kết quả công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đạt được đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện đời sống nhân dân.
Người dân cần được trang bị các kiến thức sức khỏe tiền hôn nhân (Ảnh minh họa, chụp trước các đợt dịch Covid-19 bùng phát). |
Nhờ thành công của chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình đã góp phần hạn chế việc tăng thêm 20 triệu người trong những thập kỷ qua, tiết kiệm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội. Theo kinh nghiệm của quốc tế, nếu chi 1 USD cho kế hoạch hóa gia đình thì sẽ tiết kiệm được 31 USD chi cho xã hội. Kết quả công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đã làm tăng GDP bình quân đầu người khoảng 2%/năm, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của đất nước.
Tuy nhiên, thách thức trong công tác dân số thời gian tới là rất lớn đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong những năm tới số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta vẫn tiếp tục gia tăng và đạt cực đại vào năm 2027-2028. Do vậy nhu cầu các biện pháp tránh thai, nhu cầu kế hoạch hóa gia đình vẫn gia tăng trong thời gian tới.
Đặc biệt độ tuổi vị thành niên, thanh niên cần được quan tâm hơn. Họ là những đối tượng phải đương đầu với nhiều nguy cơ và thách thức liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục do thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để chăm sóc bản thân. Tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên, thanh niên còn cao. Tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến, tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình còn một số hạn chế.
Do đó giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình chính là một trong những cách thức đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Trong đó phòng tránh thai mang lại rất nhiều lợi ích, giúp mỗi gia đình chủ động trong việc sinh con, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Lợi ích của việc phòng tránh thai giúp mỗi gia đình có đủ 2 con, không sinh quá nhiều. Từ đó, có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn, nâng cao được đời sống, kinh tế của mỗi gia đình.
Chủ động hành vi mang thai vì lợi ích của chính mình và cộng đồng
Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi phút có 38 ca phá thai không an toàn, cứ mỗi 8 phút lại có một ca chết mẹ do phá thai không an toàn. Theo đó, hàng năm có khoảng 85 triệu ca có thai ngoài ý muốn, trong đó có 42 triệu ca kết thúc bằng phá thai; 20 - 22 triệu ca phá thai không an toàn; có tới 47.000 ca tử vong mẹ là do phá thai không an toàn (chiếm 13%).
Mỗi năm thế giới có khoảng 5 triệu phụ nữ tàn tật do các biến chứng của phẫu thuật không an toàn và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ phá thai giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển (29/1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ so với 24/1.000).
Tuy nhiên, phẫu thuật không an toàn lại chủ yếu xảy ra ở các nước đang phát triển. Có tới 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25... Tính tới thời điểm năm 2015, có khoảng 12,7 triệu trẻ em gái vị thành niên trong độ tuổi từ 15 - 19 sinh sống tại các nước đang phát triển có nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng. Ở các quốc gia đang phát triển, ước tính hàng năm có khoảng 14,5 triệu trẻ em gái trong cùng lứa tuổi này đã sinh con.
Tại Việt Nam, theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), hàng năm có khoảng 250.000 - 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Tỷ số phá thai đã giảm nhưng vẫn còn cao. Nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn do không áp dụng biện pháp tránh thai chiếm 55,6%; do thất bại của các biện pháp tránh thai là 39,5% (sử dụng không đúng cách, sử dụng các biện pháp tránh thai truyền thống kém hiệu quả); do nhu cầu không được đáp ứng - có nhu cầu kế hoạch hóa gia đình nhưng không được cung cấp biện pháp tránh thai, không tiếp cận được dịch vụ.
Ngày 26/9/2007, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày tránh thai Thế giới, lần đầu tiên được tổ chức năm 2007 tại châu Âu. Ngày tránh thai Thế giới có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.
Mục tiêu của Ngày tránh thai Thế giới nhằm cải thiện nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội đặc biệt là giới trẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các biện pháp tránh thai để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản.
Ngày tránh thai Thế giới năm nay với chủ đề “Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn” nhằm khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động về hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38