Huyện Đan Phượng: Thêm nhiều xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sau thời gian nỗ lực nâng cao chất lượng các tiêu chí, mới đây nhiều xã của huyện Đan Phượng đã cán đích nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Những con đường hoa kiểu mẫu Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm vươn lên địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao nhất cả nước Phát huy vai trò người cao tuổi trong xây dựng nông thôn mới

Mới đây, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng đã tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Những năm qua, xã Đan Phượng luôn là điểm sáng, lá cờ đầu của huyện và Thành phố trong công tác xây dựng nông thôn mới. Ngay từ năm 2018, xã đã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2 đạt kết quả cao, về đích trước thời hạn, được UBND thành phố Hà Nội công nhận là một trong 3 xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Không dừng lại ở đó, Đảng bộ, chính quyền xã Đan Phượng đã tích cực, chủ động với quyết tâm và nỗ lực cao nhất, lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội quyết tâm xây dựng xã nông thôn thôn mới kiểu mẫu trước khi trở thành phường.

Huyện Đan Phượng: Thêm nhiều xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao
Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải trao Bằng công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đan Phượng.

Về phát triển kinh tế, Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tổng giá trị sản xuất năm 2021 đạt trên 726 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý. Giá trị các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2021 đạt gần 77 triệu đồng, một người, một năm.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển. Trên địa bàn xã có 1 cụm công nghiệp làng nghề, diện tích 28ha đang hoạt động hiệu quả, thu hút và giải quyết việt làm cho hàng nghìn lao động địa phương cho thu nhập khá và ổn định.

Mới đây, dự án Khu công nghiệp Đan Phượng giai đoạn 2 tiếp tục được khởi công với quy mô 6,8ha, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đồng bộ, hiện đại nhằm giải quyết nhu cầu về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hữu cơ, áp dụng công nghệ cao và tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần quan trọng ổn định và nâng cao thu nhập của nông dân. Đến nay, cơ bản hình thành cánh đồng mẫu lớn, sản xuất theo hướng chuyên canh và lập các dự án đầu tư có trọng tâm, trọng điểm ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất, từng bước hình thành chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm.

Tính đến hết năm 2021, tổng diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao chiếm trên 60% tổng diện tích gieo trồng. Giá trị bình quân trên một héc-ta canh tác tăng cao, ước đạt trên 374 triệu đồng. Điển hình là 6 mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, công nghệ cao có hiệu quả với tổng diện tích 13,3ha trồng rau hữu cơ, nấm, đông trùng hạ thảo cho giá trị kinh tế cao.

Đan Phượng đã, đang xây dựng và nhân rộng mô hình mới kết hợp sản xuất với du lịch trải nghiệm bước đầu cho hiệu quả. Tiêu biểu là hộ gia đình ông bà Hợi Hường, thôn Đoài Khê. Trên diện tích khoảng 4ha, gia đình ông Hợi đã đầu tư trồng nho theo hướng ứng dụng công nghệ cao để sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín, chỗ đứng trên thị trường. Phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, bên cạnh hiệu quả về kinh tế, vườn nho hạ đen của gia đình ông Hợi còn là điểm đến tham quan, trải nghiệm của nhiều người dân và du khách trong những ngày cuối tuần.

Huyện Đan Phượng: Thêm nhiều xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao
Bà Nguyễn Thị Kim Cúc - Bí thư Đảng ủy xã Đan Phượng trao giấy khen cho các tập thể có thành tích trong quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Song với phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền và tầng lớp nhân dân trong xã đã có nhiều cố gắng, nỗ lực đẩy mạnh phát triển văn hóa đạt nhiều kết quả quan trọng.

Sự nghiệp giáo dục luôn được quan tâm phát triển toàn diện, cơ sở vật chất các nhà trường được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang và hiện đại, mở rộng về quy mô góp phần thực hiện tốt các đề an giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhà trường 3 cấp học đều đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, trường tiểu học và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tiếp tục chuyển biến và có nhiều tiến bộ; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, chất lượng đội ngũ được nâng lên; đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2015 - 2020. Bước đầu triển khai đề án xây dựng mô hình trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, đề án quản lý các bệnh mãn tính không lây nhiễm có hiệu quả. Công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt.

Kinh tế phát triển, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao là tiền đề thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh, nhất là ở các thôn, cụm dân cư với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều từng độ tuổi thu hút đông đảo người dân tham gia. Sân chơi thể thao và bộ dụng cụ tập thể thao ngoài trời được quan tâm đầu tư, nhận được sự nhiệt tình đón nhận của người dân.

Các giá trị tinh thần ngày càng được coi trọng. Công tác bảo tồn, tôn tạo, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được cấp ủy, chính quyền và nhân dân đặc biệt quan tâm. Xã Đan Phượng có 6 di tích lịch sử, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt là đình Đại Phùng. Công trình luôn được nhân dân chăm lo, giữ gìn, trung tu, bảo vệ. Đây là những công trình văn hóa quý hiếm của xứ Đoài và là điểm đến của nhiều du khách.

Khu Đô thị sinh thái cao cấp DIA diện tích 45ha, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía tây. Năm 2020 đã được Thành phố ra quyết định công nhận điểm du lịch. Hàng năm có hàng nghìn lượt khách đến thăm và đã tạo ấn tượng trong lòng du khách. Với không gian tĩnh, quang cảnh đẹp, an toàn và đảm bảo môi trường, các khu vui chơi, điểm nhấn được đầu tư, tạo cảm giác thoải mái và thực sự là một trong những khu đô thị đáng sống ở Thủ đô. Toàn bộ không gian rộng được trồng bao phủ cây xanh và những vườn hoa rực rỡ, mỗi mùa có một loài hoa đặc trưng đua sắc.

Huyện Đan Phượng: Thêm nhiều xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao
Khu Đô thị sinh thái cao cấp DIA, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân đã góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông dựng nông thôn mới. Từ năm 2019, hưởng ứng phong trào "Giữ gìn thôn, phố sáng xanh sạch, đẹp, an toàn" do huyện phát động, các thôn tích cực chỉnh trang đường làng, ngõ xóm tham gia cuộc thi đạt kết quả cao.

An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Tình hình nông thôn ổn định, Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Với các tiêu chí đạt được trong 5/7 lĩnh vực về tổ chức sản xuất và thu nhập; y tế, giáo dục, du lịch và an ninh trật tự, hành chính công, xã Đan Phượng đã được UBND Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Cùng với Đan Phượng, 2 xã Hạ Mỗ và Thượng Mỗ của huyện Đan Phượng cũng đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao sau gần 10 năm nỗ lực xây dựng và phát triển.

Theo Chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ Nguyễn Văn Hùng, sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2014, xã đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng chương trình đã nhận được sự ủng hộ tích cực, nhiệt tình của bà con nông dân tham gia, ủng hộ tổng kinh phí khoảng 51 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tính từ năm 2016 đến nay, toàn xã đã huy động được khoảng 266 tỷ đồng để hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Huyện Đan Phượng: Thêm nhiều xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao
Nhiều hộ gia đình ở Đan Phượng đã chuyển sang đầu tư trồng nho theo hướng ứng dụng công nghệ cao để sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín, chỗ đứng trên thị trường.

Đến nay, xã Thượng Mỗ đã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao. Hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp ngày một đồng bộ. Đời sống của nhân dân không ngừng cải thiện, thu nhập tính theo đầu người dân cho đến đầu năm 2022 đã đạt khoảng 77 triệu đồng/năm. Từ tháng 7/2021, xã Thượng Mỗ đã không còn hộ nghèo…

Đối với xã Hạ Mỗ, năm 2013 xã là một trong những địa phương đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận về đích nông thôn mới. Với nhận thức xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài, có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Chính vì vậy, chính quyền các cấp và nhân dân xã Hạ Mỗ đã tiếp tục ra sức phấn đấu, thi đua lập nhiều thành tích, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao. Tính từ năm 2016 đến nay, đã có hơn 141 tỷ đồng đã được địa phương huy động để hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Để có được những kết quả này, theo Chủ tịch UBND xã Hạ Mỗ Bùi Tất Thêm, năm 2016 Đảng bộ, chính quyền địa phương đã tổ chức phát động phong trào thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao". Đồng thời, tập trung phát huy nội lực, cũng như đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để huy động đa dạng các nguồn lực, nhất là sự ủng hộ, đóng góp của các tầng lớp nhân dân đối với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Với những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đan Phượng nói chung và với 3 xã Đan Phượng, Thượng Mỗ, Hạ Mỗ nói riêng, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải cho biết, xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, có điểm đầu nhưng không có kết thúc. Chính vì vậy, các cấp chính quyền và nhân dân cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo; tập trung xây dựng, phát triển xã theo hướng đô thị, bền vững.

Có thể thấy, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao các xã đã nghiêm túc quán triệt, triển khai đồng bộ các văn bản chỉ đạo của thành phố Hà Nội, huyện Đan Phượng. Đồng thời, phân công trách nhiệm cụ thể, rõ người, rõ việc và thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở; kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, vướng mắc ở cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện.

Nguyễn Nga

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động