Doanh nghiệp vận tải TP.HCM chật vật vì giá xăng dầu tăng "phi mã"

(LĐTĐ) Giá xăng dầu tăng liên tục từ tháng 12/2021 đến nay, khiến nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách bị ảnh hưởng nặng, nhiều doanh nghiệp trong số đó đã phải tăng giá cước để bù lại chi phí dôi ra do giá xăng dầu tăng cao.
Phụ huynh TP.HCM áp lực vì con quay lại học trực tuyến sau vài ngày đến trường F0 trong trường học tại TP.HCM dao động khoảng 200-300 ca/ngày Thân nhân ở TP.HCM, đau xót đón thi thể 4 nạn nhân vụ chìm ca nô ở Quảng Nam

Chật vật vì giá xăng dầu

Vừa hoạt động ổn định trở lại sau dịp Tết Nguyên đán 2022 chưa được bao lâu, nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách phải "than trời" khi giá xăng tăng phi mã. Trong kỳ điều hành giá ngày 1/3 của liên Bộ Công Thương - Tài chính, mỗi lít xăng E5 RON 92 giá 26.070 đồng, xăng RON 95 là 26.830 đồng, dầu diesel là 21.310 đồng một lít. Đây đã là lần tăng thứ 6 liên tiếp của giá xăng trong nước từ giữa tháng 12/2021 đến nay.

Giá xăng tăng quá nhanh, khiến các doanh nghiệp vận tải hành khách trở tay không kịp, doanh thu theo đó cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, họ cũng không thể tăng giá cước một các "chóng vánh" như giá xăng, vì tăng giá cước đồng nghĩa với việc có thể mất khách hàng. Trong khi đó, giá xăng dù tăng cao đến đâu, thì khách hàng vẫn luôn trung thành, vì đây "máu huyết" của phương tiện vận tải.

Doanh nghiệp vận tải TP.HCM chật vật vì giá xăng dầu tăng
Các tài xế xe khách chật vật vì giá xăng tăng cao, trong khi lượng khách lại giảm.

"Khách hay hàng đến nay chưa ổn định lắm, nhưng giá xăng dầu lại cao ngất ngưỡng. Chúng tôi hoạt động lại ở giữa tháng 11/2021 và tận đến hơn 20 Tết Âm lịch xe mới bắt đầu có khách để chở. Những ngày tháng về trước, đã có lúc tôi định từ bỏ nghề, bán xe để trả nợ", ông Trương Bích, chủ xe Sáu Tình, tuyến xe Đà Nẵng - TP.HCM nói.

Ông Bích hiện là trụ cột chính của gia đình gồm 4 thành viên, thu nhập hàng tháng của ông trong thời điểm dịch bệnh có lúc không tới 6 triệu. Chi phí sinh hoạt, học phí cho con cái... đè nặng khiến ông phải chạy vạy, làm thêm nghề tay trái để có đồng ra đồng vào.

Lý giải về ý định bán xe để trả nợ, ông Bích cho biết, cách đây vài năm, ông đã phải đi vay ngân hàng góp với tiền tiết kiệm và vay mượn của người thân để mua xe khách, mới mong muốn sau này sẽ có cuộc sống no ấm hơn. Nhưng trong năm 2021, khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, ông buộc phải cho xe "phơi nắng" suốt nhiều tháng trời, chi phí sinh hoạt cộng với lãi suất ngân hàng khiến ông phải nghĩ đến phương án cuối cùng là bán xe để trả nợ.

"Bây giờ hết dịch nên cũng đỡ hơn một chút, trung bình mỗi ngày cao nhất có 25 khách với giá vé 450.000 đồng/người. Hàng hóa sụt giảm nhiều so với ngày 20 Tết âm lịch. Tính hết chi phí xăng dầu, lương nhân viên, thì lời còn vài trăm nghìn. Giá cả tăng cao, dịch bệnh chưa hết thì có đồng vào đồng ra là mừng rồi", ông Bích nói.

Doanh nghiệp vận tải TP.HCM chật vật vì giá xăng dầu tăng
Ngành vận tải hành khách sau 1 năm chống chọi với dịch bệnh, đến nay vẫn chưa hoàn toàn hồi phục.

Cùng chung cảnh ngộ, Bà Hồ Thị Thu Phượng (chủ nhà xe Phương Sa, tuyến Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu đi bến xe Miền Đông) cho biết, vào năm 2020, bà có 4 chiếc xe hoạt động ở bến Miền Đông. Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh, bà Phượng đã bán bớt 2 chiếc để trả lãi ngân hàng đã vay mua xe trước đó.

Bà Phượng cho rằng, tình hình làm ăn nhà xe của mình chỉ mới ở mức tạm ổn thời điểm cận và sau Tết. Hiện nay, bà vẫn đang gặp khó vì giá xăng dầu lại tăng cao chóng mặt.

"Bình quân mỗi tháng tôi trả lãi ngân hàng cho 2 chiếc xe còn lại, khoảng gần 50 triệu đồng. Những khoản thanh toán này phải đủ và đúng hạn, nếu không sẽ bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng. Và tôi là điển hình của những người nộp lãi trễ, phạt là chuyện bình thường", bà Phượng nói.

Doanh nghiệp xin tăng cước

Chia sẻ với phóng viên, ông Tạ Long Hỷ, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun Taxi) cho biết, với tình hình giá xăng dầu tăng phi mã như hiện tại, các doanh nghiệp taxi chỉ có hai phương án là tăng giá cước hoặc chấp nhận lỗ. Tuy nhiên, dù chọn bất kỳ phương án nào cũng sẽ có thiệt hại ít nhiều cho các doanh nghiệp.

"Các doanh nghiệp taxi bây giờ chịu cũng hết nổi rồi, có lẽ sẽ tăng giá cước. Tuy nhiên việc tăng giá như thế nào và khi nào vẫn chưa biết. Nếu tăng giá cao để bù lại mức tăng của xăng dầu thì sợ mất khách, không tăng thì chịu lỗ còn tăng ít thì không ăn thua. Doanh nghiệp hiện vừa hoạt động vừa trông chờ xem giá xăng diễn biến thế nào để có quyết định tăng cước hay không", ông Hỷ nói.

Doanh nghiệp vận tải TP.HCM chật vật vì giá xăng dầu tăng
Hiện nhiều doanh nghiệp vận tải đã xin tăng giá cước 20% tại Bến xe Miền Đông.

Ông Hỷ cho biết thêm, xăng dầu đối với các phương tiện vận tải là "máu huyết" vì thế nếu muốn hoạt động thì cần phải có xăng dầu. Hiện nay, trong cơ cấu giá thành thì nhiên liệu chiếm từ 25-30%, do đó, nếu xăng dầu vẫn tiếp tục tăng thì sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

"Xăng dầu tăng thì giá cước tăng, mà khi đó nhiều loại hàng hóa khác cũng tăng theo. Hệ lụy là người dân chịu hết", ông Hỷ nói.

Liên quan đến việc này, ông Đỗ Phú Đạt, Phó Giám đốc Bến xe Miền Đông thông tin, hiện tại đơn vị đã nhận được kê khai điều chỉnh giá vé tăng 20% của 11 doanh nghiệp vận tải đang hoạt động tại bến. Theo quy định liên quan đến kê khai giá vé vận tải hành khách, các đơn vị sẽ gửi đề xuất lên cơ quan quản lý là Sở Giao thông Vận tải ở các tỉnh/thành phố.

Hiện, có 140/153 đơn vị vận tải đã hoạt động trở lại tại bến kể từ sau khi thành phố Hồ Chí Minh khôi phục kinh tế trong trạng thái "bình thường mới". Tuy nhiên, lượng khách bình quân đạt khoảng 7.000 khách/ngày, con số này chỉ đạt 42% so với tháng 2/2021, còn so với thời gian trước dịch chỉ đạt khoảng 32%.

Đây là các nguyên nhân khiến đơn vị vận tải phải điều chỉnh tăng giá vé lên 20%. Nếu tính từ đầu năm 2022 cho tới kỳ điều chỉnh ngày 1/3, giá xăng dầu tăng khoảng 6%. Trong khi đó, do tác động của dịch Covid-19 nên nhu cầu đi lại của người dân chưa thể phục hồi như trước. Lượng khách chỉ còn khoảng 40% – 50% so với cùng kỳ các năm.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

(LĐTĐ) Trong phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã trả lời về việc ...
Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

(LĐTĐ) GS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng Hà Nội cần bổ sung chính ...
Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Làng Yên Trường, xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một ngôi làng cổ nổi tiếng. Ít ai biết, ngoài nếp rêu phong mà ít nơi có được ...
Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

(LĐTĐ) Trong thời đại bùng nổ dữ liệu và chia sẻ toàn cầu trên mạng Internet hiện nay, báo chí cách mạng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, ...
Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

(LĐTĐ) Làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học ...
Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

(LĐTĐ) Với chiêu thức dụ dỗ, lôi kéo tinh vi, thời gian qua, loại hình “tour du lịch 0 đồng” đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Đối tượng bị lôi ...
Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, việc xây dựng đời sống văn hóa và đô thị văn minh luôn được các cấp, ngành, địa phương tại Hà Nội dốc sức thực hiện. “Quả ...

Tin khác

Thị trường ô tô: Cạnh tranh mạnh, khách hàng có được lợi?

Thị trường ô tô: Cạnh tranh mạnh, khách hàng có được lợi?

(LĐTĐ) Theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN đạt tỉ lệ nội địa hóa trên 40%, tiếp tục được miễn thuế nhập khẩu thêm 5 năm (đến năm 2027). Điều này khiến xe nhập khẩu từ các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia có sức cạnh tranh rất lớn tại thị trường Việt Nam. Điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về giá. Vấn đề đặt ra, người tiêu dùng được hưởng lợi thế nào?
Xây dựng cơ chế thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu

Xây dựng cơ chế thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng nay (20/3), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo “Tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư tại Việt Nam”. Nhiều kiến nghị từ các doanh nghiệp nước ngoài, các chuyên gia đã được đưa ra để bàn thảo.
Giá vàng miếng đồng loạt tăng

Giá vàng miếng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Nối tiếp đà tăng giá từ các phiên giao dịch trước đó, sáng nay (18/3) giá vàng miếng SJC tăng gần nửa triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới bất ngờ tăng kỷ lục, sát mốc 2.000 USD/ounce.
Vì sao khó bỏ giá trần vé máy bay?

Vì sao khó bỏ giá trần vé máy bay?

(LĐTĐ) Câu chuyện giá trần vé máy bay lại nóng lên khi mới đây, đại diện các hãng hàng không thêm một lần nữa kiến nghị bỏ giá trần vé máy bay nội địa đối với những đường bay có từ 3 hãng khai thác trở lên. Lý do được các hãng đưa ra là đảm bảo đa dạng chính sách giá để cung ứng sản phẩm chất lượng tốt nhất đến khách hàng.
Nên có công cụ để giám sát giá

Nên có công cụ để giám sát giá

(LĐTĐ) Một số chuyên gia đề xuất cần bỏ khung giá trần vé máy bay để giá vé máy bay theo cơ chế thị trường, tạo nền tảng phát triển lành mạnh cho các hãng hàng không. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng, việc bỏ giá trần vé máy bay dễ dẫn đến việc được tự định giá tự tăng giá, các doanh nghiệp khác cũng sẽ tăng theo và người tiêu dùng bị ảnh hưởng.
Cần cơ chế phù hợp để đảm bảo an toàn cho giao dịch bất động sản

Cần cơ chế phù hợp để đảm bảo an toàn cho giao dịch bất động sản

(LĐTĐ) Trường Đại học Chu Văn An vừa phối hợp với Hiệp hội công chứng Việt Nam tổ chức hội thảo “Vai trò của công chứng trong đảm bảo an toàn pháp lý giao dịch bất động sản - Nhìn từ góc độ Dự thảo Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi)”.
Nâng cao tính tăng trưởng bền vững từ kinh tế dịch vụ

Nâng cao tính tăng trưởng bền vững từ kinh tế dịch vụ

(LĐTĐ) Tại Việt Nam, khu vực dịch vụ đóng góp 44% cho tăng trưởng GDP, tương đương với đóng góp của khu vực công nghiệp và chiếm 35% việc làm, trong đó có nhiều việc làm nông nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, năng suất và việc làm ở khu vực này còn thấp.
Phát triển nhà ở xã hội ở TP.Hồ Chí Minh: Cần cơ chế để khơi thông nguồn lực

Phát triển nhà ở xã hội ở TP.Hồ Chí Minh: Cần cơ chế để khơi thông nguồn lực

(LĐTĐ) Chính sách quốc gia về xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội (NƠXH) là chủ trương đúng đắn, cấp thiết và đậm tính nhân văn. Tuy nhiên, thành quả và hiệu quả đạt đươc thời gian qua chưa cao, nhất là tại các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều công nhân, người lao động nhập cư.
“Cởi trói” cho đất nông nghiệp

“Cởi trói” cho đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách, pháp luật về đất đai vẫn còn những hạn chế, bất cập dẫn đến sản xuất nông nghiệp quy mô nông hộ nhỏ lẻ, ruộng đất manh mún, phân tán vẫn là rào cản lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Luật Đất đai (sửa đổi) được kỳ vọng sau khi thông qua sẽ "cởi trói" cho đất nông nghiệp.
Giá xăng đồng loạt tăng gần 500 đồng/lít từ 15 giờ ngày 13/3

Giá xăng đồng loạt tăng gần 500 đồng/lít từ 15 giờ ngày 13/3

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 13/3, giá bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu phổ biến trên thị trường được điều chỉ tăng đồng loạt; theo đó, mỗi lít xăng tăng 385 - 493 đồng, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng thêm 247 - 724 đồng/lít.
Xem thêm
Phiên bản di động