Hồi sinh sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh

(LĐTĐ) Ngày 7/7, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học: “Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên hữu nghị Việt - Nhật) và các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch”.
Sông hỏi người… bao giờ xanh trở lại?! Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 14 năm 2021 trao giải Ý tưởng cho dự án cải tạo sông Tô Lịch của JVE Group Khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

Hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Công ty cổ phần Tập đoàn môi trường Nhật Việt (JVE Group) và Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa và khoa học - công nghệ tổ chức.

Dự và phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, các sông nội đô của Hà Nội, như: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống thoát nước chung của thành phố, có giá trị lịch sử, cảnh quan, kiến trúc và môi trường.

Hồi sinh sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh
Toàn cảnh Hội thảo khoa học: “Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên hữu nghị Việt - Nhật) và các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch”

Hiện các sông này đều đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đến nay, Hà Nội chưa có giải pháp mang tính toàn diện để khắc phục, xử lý hiệu quả triệt để. Do vậy, trong công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị đặt ra nhiệm vụ cấp thiết đối với Thành phố là phải phục hồi, làm “sống” lại các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét nhằm nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, kiến trúc, môi trường và hạ tầng kỹ thuật cho khu vực đô thị nội đô.

Đây là một đề án triển khai Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 về xử lý vấn đề môi trường. Đặc biệt, để triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố Hà Nội cũng đã họp và giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp cận tổng thể để xử lý các nội dung liên quan đến sông Tô Lịch.

Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 xác định sông Tô Lịch có nhiệm vụ chính là phục vụ thoát nước cho đô thị, có chức năng là công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật thu gom nước mưa trong phạm vi lưu vực Tô Lịch để tự chảy ra sông Nhuệ khi mực nước sông Nhuệ nhỏ hơn hoặc bằng 3,5m.

Theo đó, Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu nội dung đề xuất của Công ty cổ phần tập đoàn môi trường Nhật Việt JVE là xây dựng dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa – tâm linh (Công viên hữu nghị Việt Nhật).

Hồi sinh sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh
Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành không gia văn hoá - tâm linh. (Ảnh: JVE Group)

Dự án bao gồm các giải pháp tổ chức cảnh quan, xử lý ô nhiễm nước, thoát nước chống ngập kết hợp với ùn tắc giao thông. Việc đề xuất tạo ra các không gian đi bộ và xây dựng các công trình nổi trên mặt sông Tô Lịch mang đậm tính văn hóa lịch sử là một ý tưởng độc đáo, có tính ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, triển khai.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn môi trường Nhật Việt đã giới thiệu tóm tắt dự án đề xuất “Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên hữu nghị Việt - Nhật) và các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch” của công ty.

Theo đó, dự án có tổng chiều dài 12,6km, bắt đầu từ nơi hợp lưu của 5 trục đường giao nhau là: Hoàng Quốc Việt - Lạc Long Quân - Võ Chí Công (đường trên cao) - Hoàng Hoa Thám - Chợ Bưởi (thượng lưu), chạy dài dọc theo sông đến điểm cuối là đập Thanh Liệt (hạ lưu).

Quy mô dự án gồm 2 hạng mục: Hợp phần hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm (ở phía dưới mặt đất) và cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh” (ở phía trên sông Tô Lịch).

Mục đích của dự án là hồi sinh lại dòng sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm, cải tạo sông Tô Lịch thành một điểm đến của lịch sử, văn hóa, một công trình mang dấu ấn nghìn năm văn hiến Thăng Long gắn với lịch sử của Thủ đô Hà Nội và đất nước; phát huy, nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, kiến trúc, môi trường và hạ tầng kỹ thuật cho khu vực nội đô.

Phương án tài chính dự kiến đề xuất chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và một phần vốn đối ứng trong nước...

Các đại biểu đã tập trung thảo luận về dự án với mục tiêu không chỉ làm hồi sinh dòng sông lịch sử mà còn tạo nên một “điểm nhấn văn hóa” thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến với Thủ đô.

Tại Hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng nêu rõ, sông Tô Lịch đã gắn bó với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội cả nghìn năm nhưng hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đứng trước thực trạng này, nếu không có quyết tâm chính trị cao với những giải pháp đúng đắn, khoa học để cải tạo thì sông Tô Lịch có khả năng trở thành dòng sông chết. Ông Phan Xuân Dũng hoan nghênh ý tưởng khoa học của đề án cũng như các ý kiến đóng góp tại hội thảo để chỉnh sửa, xúc tiến đầu tư và sớm hoàn thiện dự án trong tương lai gần.
K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ vọng về một “định vị mới”, “tầm mức mới” của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Kỳ vọng về một “định vị mới”, “tầm mức mới” của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

(LĐTĐ) Tin từ Bộ Ngoại giao, nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 12 - 13/12/2023, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và kỳ vọng về chuyến thăm.
Quận Ba Đình xây dựng hệ thống truyền tin báo cháy từ cơ sở

Quận Ba Đình xây dựng hệ thống truyền tin báo cháy từ cơ sở

(LĐTĐ) Trong công tác phòng cháy, chữa cháy, "tốc độ" là một yếu tố vô cùng quan trọng, để tăng cường công tác này, quận Ba Đình đã triển khai lắp đặt tại các trụ sở đơn vị thuộc quận hệ thống truyền tin báo cháy và tiếp nhận thông tin. Đây chính là giải pháp bổ sung cần thiết để có thể sớm ngăn chặn ảnh hưởng của cháy nổ.
Không yêu cầu sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội

Không yêu cầu sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố nghiêm túc quán triệt chỉ đạo: Không yêu cầu công dân nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành BHXH Việt Nam.
Ra mắt Tuyển tập thơ “Công đoàn quận Long Biên - niềm tin của đoàn viên và người lao động”

Ra mắt Tuyển tập thơ “Công đoàn quận Long Biên - niềm tin của đoàn viên và người lao động”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập (9/12/2003 - 9/12/2023), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã ra mắt Tuyển tập thơ với chủ đề “Công đoàn quận Long Biên - niềm tin của đoàn viên và người lao động”.
TPHCM: Sôi động không gian "sức sống mới từ phế thải"

TPHCM: Sôi động không gian "sức sống mới từ phế thải"

(LĐTĐ) Ngày 10/12, Ủy ban nhân dân (UBND) quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức “Ngày hội Môi trường” và các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
Hà Nội: Doanh nghiệp chuẩn bị nguồn cung hàng hóa dịp Tết Nguyên Đán

Hà Nội: Doanh nghiệp chuẩn bị nguồn cung hàng hóa dịp Tết Nguyên Đán

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang cận kề, cùng với việc triển khai các chương trình bình ổn giá, đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào, theo Sở Công Thương Hà Nội, đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7 - 25%, tùy từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2023 và mọi công tác phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân đã sẵn sàng.
Hơn 1.000 người tham gia Giải chạy “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2023

Hơn 1.000 người tham gia Giải chạy “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2023

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức và lan tỏa thông điệp “Tự hào hàng Việt Nam” tới cộng đồng. Qua đó, tạo lập sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự hào, tự tôn với hàng Việt Nam, lan tỏa trong cộng đồng cùng chung tay phát triển và tiêu dùng hàng Việt Nam. Sáng nay (10/12), tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Giải chạy “Tự hào hàng Việt Nam”.

Tin khác

Hà Nội: Chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024

(LĐTĐ) Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán thường là cao điểm mua sắm, nên sức mua của người dân sẽ tăng cao hơn so với các tháng trong năm. Theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội về khả năng cung ứng và nhu cầu một số nhóm hàng thiết yếu, dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán 2024, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 40.900 tỷ đồng (tăng 10% so với Tết năm 2023).
Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

(LĐTĐ) Ngày 8/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức hội thi “Tuyên truyền phòng, chống ma túy” của tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện.
Trục sông Hồng xác định là không gian cảnh quan xanh của đô thị Hà Nội

Trục sông Hồng xác định là không gian cảnh quan xanh của đô thị Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 nêu rõ trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
HĐND thành phố Hà Nội thông qua dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách năm 2024

HĐND thành phố Hà Nội thông qua dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 8/12, tại Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua 4 nghị quyết liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân sách.
Hà Nội phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công

Hà Nội phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua việc phê duyệt chủ trương đầu tư 23 dự án (gồm 21 dự án nhóm B và 2 dự án nhóm C); phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 5 dự án cấp thành phố (gồm 1 dự án nhóm A, 4 dự án nhóm B).
Thành phố Hà Nội đã ủy quyền 578 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 94%

Thành phố Hà Nội đã ủy quyền 578 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 94%

(LĐTĐ) Đến nay, toàn Thành phố đã ủy quyền 578 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 94%. Hiện, Thành phố chỉ đạo tập trung đánh giá kết quả xây dựng, triển khai thực hiện phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính sau 1 năm thực hiện.
Hà Nội còn 224 định mức, đơn giá chưa hoàn thành

Hà Nội còn 224 định mức, đơn giá chưa hoàn thành

(LĐTĐ) Sáng 7/12, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Sở, ngành đã làm rõ cam kết hoàn thành công tác rà soát, xây dựng các định mức đơn giá lĩnh vực rác thải, nước thải, vận tải hành khách công cộng và chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố.
Đẩy nhanh tiến độ dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, nhà máy xử lý chất thải rắn Châu Can

Đẩy nhanh tiến độ dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, nhà máy xử lý chất thải rắn Châu Can

(LĐTĐ) Sáng 7/12, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông thông tin về kết quả thực hiện một số nội dung nghị quyết, kết luận, những cam kết, lời hứa của UBND Thành phố và các cơ quan tại các phiên chất vấn của HĐND Thành phố.
Kiểm tra, kiểm soát thủ tục hành chính: Để hoạt động công vụ hiệu quả

Kiểm tra, kiểm soát thủ tục hành chính: Để hoạt động công vụ hiệu quả

(LĐTĐ) Một trong những hoạt động nhằm kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thành phố Hà Nội thực hiện trong thời gian qua là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã ban hành kế hoạch kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC, làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch kiểm tra tại đơn vị mình.
Nỗ lực vì mục tiêu chuẩn văn minh đô thị

Nỗ lực vì mục tiêu chuẩn văn minh đô thị

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 271/KH-UBND ngày 14/11/2023 triển khai thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Để được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị cùng người dân trong việc tham gia xây dựng cảnh quan đô thị được đặt lên hàng đầu.
Xem thêm
Phiên bản di động