Hội nhập không thể “bình chân như vại”

Việt Nam đang bước những bước mạnh mẽ trên đường hội nhập quốc tế. Nhưng nếu doanh nghiệp (DN) và người lao động không tìm hiểu luật chơi và sẵn sàng cho cuộc chơi toàn cầu thì những bước hội nhập đầy kỳ vọng ấy mới chỉ dừng lại ở một chữ ký.

Từ chuyện dịch chuyển lao động trong AEC

Theo lộ trình, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ thành lập vào tháng 12/2015. Đây được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á.

AEC sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một thị trường duy nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề. Trong đó, 8 ngành nghề được di chuyển tự do, gồm: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch.

Báo cáo “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung” do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố năm 2014 cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2025, nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình tăng nhanh nhất, ở mức 28%, tạo thêm nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người.

Công ty tư vấn chiến lược Robeny (Canada) đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát nhu cầu về 8 nghề tự do luân chuyển nói trên. Cuộc khảo sát 1.300 nhân sự cao cấp (trưởng, phó phòng trở lên) ở Việt Nam cho thấy, 41% số người trong đó cho rằng, họ không biết AEC là cái gì, hoặc giống như WTO, họ không nghĩ nó ảnh hưởng đến họ, họ cho đó là chuyện của Chính phủ. Điều này cho thấy, ngay những người được coi là nhân sự chuyên nghiệp cũng đang dửng dưng với những đổi thay cận kề ở ngay tại thị trường Việt Nam.

Ông Robert Trần, Tổng giám đốc Khu vực châu Á - Mỹ (Công ty Robeny) rất “choáng” với kết quả này. Trong khi đó, tại Lào, Campuchia, Brunei, Philippines, nhưng ngay cả các bạn trẻ, sinh viên cũng rất quan tâm tới AEC. Còn Singapore, Malaysia, Indonesia với nền kinh tế phát triển hơn cũng có sự chuẩn bị tốt cho AEC.

“Chúng tôi muốn tuyển nhân sự ngành tiêu dùng làm việc tại Lào, Campuchia, với mức lương khoảng 5.000 USD/tháng, nhưng nhân sự Việt Nam không muốn đi. Họ băn khoăn về tương lai, môi trường cho con cái họ. Tôi thấy họ không có sự chuẩn bị. Ở chiều ngược lại, nhân sự ở những nước khác đang nhắm vào thị trường lao động Việt Nam rất mạnh. Trong đó, có các nhân sự cấp cao của Philippines. Họ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn và sẵn sàng thay đổi để chiếm lĩnh thị trường lao động khi hình thành AEC”, ông Robert Trần cho biết.

Đến bước chân nửa vời của doanh nghiệp

Trong khi nhiều nhân sự cấp cao người Việt không muốn rời thị trường trong nước thì các DN Việt cũng chưa hoàn toàn sẵn sàng đi xa. Khảo sát mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 76% DN nội không biết gì về AEC, 94% DN không hiểu rõ nội dung đàm phán, 63% DN không hiểu về những cơ hội và thách thức khi tham gia AEC...

Kết quả trên khiến câu chuyện về hội nhập của doanh nghiệp, người lao động trong 8 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được nhắc lại với nỗi lo cũ.

8 năm Việt Nam hội nhập WTO, không nhiều tên tuổi biết tận dụng cơ hội tốt từ WTO, điểm đi điểm lại, nổi lên vẫn chỉ là những Vinamilk, Hoàng Anh Gia Lai, Tôn Hoa Sen, một số ngân hàng lớn.

Trước giai đoạn phát triển mới của kinh tế Việt Nam, khi cuối năm 2015, AEC có hiệu lực và quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group luôn đau đáu bài toán tìm nhiều cơ hội hơn, nhưng cũng phải tỉnh táo hơn để thấy được rủi ro tiềm ẩn.

Với cuộc chơi hội nhập ở khu vực và thế giới, ông Vũ không mang tâm trạng lo lắng, mà chủ động hành động để sẵn sàng ứng phó.

Điều ông Vũ chuẩn bị kỹ nhất là nguồn nhân lực giỏi và năng động để thực thi hiệu quả chiến lược của Tập đoàn, cũng như ứng phó nhanh với mọi thách thức và biến động của thị trường.

Ví như, với xu hướng bảo hộ cho nền sản xuất trong nước thông qua các hàng rào thương mại, Hoa Sen Group đã đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; mời chuyên gia tư vấn cao cấp cũng như các luật sư hàng đầu trong lĩnh vực phòng vệ thương mại để tư vấn; thành lập Tổ chống kiện bán phá giá để sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ đe dọa thị trường xuất khẩu cũng như bảo vệ quyền lợi của mình trong các tranh chấp thương mại quốc tế…

Trong khi đó, Vinamilk đặt mục tiêu đạt doanh số khoảng 3 tỷ USD và đứng vào Top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017. Bước tiến đầu tiên là Vinamilk lọt vào Top 100 công ty giá trị nhất Đông Nam Á (ASEAN 100) năm 2014, do Tạp chí Nikkei Asian Review bình chọn.

Vinamilk đang tập trung đầu tư chiều sâu hơn 1.600 tỷ đồng vào hệ thống các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp và sử dụng công nghệ cao của Thụy Điển, Mỹ… trong chăn nuôi nhằm nội địa hóa khoảng 40% nguyên liệu đầu vào cho sản xuất năm 2016. Quan trọng hơn, Vinamilk đã mang tinh thần chấp nhận cạnh tranh ngang ngửa với các tập đoàn hàng đầu về dinh dưỡng trên thế giới có mặt tại Việt Nam và khu vực AEC.

Trong khi những đại gia có sự chuẩn bị chu đáo cho việc bước chân ra thế giới như vậy, thì với những DN nhỏ và vừa, xem ra mọi chuyện còn rất nửa vời.

Nhiều DN Việt chưa khẳng định được vị thế của mình ở thị trường khu vực cũng như thế giới. Đơn cử, đến nay, các DN FDI vẫn chiếm hơn 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, khối DN trong nước vẫn rất thụ động. Nếu không có sự chuẩn bị tốt cho quá trình mở cửa thị trường và hội nhập sâu rộng sắp tới thì DN trong nước sẽ mất thị trường, lao động mất việc làm.

Có nhiều nguyên nhân khiến DN nhỏ và vừa vẫn “bình chân như vại” dù đang thua cuộc, không vươn xa được bao nhiêu trong hội nhập. Theo ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương, đó là tầm nhìn, tiềm lực và văn hóa DN.

Thứ nhất, DN không có chiến lược phát triển ngành hàng trên thị trường trong nước và thế giới.

Thứ hai, DN chưa đủ tiềm lực để mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, với văn hóa kinh doanh tiểu nông, DN Việt vẫn là những thực thể nhỏ lẻ, mạnh ai nấy đi mà chưa liên kết với nhau.

“Khối DN có quy mô tương tự ở Hàn Quốc, Nhật Bản luôn hoạt động thành mô hình vệ tinh, liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau để tạo ưu thế cạnh tranh tốt trên thị trường”, ông Tự cho biết.

Không ai đứng bên lề dòng chảy hội nhập

DN Việt phải làm gì để vượt qua thách thức, tận dụng tốt hơn nữa những lợi thế hội nhập mang lại đang được nhắc đến nhiều hơn kèm những lo lắng, khi thời điểm những cam kết cao nhất theo WTO không còn xa (hạn chót đến năm 2017); Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp thông qua; Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành cuối năm nay…

Phải nhắc đến điều này là bởi, không gian kinh tế đã ngày càng rộng mở, chắc chắn mỗi người lao động, mỗi DN không thể bình chân, với cảm giác, việc hội nhập chỉ ở đâu đó xa xôi thuộc về “Nhà nước”, chứ không liên quan gì đến “nhân dân”.

Ông Sanjay Kalra, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho rằng, quan trọng nhất đối với Việt Nam là phải nâng cao năng lực và trình độ của lao động, để họ nắm bắt các cơ hội việc làm tốt hơn, đón đầu những làn sóng đầu tư nước ngoài. Đó mới là mấu chốt quan trọng để tận dụng cơ hội, tận hưởng thành quả của hội nhập. Nếu không, việc hội nhập sẽ dừng lại ở những trang giấy, những hiệp định được ký kết mà không chuyển hóa được thành cơ hội phát triển.

Đồng quan điểm, ông Lương Văn Tự khẳng định, hội nhập là sự vận động khách quan mà nền kinh tế và DN không thể đi ngược chiều hay đứng ngoài.

Nhìn từ những quốc gia gặt hái thành công khi bước ra với thế giới, điều quan trọng nhất là cả hệ thống phải quyết tâm thay đổi, có những chính sách và nội lực để thay đổi. Nói cách khác, dòng chảy hội nhập tất yếu lướt qua, nếu chủ động đóng thuyền tốt và vững tay chèo, thuyền sẽ đến đích. Ngược lại sẽ bị cuốn đi, chứ không có người đứng bên lề dòng chảy.

Là người tham gia rất nhiều cuộc đàm phán đa phương, song phương của Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh thấm thía việc chắt chiu, giữ gìn từng chút quyền lợi, cơ hội, dư địa cho đất nước, cho DN phát triển khi hội nhập. Do đó, nếu DN Việt Nam không tận dụng được thì là sự lãng phí lớn, chưa kể tác dụng ngược.

Ví như tới đây, khi AEC hình thành, thuế lúc đó còn 0-5%, coi như hàng hóa thông nhau. Vậy DN Việt Nam đừng nghĩ chỉ sản xuất cho thị trường Việt Nam, mà phải nghĩ sản xuất hàng hóa cho 600 triệu dân AEC. DN Việt Nam phải đặt mục tiêu mình sẽ chiếm thị phần bao nhiêu trong thị trường rộng lớn đó. Ngược lại, hàng hóa các nước ASEAN sẽ chiếm vị trí của hàng Việt.

“Hội nhập quốc tế và khu vực đòi hỏi phải chấp nhận “luật chơi’ và “cách chơi” toàn cầu. Chúng ta cần chuẩn bị cái “gốc” thật chắc, nền móng thật chắc mới có thể đi xa”, ông Khánh chia sẻ.

Theo Anh Hoa/Baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Màn đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của phụ nữ huyện Đan Phượng

Màn đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của phụ nữ huyện Đan Phượng

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hơn 1.000 hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã thực hiện màn đồng diễn dân vũ trên nền nhạc ba ca khúc: "Qua miền Tây Bắc" - "Chiến thắng Điện Biên" và "Inh lả ơi".
Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định đối với dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Hôm nay, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng

Hôm nay, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (6/5), thêm nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT: "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT: "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

(LĐTĐ) Chiều ngày 7/5/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Huyện Đan Phượng: Nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên

Huyện Đan Phượng: Nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), nhiều đoàn công tác của thành phố Hà Nội huyện Đan Phượng đã tới thăm, tặng quà các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn huyện Đan Phượng.
Huyện Ứng Hòa tri ân các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên

Huyện Ứng Hòa tri ân các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), huyện Ứng Hòa đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên địa bàn huyện trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tin khác

Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024.
Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), đông đảo người dân tỉnh Điện Biên đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt các lực lượng diễu binh, diễu hành tại chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)
Quận Tây Hồ: Giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp

Quận Tây Hồ: Giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp.
Đồng chí Hoàng Đình Giong: Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

Đồng chí Hoàng Đình Giong: Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

(LĐTĐ) Cuộc đời cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong là một trang sử vẻ vang, tấm gương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tư chất cao đẹp của người chiến sỹ cộng sản yêu nước. Với tinh thần tự học, tự rèn luyện, bằng nhiệt huyết xông pha trong thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú, đồng chí là nhà hoạt động cách mạng chân chính, cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng ta, quân đội ta.
Công an Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về ATVSLĐ

Công an Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng ngày 3/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Thánh hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024
TP.HCM: Quy định mới về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

TP.HCM: Quy định mới về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 20 (có hiệu lực từ ngày 12/5/2024) quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ) tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, thay thế cho hàng loạt quy định trước đây.
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động