Học phí một số trường đại học tăng "chóng mặt"
Trường Đại học Luật TP.HCM vừa thông báo mức thu học phí mới năm học 2023-2024. Mức này cao hơn đáng kể so với năm học trước. Sinh viên đóng học phí học kỳ II theo mức mới và đóng bù phần còn thiếu của học kỳ I.
Với ngành luật, luật thương mại quốc tế, quản trị kinh doanh năm 2024 là 35.250.000 đồng/năm, tăng 4 triệu đồng so với năm 2023, chương trình chính quy chất lượng cao ngành luật giảng dạy bằng tiếng Anh năm 2024 là 181.500.000 đồng/năm, tăng 16.500.000 đồng so với năm 2023.
Học viện Ngân hàng tăng mức học phí trong năm học 2024-2025. |
Năm học 2024-2025, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội áp dụng học phí 263.000 - 868.500 đồng/tín chỉ (16,4 triệu đồng/năm học, tăng 4,7 triệu đồng so với năm trước).
Theo đó, với chương trình kỹ sư chính quy, bằng 2, liên thông, song bằng khóa 64 trở về trước học phí ở mức 455.500 đồng/tín chỉ. Học phí chương trình kỹ sư, kiến trúc sư đào tạo theo tiếp cận CDIO khóa 64 là 509.000 đồng/tín chỉ.
Với chương trình kỹ sư chất lượng cao khóa 66 học phí mức 263.500 đồng/tín chỉ, khóa 67 trở đi 418.000 đồng/tín chỉ. Với chương trình tích hợp cử nhân KS/KTS bậc 7, liên thông, song bằng khóa 65 là 465.000 đồng/tín chỉ.
Chương trình Anh ngữ (XE, CDE, KTE, MNE, HKEC) với khóa 62, 63, 64 học phí 863.000 đồng/tín chỉ, khóa 65 trở đi thu 868.500 đồng/tín chỉ. Chương trình Pháp ngữ XF khóa 62 có mức học phí 863.000 đồng/tín chỉ.
Cuối cùng là chương trình kiến trúc Anh ngữ (KDE), Pháp ngữ (KDF) với khóa 62, 63, 64 học phí mức 863.000 đồng/tín chỉ, khóa 65, 66, 67 mức 767.000 đồng/tín chỉ và khóa 68, 69 mức 868.000 đồng/tín chỉ.
Tại Học viện Ngân hàng, mức học phí áp dụng với sinh viên khoá mới ở chương trình đào tạo chuẩn từ 25 đến 26,5 triệu đồng/năm, tăng hơn 10 triệu so với năm ngoái.
Theo công bố của Học viện Ngân hàng mức học phí khối ngành III (Kinh doanh quản lý và pháp luật) là 25 triệu đồng/năm học (năm ngoái 14,1 triệu đồng/năm học). Khối ngành V (Công nghệ thông tin) trường đưa ra mức học phí 26,5 triệu đồng (năm ngoái 16,4 triệu đồng). Còn khối ngành VII (Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi) học phí 26 triệu đồng (năm ngoái 15 triệu đồng).
Mức 37 triệu đồng áp dụng với các chương trình chất lượng cao. Với chương trình liên kết quốc tế, học phí dao động 340 - 380 triệu đồng cho cả khóa 4 năm, có thể cao hơn nếu sinh viên chọn học năm cuối ở trường liên kết.
Tương tự, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông áp dụng mức học phí sinh viên từ 27 - 55,5 triệu đồng/năm học. Với các chương trình đại trà có mức học phí từ 27 - 34 triệu đồng/năm học (tăng 2,5 - 6,2 triệu đồng/năm học so với năm 2023) tùy theo từng ngành học.
Với chương trình chất lượng cao, học phí từ 39 - 55 triệu đồng/năm học (năm 2023, ngành Công nghệ thông tin 42 triệu đồng/năm học) tùy theo từng ngành học.
Chương trình liên kết quốc tế từ 49 - 55,5 triệu đồng/năm học tùy theo từng chương trình.
Chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin định hướng ứng dụng trung bình từ 35 - 37 triệu đồng/năm học (tăng 4,5 - 6,5 triệu đồng/năm học so với năm 2023).
Học phí các trường đại học thuộc khối ngành sức khoẻ ở mức cao. |
Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2024-2025, với các ngành y học cổ truyền, răng - hàm - mặt, y khoa học phí cao nhất 55,2 triệu đồng/năm học/sinh viên; một số ngành khác có học phí là 41,8 triệu đồng/năm học/sinh viên.
Các ngành khác mức học phí như sau: ngành y học dự phòng 27,6 triệu đồng/năm học/sinh viên, ngành y tế công cộng, dinh dưỡng có học phí là 20,9 triệu đồng/năm học/sinh viên, ngành tâm lí học thu học phí thấp nhất, 15 triệu đồng/năm học/sinh viên.
Trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng tăng học phí từ học kỳ II năm học này sau khi Chính phủ ban hành nghị định 97 cuối năm 2023. Nhiều sinh viên của trường kêu ca vì mức học phí mới quá cao.
Một sinh viên ngành dược cho biết học phí năm học này tăng gấp đôi so với năm học trước, lên 51 triệu đồng/năm. Học kỳ I trường thu học phí hơn 12 triệu đồng/học kỳ. Học kỳ II học phí tăng lên, ngoài học phí 25,5 triệu đồng của học kỳ này, sinh viên phải đóng bù thêm 13,25 triệu đồng học phí của học kỳ I. Tổng học phí phải đóng học kỳ này của sinh viên ngành dược lên đến 38,75 triệu đồng.
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng cũng quyết định mức học phí mới năm học 2023-2024 đối với sinh viên chính quy. Theo đó, học phí dao động từ 27 triệu đến 35 triệu đồng/năm học. Mức này tăng cao hơn gấp đôi so với học kỳ II năm học 2022-2023.
Nếu như năm học trước các ngành y, răng hàm mặt, dược... có học phí 1,43 triệu đồng/tháng thì học kỳ II năm học này sinh viên phải đóng 3,5 triệu đồng/tháng. Trường đại học này chỉ áp dụng mức học phí tăng cho học kỳ II và không tăng học kỳ I năm học 2023-2024, sinh viên không bị "truy thu" học phí học kỳ I như một số trường đại học khác.
Mức học phí của Trường Đại học Thương mại năm 2024 nhỉnh hơn so với năm ngoái. Cụ thể, ở chương trình đào tạo tiêu chuẩn, học phí từ 24 - 26 triệu đồng/năm học (tăng trung bình 1 triệu đồng/năm). Ở chương trình định hướng nghề nghiệp, mức học phí 26 triệu đồng/năm học (năm ngoái 25 triệu đồng/năm).
Năm học 2024-2025, Trường Đại học Thương mại dành 25 tỷ để cấp học bổng cho sinh viên theo quy định. Ngoài ra, sinh viên còn có nhiều cơ hội được xét, cấp học bổng tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp ngoài trường.
Năm học này, mức học phí của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội là 15- 37 triệu đồng/năm. Trong đó, các ngành có học phí cao nhất tại trường gồm: Khoa học máy tính và thông tin, hóa học, công nghệ kỹ thuật hóa học, hóa dược, sinh học, công nghệ sinh học với 3,7 triệu đồng/tháng (37 triệu đồng/năm học), tăng 2 triệu đồng/ năm học so với năm ngoái.
Ngành có học phí thấp nhất gồm: Quản lý phát triển đô thị và bất động sản, môi trường, sức khỏe và an toàn 1,5 triệu đồng/tháng (15 triệu đồng/năm học).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục
Xã hội 26/10/2024 10:50