Hoàn thiện thể chế để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

(LĐTĐ) Tại phiên thảo luận chuyên đề 1 về chuyển đổi số trong khuôn khổ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, các đại biểu tham dự hội nghị cho rằng, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra ở các quốc gia với các mức độ khác nhau cho thấy yếu tố nền tảng quan trọng nhất cho quá trình này là phải hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy, bảo đảm tính bao trùm và phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm.
200 tình nguyện viên phục vụ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 Chủ tịch Quốc hội: Thanh niên gánh vác sứ mệnh phát triển quốc gia, thịnh vượng thế giới Nghị sĩ trẻ đóng vai trò tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Theo đại diện Nghị viện Bồ Đào Nha, trong cách mạng số, kĩ năng số là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Yếu tố nền tảng của chuyển đổi số là phải hoàn thiện thể chế, chính sách
Phiên thảo luận chuyên đề 1 về chuyển đổi số

Cùng với đó là thực hiện cách mạng số, chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ công. Theo đó, mọi người dù ở độ tuổi nào, khu vực nào, trình độ nào… cũng đều có khả năng thụ hưởng dịch vụ.

Đại biểu đến từ Bồ Đào Nha nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu trên, cần phải đào tạo kỹ năng số ở quy mô toàn xã hội để người dân hiểu về an ninh mạng, quyền riêng tư trên mạng, phòng, chống tin giả, mở rộng mạng lưới kết nối, bao phủ internet… Đây là những bước đi quan trọng vì tương lai bền vững hơn, bảo đảm người dân có cơ hội tiếp cận bình đẳng.

Yếu tố nền tảng của chuyển đổi số là phải hoàn thiện thể chế, chính sách
Đại diện Nghị viện Bồ Đào Nha phát biểu tại hội nghị

Trong khi đó, Nghị sĩ của Timor Leste chia sẻ, tại Timor Leste, bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chi phí internet vẫn đắt nhất thế giới. Vì vậy, Timor Leste mong muốn các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, Nghị sĩ của Timor Leste cũng cho biết, Quốc hội nước này đã xây dựng và phát triển đạo luật về bảo vệ trẻ em và chống tội phạm mạng. Hy vọng các quốc gia có thể chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực tế đạo luật bảo vệ phụ nữ trên môi trường mạng để quốc gia này tham khảo và thực hiện.

Yếu tố nền tảng của chuyển đổi số là phải hoàn thiện thể chế, chính sách
Nghị sĩ của Timor Leste phát biểu tại hội nghị

Nghị sĩ của Ai Cập cho rằng, điều quan trọng là chúng ta cần tiếp tục mở rộng và tăng cường cơ sở hạ tầng số, tăng cường xây dựng và đào tạo kĩ năng cho người dân. Thành tựu này có thể giải quyết các thách thức để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình số tương lai và kết nối trên nền tảng số đối với tất cả mọi người.

Còn Nghị sĩ của Bolivia cho biết, kinh nghiệm phát triển công nghệ số, bảo đảm quyền tiếp cận internet và công nghệ số của các nước là rất cần thiết để học hỏi, áp dụng, đảm bảo lợi ích người dân, phát huy hơn nữa những tác động tích cực mà công nghệ số đã mang tới cho đất nước Bolivia thời gian qua. Nhờ sự phát triển công nghệ, việc học tập, thăm khám bệnh từ xa cũng được hiện thực hóa.

Theo Nghị sĩ của Bolivia, một vấn đề lớn đặt ra là đảm bảo tính công bằng về cơ hội tiếp cận của người dân đối với công nghệ số. Để giải được bài toán này, không chỉ cần chia sẻ kinh nghiệm, mà còn cần có các kế hoạch cụ thể, rõ ràng, khả thi để đảm bảo cơ hội tiếp cận đồng đều.

Yếu tố nền tảng của chuyển đổi số là phải hoàn thiện thể chế, chính sách
Nghị sĩ của Ai Cập phát biểu tại hội nghị

Tại phiên thảo luận, các đại biểu cho rằng, chuyển đổi số trong các hoạt động nghị viện cũng không tách rời xu thế chung của quá trình chuyển đổi số trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, yếu tố nền tảng quan trọng nhất cho quá trình chuyển đổi số là hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy, đảm bảo tính bao trùm và phát triển bền vững.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, Quốc hội Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số hướng đến mục tiêu xây dựng Quốc hội điện tử và được đại biểu Quốc hội, cử tri, dư luận xã hội đánh giá cao.

Với sự hỗ trợ của công nghệ, các hoạt động điều hành của chủ tọa, sự tham gia của các đại biểu Quốc hội được thuận lợi hơn. Thông qua ứng dụng phần mềm, trí tuệ nhân tạo, các đại biểu Quốc hội được tiếp cận dễ dàng các tài liệu dạng điện tử thay vì văn bản giấy trước đây, thuận tiện hơn trong việc tra cứu, tìm kiếm thông tin...

“Những kết quả bước đầu trong chuyển đổi số thời gian qua của Quốc hội Việt Nam tiếp tục đặt nền móng vững chắc cho việc tiếp tục đổi mới về phương thức hoạt động của Quốc hội trong kỷ nguyên số”, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh bày tỏ.

Yếu tố nền tảng của chuyển đổi số là phải hoàn thiện thể chế, chính sách
Đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Quyên Thanh phát biểu tại hội nghị

Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu Brando Benifei chia sẻ, Đạo luật về trí tuệ nhân tạo là nỗ lực đầu tiên trên thế giới trong việc định hướng tác động của trí tuệ nhân tạo đối với mọi mặt đời sống. Ý tưởng then chốt là cần học hỏi từ những gì đã diễn ra để đề phòng rủi ro, mở rộng cơ hội sử dụng trí tuệ nhân tạo để giảm thiểu bất bình đẳng, hoặc các rủi ro có thể phát sinh.

Hiện nay, các quốc gia thuộc Nghị viện Châu Âu đang thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến luật, tập hợp những cách làm tốt đã có, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh tận dụng tốt trí tuệ nhân tạo mà hạn chế được rủi ro từ công cụ này. Nghị sĩ cho rằng, điều quan trọng là có chính sách tổng thể ở cấp toàn cầu để giảm thiểu rủi ro từ trí tuệ nhân tạo.

Yếu tố nền tảng của chuyển đổi số là phải hoàn thiện thể chế, chính sách
Nghị sĩ Nghị viện châu Âu Brando Benifei phát biểu ghi hình

Nhấn mạnh chuyển đổi số phải nằm trong tất cả các lĩnh vực, không chỉ có công nghệ mà cả trong đời sống xã hội, đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đã thông qua luật về Luật Trí tuệ nhân tạo và robot làm khung khổ pháp lý phù hợp để giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực này.

Theo đại biểu Quốc hội Hàn Quốc, tiềm năng của công nghệ số là không giới hạn và cần thiết phải hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực chuyển đổi số. Các nghị sĩ trẻ cần linh hoạt hơn trong áp dụng công nghệ số, xã hội số để có các quy định phù hợp trong luật. Điều này cũng thể hiện trách nhiệm của các nghị sĩ với hiện tại và tương lai.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về xây dựng thành phố Hà Nội kết nối toàn cầu

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về xây dựng thành phố Hà Nội kết nối toàn cầu

(LĐTĐ) Hội thảo được tổ chức nhằm xác định vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của Thủ đô Hà Nội với quốc gia, dân tộc; sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với quá trình phát triển của Thủ đô; xác định ý nghĩa to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô, khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí, quyết tâm và sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam…
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

(LĐTĐ) Bộ Công an mới đây đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. So với quy định trước đây, hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ.
Tỷ giá USD hôm nay (7/10): Đồng USD sẽ tiếp đà tăng?

Tỷ giá USD hôm nay (7/10): Đồng USD sẽ tiếp đà tăng?

(LĐTĐ) Sáng nay 7/10/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.133 VND. Chỉ số USD Index (DXY) hôm nay vượt mốc 102 điểm.
Giá vàng hôm nay (7/10): Vàng thế giới và trong nước không nhiều biến động

Giá vàng hôm nay (7/10): Vàng thế giới và trong nước không nhiều biến động

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước hôm nay neo ở ngưỡng 82 - 84 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới tiếp tục giao dịch trên ngưỡng 2.650 USD/ounce. Trong bối cảnh, đồng USD giữ ở mức tốt.
Hơn 183.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

Hơn 183.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

(LĐTĐ) Trong 9 tháng qua, cả nước có hơn 183.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,7%.
Thời tiết Hà Nội ngày đầu tuần: Nắng vàng, gió nhẹ, đêm se lạnh

Thời tiết Hà Nội ngày đầu tuần: Nắng vàng, gió nhẹ, đêm se lạnh

(LĐTĐ) Dự báo ngày 7/10, khu vực Hà Nội ít mây, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-33 độ.
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ

(LĐTĐ) Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi và đầy màu sắc, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 đã chính thức khép lại vào tối 6/10 tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội. Sự kiện đã diễn ra thành công rực rỡ, vượt xa kỳ vọng ban đầu, thu hút 63.000 lượt khách tham quan.

Tin khác

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về xây dựng thành phố Hà Nội kết nối toàn cầu

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về xây dựng thành phố Hà Nội kết nối toàn cầu

(LĐTĐ) Hội thảo được tổ chức nhằm xác định vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của Thủ đô Hà Nội với quốc gia, dân tộc; sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với quá trình phát triển của Thủ đô; xác định ý nghĩa to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô, khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí, quyết tâm và sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam…
TP.HCM: 5 năm chỉ tuyển được 3 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc vào làm việc

TP.HCM: 5 năm chỉ tuyển được 3 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc vào làm việc

(LĐTĐ) Từ năm 2018 đến 2022, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa có trường hợp sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ được thu hút theo Nghị định số 140 ngày 5/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Chủ động tham mưu công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp

Chủ động tham mưu công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp

(LĐTĐ) Cùng với việc rà soát công tác quy hoạch phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp, Hà Nội sẽ tập trung triển khai có hiệu quả nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng; lựa chọn đơn vị tiến hành đại hội điểm theo hướng dẫn của Trung ương. Thành ủy Hà Nội cũng kiến nghị Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội cơ sở và cấp trên cơ sở; sớm ban hành những hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp không đủ điều kiện tái cử và chỉ tiêu biên chế theo Luật Thủ đô (sửa đổi).
TP.HCM: Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng chưa hoàn thành do thiếu vốn

TP.HCM: Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng chưa hoàn thành do thiếu vốn

(LĐTĐ) Dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1 - gọi tắt là dự án chống ngập quy mô 10.000 tỷ đồng) đang gặp 3 khó khăn lớn, trong đó có việc thiếu vốn nên chưa thể hoàn thành.
Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều nay (1/10), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ gắn biển công trình xây dựng, cải tạo Trường Mầm non Nắng Mai. Đây là công trình tiêu biểu được lựa chọn gắn biển chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).
Đề nghị chi thường xuyên gần 300 tỷ đồng để kiểm định sửa chữa chung cư cũ tại TP.HCM

Đề nghị chi thường xuyên gần 300 tỷ đồng để kiểm định sửa chữa chung cư cũ tại TP.HCM

(LĐTĐ) Cùng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là địa phương có nhiều chung cư cũ, đặc biệt là chung cư cấp D, có nguy cơ sập đổ, cần di dời và xây dựng lại khẩn cấp. Thế nhưng đến nay, công việc này vẫn diễn ra ì ạch, một trong những nguyên nhân là do vướng công tác kiểm định chất lượng.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động các cơ quan báo chí

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động các cơ quan báo chí

(LĐTĐ) Sáng nay (30/9), Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban Cụm Thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, Thành phố dọc đường 6 và Hội thảo nghiệp vụ “Kinh tế báo chí trong giai đoạn mới”. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua 28 Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội

Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua 28 Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngày 27/9, Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã bế mạc và thông qua 28 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công tác tại New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có các cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 Philemon Yang, Tổng Giám đốc Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner và Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng quốc tế (UNICEF) Catherine Russel.
Xem thêm
Phiên bản di động