"Chìa khóa" để Thủ đô phát triển xứng tầm chính là tạo cơ chế phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn

(LĐTĐ) Hôm nay, 10/11, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức được trình ra Quốc hội. Trao đổi với báo chí bên hành lang, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, Thủ đô là trái tim của cả nước, nên việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho Thủ đô là hết sức cần thiết, không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô mà còn tạo sự lan tỏa, tạo động lực dẫn dắt cho cả vùng và đất nước.
Bảo vệ môi trường Thủ đô theo nguyên tắc phát triển bền vững Tạo “cú hích” trong cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phải tiếp tục phân cấp và phân cấp mạnh mẽ hơn cho Thủ đô

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) khẳng định, việc trình ra Quốc hội xem xét dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 có ý nghĩa rất quan trọng bởi Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt quốc gia, hai đô thị này đang quyết định 45% tổng thu ngân sách của của cả nước.

Quan trọng hơn, Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là bộ mặt của quốc gia, là cửa ngõ giao lưu và hội nhập quốc tế, nhất là Thủ đô Hà Nội. Cho nên, cần thể chế thuận lợi nhất, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô Hà Nội. Nhân dân cả nước luôn tin yêu, kỳ vọng Hà Nội về một Thủ đô đi đầu.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh).

Góp ý vào nội dung dự án Luật, đại biểu cho rằng, phải tiếp tục phân cấp và phân cấp mạnh mẽ hơn cho Thủ đô Hà Nội. Từ thực tiễn triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhận định, có nhiều nội dung mà một đô thị đặc biệt cần phải được áp dụng như phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), phân cấp trong điều chỉnh quy hoạch, tổ chức bộ máy… Những nội dung này đã được cập nhật vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và đại biểu bày tỏ tin tưởng dự thảo Luật được đưa ra trình tại Kỳ họp sẽ được các đại biểu ủng hộ, tán thành.

Tạo sức lan tỏa, động lực dẫn dắt

Đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn tỉnh Bắc Giang) cho rằng, sự phát triển của Thủ đô luôn là niềm tự hào chung của các địa phương trong cả nước, người dân đều mong muốn xây dựng, phát triển Thủ đô. Việc hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chính là đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô, từ đó tạo sức lan tỏa, động lực dẫn dắt cho sự phát triển của cả vùng và đất nước.

Đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn tỉnh Bắc Giang).

Theo đại biểu, sửa đổi Luật Thủ đô là dịp để đánh giá một cách căn cơ, toàn diện quá trình hơn 10 năm thi hành Luật; chỉ rõ những hạn chế, yếu kém. Từ đó, đề ra các giải pháp khắc phục đầy đủ, toàn diện, hiệu quả và khả thi. “Thủ đô thì cả nước có một và Hà Nội không thể giống bất cứ một địa phương nào, nếu có tương đồng một chút thì có thể so sánh với thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh không thể hoàn toàn đồng nhất với Thủ đô được.

Do đó, việc hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi) phải đề ra được những chính sách đặc thù, phù hợp với vị trí, vai trò của trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, tạo hành lang pháp luật cho Thủ đô phát triển nhanh chóng và hiệu quả”, đại biểu nêu rõ.

Đồng thời, đại biểu đoàn Bắc Giang cũng mong muốn sự phát triển của Thủ đô sẽ tạo ra động lực lan tỏa cho khu vực và cho cả nước. Muốn vậy, theo đại biểu, việc sửa đổi Luật Thủ đô phải tính trong tổng thể mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các các địa phương ở khu vực, của vùng và của cả nước.

“Yêu cầu này có thể được giải quyết thông qua các nội dung về quy hoạch đặt ra trong dự thảo Luật. Quy hoạch Thủ đô phải tạo ra sự kết nối liên thông để Thủ đô có thể chia sẻ cho các địa phương nhiều nguồn lực phát triển và nhận lại về sự chia sẻ, đóng góp. Chẳng hạn như việc di dời một số nhà máy, xí nghiệp ô nhiễm, các bệnh viện lớn, trường đại học... ra các địa bàn xung quanh để giảm tải cho Thủ đô”, đại biểu gợi mở.

Chú trọng thu hút và “giữ chân” nhân tài

Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) cũng nhấn mạnh vị trí “Thủ đô chỉ có một”. Luật Thủ đô được ban hành năm 2012 đã tạo bước đột phá để Thủ đô Hà Nội tiến lên một bước mới. Tuy nhiên, sau 10 năm đi vào cuộc sống, thực tiễn thi hành Luật Thủ đô 2012 cũng đã bộc lộ nhiều vướng mắc, hạn chế, đòi hỏi phải sớm sửa đổi để phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp).

Bày tỏ tán thành với quy định về cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô được nêu trong dự thảo Luật, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh, việc thu hút và “giữ chân” nhân tài cần hướng đến không chỉ người ở trong nước mà còn cả người ở nước ngoài, không chỉ là những người gốc Hà Nội mà còn từ khắp các tỉnh, thành phố và kiều bào muốn đến Hà Nội sinh sống và làm việc.

Do đó, cần có những cơ chế, chính sách đặc thù tương đối cho mọi đối tượng, để mọi người đến với Hà Nội đều cảm nhận được một chính quyền đô thị nhân văn, có tinh thần cầu thị. “Tôi tin rằng Thành phố sẽ có những chế độ đãi ngộ rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tiễn và quỹ ngân sách của mình. Điều quan trọng, cốt lõi nhất là những chính sách này phải mang tính đãi ngộ vượt trội, hơn hẳn những nơi khác để người giỏi, người tài phát huy được năng lực, cống hiến xây dựng Thủ đô phát triển”, đại biểu đoàn Đồng Tháp nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
LĐLĐ thành phố Hà Nội trao quà Tết cho 150 đoàn viên ngành Xây dựng Hà Nội

LĐLĐ thành phố Hà Nội trao quà Tết cho 150 đoàn viên ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu đã đến thăm, tặng 150 suất quà Tết và 3 phần quà tập thể cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội.
Prudential Việt Nam khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ

Prudential Việt Nam khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ, Hà Nội.
Hà Nội: Đưa vào vận hành 4 tuyến xe buýt điện

Hà Nội: Đưa vào vận hành 4 tuyến xe buýt điện

(LĐTĐ) Với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thay thế phương tiện xe buýt sử dụng diezel sang xe buýt điện, năng lượng xanh, theo đề án của thành phố Hà Nội, sắp tới 4 tuyến buýt điện thí điểm mới số 05, 39, 47, 59 sẽ được đưa vào vận hành.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu Thủ đô

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều nay (16/1), tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có buổi gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu của Thủ đô nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người lao động vui mừng nhận quà Tết từ Công đoàn

Người lao động vui mừng nhận quà Tết từ Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 16/1, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh đã đến thăm, tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và LĐLĐ thị xã Sơn Tây.
Giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 TP.HCM chưa đạt kế hoạch đề ra

Giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 TP.HCM chưa đạt kế hoạch đề ra

(LĐTĐ) Ngày 16/1, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương cho biết, công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 TP.HCM (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương) đến nay chưa đạt tiến độ đề ra.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

(LĐTĐ) Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Xem thêm
Phiên bản di động