Hòa Lạc thành phố tri thức

(LĐTĐ) Đại lộ Thăng Long xuôi theo hướng Sơn Tây - Ba Vì nhìn về đô thị Hòa Lạc, đâu đó hình dáng, kiến trúc của một khu đô thị vệ tinh mang theo sứ mệnh đặc biệt đang dần được hình thành. Hòa Lạc, mảnh đất vốn khô cằn, sỏi đá đang chuyển mình thành vùng đất của thanh xuân, nơi ươm mầm giúp bao thế hệ sinh viên đắp xây những viên gạch tri thức đầu tiên.
Nâng tầm tri thức, phát triển văn hoá đọc Tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ trí thức làm việc, cống hiến

Những chặng đường đầu tiên

Với thầy trò Đại học Quốc gia Hà Nội, lễ Khai giảng năm học 2022-2023 diễn ra trong sự hân hoan đặc biệt. Đây là năm học đầu tiên Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc đi vào vận hành. Đi liền đó, ngày 19/5/2022 toàn bộ cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội đã chuyển trụ sở làm việc từ 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy tới Hòa Lạc, Thạch Thất.

Hòa Lạc thành phố tri thức
Hòa Lạc sẽ là thành phố tri thức của tương lai. (Ảnh: Một tiết học của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội).

Giờ đây, Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc sau thời gian dài trù bị đã có tổ hợp tòa nhà HT1 với hơn 14.000m2 sàn, gồm ba giảng đường 120 chỗ, 18 phòng học từ 50 đến 80 chỗ, 10 phòng thí nghiệm, 90 phòng làm việc khác. Tổ hợp tòa nhà HT2 với hơn 20.000m2 diện tích sàn với hai giảng đường 120 chỗ, bốn giảng đường 80 chỗ, 22 phòng thí nghiệm, 11 phòng học, khoảng 100 phòng làm việc với công năng khác nhau…

Những đổi thay này đã và đang từng bước tạo sự thay đổi trong diện mạo của Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội, mở ra một không gian phát triển mới cả về cơ sở vật chất, hoạt động chuyên môn và nguồn nhân lực. Bên cạnh việc nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất, trong kế hoạch năm học 2022-2023, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng dự kiến đưa khoảng 6.000 sinh viên tới học tập tại cơ sở Hòa Lạc.

Không chỉ riêng Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay, đã có một số trường đặt “nền móng” tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc như: Đại học FPT, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Đại học Văn Lang... Đáng chú ý, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc có sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam với các cơ sở đào tạo, sản xuất, nghiên cứu và triển khai như: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel với 5 dự án, vốn đầu tư đăng ký 3.700 tỷ đồng; Tập đoàn Vingroup với 3 dự án, vốn đầu tư đăng ký 9.020 tỷ đồng; Tập đoàn FPT với 4 dự án, vốn đầu tư đăng ký 5.430 tỷ đồng; Tập đoàn VNPT có 2 dự án, vốn đầu tư đăng ký 3.765 tỷ đồng… Ngoài ra có dự án hợp tác với nước ngoài như Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam -Hàn Quốc (V-KIST) với 35 triệu USD vốn vay không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc… Đây chính là những viên gạch đầu tiên của “Đô thị tri thức - Thành phố khoa học” tại Hòa Lạc.

Sát thực tế phát triển

Từ một đô thị nhỏ hẹp với 4 quận nội đô, nay Hà Nội có thêm nhiều quận, huyện mới được hình thành. Để Thủ đô phát triển, Hà Nội đã sớm định hướng và quy hoạch 5 đô thị vệ tinh gồm: Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn với tổng diện tích gần 25.000ha. Theo đó, đô thị vệ tinh có mục tiêu: Kéo giãn dân cư, giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường; phát triển hài hòa giữa khu vực trọng tâm và vùng ngoại thành... tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, đổi mới cơ cấu đầu tư, thúc đẩy vai trò liên kết của Hà Nội với các tỉnh trong khu vực.

Hòa Lạc thành phố tri thức
Hòa Lạc, đô thị mang theo sứ mệnh đặc biệt đang dần hình thành.

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ TTg ngày 26/7/2011 (QĐ-1259) đã xác định cấu trúc phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia.

Trong đó, 4 đô thị vệ tinh: Phú Xuyên, Xuân Mai, Sóc Sơn, Sơn Tây được thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chung từ năm 2015 với tổng diện tích khoảng 20.388,3ha, riêng đô thị vệ tinh Hòa Lạc có diện tích 17.274ha được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung vào tháng 5/2020. Các đô thị vệ tinh được định hướng phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ từ hạ tầng kỹ thuật đến hạ tầng xã hội một cách độc lập và hỗ trợ, giảm tải nhiều chức năng cho đô thị trung tâm.

Theo Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, khi Hà Nội triển khai xây dựng đồng bộ 5 đô thị vệ tinh sẽ có khả năng dung nạp khoảng gần 1,4 triệu người, giảm áp lực dân số và hạ tầng kỹ thuật vào đô thị trung tâm, nhất là nội đô lịch sử. Quỹ đất có khả năng khai thác gần 25.000 ha (gần 70% diện tích tự nhiên nội đô lịch sử), tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp, sáng tạo. Khi thực hiện các đô thị vệ tinh còn góp phần thúc đẩy vai trò liên kết của Hà Nội với các tỉnh trong vùng, khu vực, tạo thuận lợi cho thực hiện chức năng đô thị đặc biệt là Thủ đô, là động lực phát triển vùng. Do đó, Thành phố cần chỉ đạo quyết liệt, bứt phá, không để chậm thêm thời hạn hoàn thành các quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh.

Cũng theo các chuyên gia, để giải quyết được bài toán đô thị vệ tinh, trước mắt phải giải quyết được những yêu cầu về kết nối giao thông, thu hút dân cư, đầu tư và các vấn đề về đất đai. Đi đôi với đó, việc lập các đồ án quy hoạch phân khu chức năng tại các đô thị vệ tinh để cụ thể hóa quy hoạch chung cần được khẩn trương thực hiện hơn nữa. Đây được xem là nhiệm vụ không thể chậm trễ thêm. Bởi nếu cứ kéo dài việc lập và phê duyệt quy hoạch và chưa biết tới bao giờ các đô thị vệ tinh mới thành hình thì chúng ta sẽ mất đi rất nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Việc tổ chức không gian đô thị Hà Nội theo mô hình chùm đô thị được kỳ vọng là động lực phát triển mới quan trọng cho phát triển kinh tế Thủ đô. Đây cũng là mô hình được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công, sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả để giảm tải mật độ dân, giảm tải sức ép hạ tầng cho vùng lõi nội đô lịch sử.
Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ

(LĐTĐ) Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi và đầy màu sắc, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 đã chính thức khép lại vào tối 6/10 tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội. Sự kiện đã diễn ra thành công rực rỡ, vượt xa kỳ vọng ban đầu, thu hút 63.000 lượt khách tham quan.
Tưng bừng hội thi Zumba, Dân vũ thể thao trong công nhân, viên chức, lao động huyện Gia Lâm

Tưng bừng hội thi Zumba, Dân vũ thể thao trong công nhân, viên chức, lao động huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Hội thi Zumba, Dân vũ thể thao trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Gia Lâm năm 2024 là sân chơi lành mạnh, bổ ích để cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện giao lưu, học hỏi, tăng tình đoàn kết, gắn bó, nâng cao đời sống tinh thần và thể hiện tài năng văn hóa, nghệ thuật.
Nữ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

Nữ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người” đến nay đã 27 năm, trong đó có 20 năm làm công tác Công đoàn, khoảng thời gian đó đủ để chị Nguyễn Thị Hương - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Vạn Bảo (Hà Đông, Hà Nội) hiểu về vai trò của tổ chức Công đoàn tại nhà trường. Từ đó, chị đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Nhà trường thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn để góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường.
Cần 52 tỷ đồng để sửa chữa Quốc lộ 51

Cần 52 tỷ đồng để sửa chữa Quốc lộ 51

(LĐTĐ) Để sửa chữa Quốc lộ 51 (tuyến đường kết nối trực tiếp Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu) đang bị xuống cấp trầm trọng, gây mất an toàn giao thông (ATGT), Khu quản lý đường bộ IV (đơn vị được bàn giao quản lý Quốc lộ 51) vừa đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chi khoảng 52 tỷ đồng.
Đoàn học sinh Hà Nội đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Toán và Khoa học quốc tế

Đoàn học sinh Hà Nội đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Toán và Khoa học quốc tế

(LĐTĐ) Ngày 6/10, tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức đón đoàn học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) năm 2024, lần thứ 21.
Sôi nổi Giải bóng đá Mai Linh Hà Nội Cup lần 3 năm 2024

Sôi nổi Giải bóng đá Mai Linh Hà Nội Cup lần 3 năm 2024

(LĐTĐ) Hướng đến chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Công đoàn Công ty TNHH Vận tải công nghệ Mai Linh Hà Nội phối hợp với Ban Giám đốc Công ty tổ chức Giải bóng đá Mai Linh Hà Nội Cup lần 3 năm 2024. Đây là giải bóng đá truyền thống được tổ chức suốt nhiều năm ở Công ty và thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia.
Trao tặng gần 900 triệu đồng hỗ trợ đồng bào tái thiết cuộc sống sau bão

Trao tặng gần 900 triệu đồng hỗ trợ đồng bào tái thiết cuộc sống sau bão

(LĐTĐ) Triển khai chuỗi hoạt động sát cánh cùng các gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam đã trao tặng gần 900 triệu đồng nhằm hỗ trợ đồng bào các địa phương tái thiết cuộc sống.

Tin khác

Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của các luật gia, những năm qua, các cấp Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã năng động, tích cực trong hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải... ở địa phương, góp phần hướng dẫn người dân thực hiện đúng pháp luật.
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

(LĐTĐ) “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" từ UNESCO, khẳng định những nỗ lực không ngừng của Thành phố trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”, thành phố Hà Nội đã giới thiệu về các di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và Quốc gia vinh danh, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc nhất của Thăng Long - Hà Nội.
Xúc động hình ảnh Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954

Xúc động hình ảnh Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954

(LĐTĐ) Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” sáng 6/10, người dân Hà Nội được chứng kiến màn thực cảnh tái hiện thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô trong rợp trời cờ, hoa và niềm hân hoan chiến thắng.
Thanh Trì: Chặng đường 70 năm giải phóng

Thanh Trì: Chặng đường 70 năm giải phóng

(LĐTĐ) Cách ngày này đúng 70 năm (6/10/1954), huyện Thanh Trì hoàn toàn giải phóng. Đây là sự kiện, dấu mốc quan trọng khẳng định bề dày lịch sử; niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân về vùng đất giàu truyền thống anh hùng, địa linh nhân kiệt.
Lan toả mạnh mẽ thông điệp vì hoà bình từ Thủ đô Hà Nội thân yêu

Lan toả mạnh mẽ thông điệp vì hoà bình từ Thủ đô Hà Nội thân yêu

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô; 25 năm ngày thành phố Hà Nội được tặng danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”. Đây là dịp để tiếp tục khẳng định những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp: Văn hiến, Anh hùng, Hòa bình, Hữu nghị của Thủ đô và dân tộc Việt Nam.
Nghe tiếng lòng người Hà Nội từ "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình"

Nghe tiếng lòng người Hà Nội từ "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình"

(LĐTĐ) Những chia sẻ từ người dân, nghệ nhân và các lực lượng tham gia đã góp phần tạo nên bức tranh rực rỡ về "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình". Qua đó, thể hiện tầm vóc và ý nghĩa to lớn của sự kiện này đối với không chỉ Hà Nội mà còn cả đất nước Việt Nam, trong hành trình phát triển và hội nhập quốc tế.
"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình": Tái hiện lịch sử hào hùng của Thủ đô và phát huy các giá trị văn hóa Thăng Long

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình": Tái hiện lịch sử hào hùng của Thủ đô và phát huy các giá trị văn hóa Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 6/10, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”. Đây là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, được chỉ đạo bởi Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hà Nội.
Liên hoan nghệ thuật Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng

Liên hoan nghệ thuật Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Mới đây, Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận tổ chức Liên hoan nghệ thuật lần thứ VI năm 2024 với chủ đề “Mãi mãi là Bộ đội Cụ Hồ”.
Tiếp tục đóng góp trí tuệ, tạo đồng thuận để xây  dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

Tiếp tục đóng góp trí tuệ, tạo đồng thuận để xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

(LĐTĐ) Trong 70 năm qua, các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo đã đóng góp tích cực vào chặng đường phát triển của Thủ đô, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin vào Đảng, chính quyền và Nhân dân.
Xem thêm
Phiên bản di động