Tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ trí thức làm việc, cống hiến

(LĐTĐ) Về thực hiện giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý phải tạo điều kiện cho trí thức làm việc thật tốt, tham gia đóng góp vào xây dựng chủ trương chính sách, lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong xã hội.
Nguồn vốn bố trí thực hiện nhà ở xã hội cho công nhân mới đạt khoảng 35% nhu cầu Hải Phòng: Công tác xây dựng đội ngũ trí thức đạt nhiều kết quả tích cực

Ngày 9/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành về xây dựng dự thảo Chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030.

Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ - cơ quan chủ trì soạn thảo Chiến lược Quốc gia phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030 (Chiến lược), cho thấy, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 về "Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, bên cạnh những kết quả đã đạt được, so với yêu cầu hiện tại, Việt Nam còn thiếu cả về số lượng và chất lượng đội ngũ trí thức. Tình trạng phân bổ, cơ cấu đội ngũ trí thức còn chưa phù hợp, thiếu những chuyên gia đầu ngành, đội ngũ kế cận hẫng hụt.

Trong khi đó, chính sách phát triển đội ngũ trí thức hiện nay còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa có tính đột phá, thậm chí không khả thi. Môi trường và điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ, sử dụng, đặc biệt trong khu vực Nhà nước, chưa đủ mạnh để thu hút và giữ chân những trí thức tài năng.

Tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ trí thức làm việc, cống hiến
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành về xây dựng dự thảo Chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030 - Ảnh: VGP/Đình Nam

Vì vậy, mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, tham gia trực tiếp và khẳng định vai trò đối với thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững, chủ yếu dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030.

Về một số giải pháp chung để phát triển đội ngũ trí thức, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất như: Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, quản lý phát triển đội ngũ trí thức; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách về thu hút, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức; tạo lập môi trường pháp lý, các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đội ngũ trí thức; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức; hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư và tài chính cho phát triển đội ngũ trí thức; tập hợp, nắm bắt hiện trạng, nhu cầu học tập, làm việc của đội ngũ này.

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến đã đóng góp cụ thể vào tiêu chí xác định trí thức, việc xác định các nhóm trí thức trong lĩnh vực hoạt động cụ thể, mục tiêu đề ra, giải pháp thực hiện…

Cụ thể, về chỉ tiêu phát triển đội ngũ trí thức thông qua số người có bằng cấp, số lượng bằng sáng chế, công bố khoa học… được nêu trong dự thảo, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho rằng, các chỉ tiêu trên chủ yếu tập trung vào đội ngũ trí thức làm khoa học, những người có bằng cấp.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, Chiến lược cần tập trung vào phát triển lực lượng trí thức nòng cốt, những cá nhân có đóng góp giá trị cho xã hội về vật chất, tinh thần, góp phần thúc đẩy đội ngũ trí thức phát triển; từ đó, việc thực hiện chiến lược vừa bảo đảm diện rộng nhưng có trọng tâm, trọng điểm.

Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, cần làm rõ hơn nữa tiêu chí về học vấn, chuyên môn; giá trị, mức độ ảnh hưởng trong xã hội của những công trình, tác phẩm của các trí thức. Cùng với việc tôn vinh, tạo điều kiện cho các trí thức hoạt động, cần có biện pháp đấu tranh, xử lý những người có các hành vi không phù hợp, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

Tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ trí thức làm việc, cống hiến
Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp thu các ý kiến, quán triệt nghiêm túc, đầy đủ nội dung, tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 về "Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước", nhất là 3 quan điểm chỉ đạo được nêu trong Nghị quyết.

Cụ thể, trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Ðầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững.

Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Ðảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định. Đội ngũ trí thức có vinh dự và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc, không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của đội ngũ trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ trí thức.

Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước.

Về các nhóm giải pháp, Phó Thủ tướng lưu ý phải tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức làm việc thật tốt, tham gia đóng góp vào xây dựng chủ trương chính sách, lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong xã hội.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về các cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ trí thức hoạt động trong những lĩnh vực, khu vực như: Giáo dục, văn học nghệ thuật, pháp luật, y tế, doanh nghiệp, hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, các hội, đoàn thể chính trị - xã hội nghề nghiệp…; có giải pháp phát huy toàn dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức vào xây dựng, hình thành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước…

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận thông tin, Công an quận 5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã điều động Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xuất 2 xe chuyên dụng cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến địa điểm xảy ra tai nạn, phối hợp công an địa phương thực hiện công tác cứu nạn.
Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

(LĐTĐ) Với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu sở, ngành, địa phương và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành giai đoạn 1 để thông xe trước ngày 2/9.
Khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất tại Hà Giang

Khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất tại Hà Giang

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg yêu cầu tập trung khắc phục sự cố sạt lở đất tại tỉnh Hà Giang và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở.
Xem thêm
Phiên bản di động