Hỏa hoạn nơi di tích: Hậu quả của sự bất cẩn và tùy tiện

Trong số báo 108,109 ra ngày 8/9 và 10/9/2015, LĐTĐ đã đề cập đến vấn đề bảo hiểm cháy nổ chung cư. Tuy nhiên, việc hỏa hoạn nơi di tích cũng là một vấn đề đáng bàn khi liên tiếp trong những ngày cuối tháng 8 vừa qua, miền Bắc đã để xảy ra hai vụ cháy lớn, nhỏ tại hai ngôi chùa, đặc biệt trong đó có di tích được xếp hạng quốc gia, gây hậu quả nghiêm trọng.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thị sát, chỉ đạo sớm khắc phục hậu quả vụ cháy chợ Bộng
Khống chế hỏa hoạn tại cụm công nghiệp làng nghề Liên Hà
Hỏa hoạn thiêu trụi chợ Ba Đồn, thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng
Tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn

Mới đây, tại chùa Long Sơn – ngôi chùa cổ nhất tại Hải Phòng, được xây dựng tháng 2/1711, đã xảy ra vụ cháy lớn khiến hàng cột lim cổ và 13 pho tượng tại ban thờ Tam Bảo và 4 cột gỗ lim bị thiêu rụi. Hàng trăm người dân cùng cảnh sát chữa cháy nỗ lực trong hơn một tiếng mới dập được lửa. Nguyên nhân hỏa hoạn được xác định do chập điện tại nơi thờ tự. Trước đó ngày 21/8, tại chùa Bút Tháp ở Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, một trong bốn di tích quốc gia đặc biệt cũng bị hỏa hoạn ở gian phủ thờ, làm cháy hoàn toàn hương án bằng gỗ 300 tuổi. Đây là chiếc hương án cổ, quý vào bậc nhất thế kỷ 17 còn tồn tại, có kích thước trên dưới 1,5 mét mỗi chiều, thuộc kiểu chân quỳ dạ cá, kỹ thuật chạm khắc tinh xảo tỷ mỷ với đề tài tứ linh, tứ quý. Trên hương án được bài trí một bát hương và đôi lọ hoa nhỏ bằng gốm men, các hiện vật này đều đã bị vỡ và lẫn vào trong than tro của đám cháy. Đặc biệt, pho tượng cổ của Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đặt gần hương án bị cháy xém phần bệ tượng.

Hỏa hoạn nơi di tích: Hậu quả của  sự bất cẩn và tùy tiện
Gian Phủ thờ chùa Bút Tháp - Bắc Ninh đã được niêm phong sau đám cháy

Hỏa hoạn nơi di tích không phải là chuyện bây giờ mà trước đó đã có không ít vụ hỏa hoạn từng xảy ra như chùa Tảo Sách (Hà Nội), chùa Dơi (Sóc Trăng), đền thờ Lê Lai (Thanh Hóa), phố cổ Hội An (Quảng Nam), chùa Hội Sơn (TP.HCM),…. Đáng buồn là có những di tích khi hỏa hoạn xảy ra, cả thầy chùa lẫn ban quản lý nơi thờ tự, chỉ biết bất lực nhìn ngọn lửa thiêu rụi trong đau xót mà không biết làm cách nào để dập lửa.

Ngay sau vụ hỏa hoạn tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Bộ VHTT&DL đã ban hành văn bản đề nghị Sở VH-TT-DL các tỉnh, thành phố phải chỉ đạo đơn vị thuộc sở phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp tiến hành kiểm tra, rà soát các di tích để có phương án bảo vệ, phòng chống cháy nổ, trộm cắp di vật, cổ vật, đảm bảo giữ gìn an toàn tuyệt đối cho các di tích; đồng thời, lắp hệ thống camera theo dõi, bố trí hệ thống báo cháy và cứu hỏa tự động, kiểm tra và thay thế hệ thống điện không đảm bảo trong di tích; kiện toàn bộ máy quản lý di tích các cấp, luôn bố trí người trông coi, bảo vệ di tích... Tuy nhiên, vấn đề phòng chống hỏa hoạn nơi di tích vẫn khiến giới chuyên môn lo ngại, bởi thời gian qua, ngành văn hóa đã ban hành nhiều văn bản, thành lập nhiều đoàn kiểm tra về việc phòng, chống cháy nổ, mất cắp tại các di tích. Nhưng bên cạnh một số nơi thực hiện nghiêm túc vẫn có nhiều phường, xã phớt lờ, lơi là trong công tác phòng cháy. LĐTĐ đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia, những người nghiên cứu văn hóa về vấn đề này:

GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam: “Tiền không mua được giá trị lịch sử”

Đối với đình, chùa, miếu mạo, đặc biệt là các di tích quốc gia - những nơi tôn nghiêm cần phải bảo vệ cẩn thận, tôn trọng di tích nhưng chúng ta không làm tròn được nhiệm vụ ấy. Hầu hết các vụ hỏa hoạn nơi di tích, nguyên nhân chính đều do sự bất cẩn, cẩu thả, tùy tiện của con người.

Việc hương án ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) có niên đại 300 năm tuổi và là một hiện vật đặc biệt tại di tích cấp quốc gia vừa mới được xếp hạng năm 2015 bị cháy là việc nghiêm trọng. Ngoài hương án này, một số cấu kiện gỗ trong trong gian thờ này bị ám khói, tổn hại bề mặt ngoài. Đặc biệt, pho tượng cổ của Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đặt gần hương án cũng bị cháy xém phần bệ tượng. Vậy mà có một số người cho đây là vụ cháy không nghiêm trọng thì tôi thực sự lo lắng cho số phận các di tích, di sản.

Tôi cho rằng, việc tăng cường, lắp đặt thêm thiết bị kỹ thuật là việc làm cần thiết nhưng không quan trọng bằng giáo dục ý thức cho mọi người, đặc biệt là những người trực tiếp trông coi di tích, là các cán bộ quản lý di tích ấy. Một báu vật như thế mà không có quy định bảo vệ nghiêm ngặt, ý thức rõ ràng, thì việc xảy ra thiệt hại, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Đến lúc đấy thì có tiền cũng không mua nổi giá trị lịch sử.

PGS. TS. Lê Quý Đức, nguyên phó Viện trưởng Viện Văn hoá và Phát triển: “Phải được giải quyết đồng bộ, tổng thể”

“Hỏa hoạn nơi di tích xảy ra ngày một nhiều. Muốn phòng cháy phải biết kết hợp cả hai phương pháp giữa thủ công truyền thống với hiện đại. Các bình xịt, thang, bể nước, mái rạ, mái rơm phải được kiểm tra liên tục. Đối với các nơi thờ tự vùng nông thôn thực hiện theo phương pháp truyền thống là tốt nhất.” - PGS. TS Đặng Văn Bài - nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam nói.

Dù ở một số di tích, ban quản lý đã hạn chế việc phật tử thắp hương, song thực tế vẫn có nhiều người cố tình làm điều đó. Đồ vàng mã, đèn, nến đều được đặt bên các hiện vật thường bằng gỗ, được che phủ bằng vải lụa dễ bắt cháy. Hệ thống điện ở nhiều di tích, dây rợ chằng chịt, không được thiết kế an toàn, thường do những người trông nom di tích tự làm chứ không có bàn tay của các kỹ sư điện nên chứa đựng những ẩn họa cho di tích. Hơn nữa, các chùa chiền bị vây quanh, xâm lấn trong không gian làng xã chật chội. Vì vậy, khi xảy ra hỏa hoạn việc cứu hỏa bằng các phương tiện hiện đại như xe cứu hỏa rất khó khăn nên có một số di tích khi xảy ra cháy thì cũng đành…chịu. Bên cạnh đó, thiết bị chữa cháy như bình xịt, thang còn quá thô sơ, ít được quan tâm, kiểm tra nên khi xảy ra hỏa hoạn thường lúng túng, trở tay không kịp.

Bộ VHTT&DL đã cho tăng cường lắp đặt thêm hệ thống camera chống trộm, chống cháy tại các di tích là việc làm cần thiết. Song vấn đề ở đây không phải là thiết bị kỹ thuật mà là con người. Tôi cho rằng, phòng chống hỏa hoạn phải là một vấn đề được giải quyết tổng thể và đồng bộ giữa hệ thống kỹ thuật và con người. Tại các di tích cần có thêm đội ngũ bảo vệ, người trông coi. Những người này phải được trang bị, tập huấn kiến thức chuyên môn về phòng, chữa cháy kịp thời. Bên cạnh đó, họ phải được hưởng chế độ đích đáng. Chính quyền địa phương cần có quy chế cụ thể về khen thưởng, xử phạt trong hoạt động này; đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ cổ vật di tích ở nơi thờ tự ấy.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

(LĐTĐ) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông T.Đ.T (biệt danh trên mạng xã hội Tiktok “Vua quạt”) 40 triệu đồng; đồng thời, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu.
Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

(LĐTĐ) Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Để không mắc “bẫy lừa”, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, cần luôn chủ động kiểm chứng thông tin từ những tin nhắn hay các cuộc gọi.
Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

(LĐTĐ) Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nạn nhân đã thực hiện 32 lần chuyển khoản, với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Sau khi biết mình bị lừa, người này đã đến cơ quan Công an trình báo.
Thời tiết ngày 8/5: Hà Nội có mưa rào, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét

Thời tiết ngày 8/5: Hà Nội có mưa rào, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét

(LĐTĐ) Khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét.
Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội từ 7-11/5, chiều 7/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc) do ông Kim Hae Gwang - Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ Thành phố Seoul làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đức Thịnh tiếp đoàn.
Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang dẫn đầu.

Tin khác

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) “Theo dấu chân Người” là chủ đề hoạt động trong suốt tháng 5/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhằm hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn.
Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Các nữ chiến sĩ, dân quân là những đóa hoa tươi thắm hòa chung trong không khí hào hùng của Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên sáng 7/5.
Những hình ảnh hùng tráng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những hình ảnh hùng tráng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người.
Khởi động cuộc thi “UOB Painting of the Year” năm thứ hai tại Việt Nam

Khởi động cuộc thi “UOB Painting of the Year” năm thứ hai tại Việt Nam

(LĐTĐ) UOB kêu gọi các họa sĩ Việt phát huy tài năng sáng tạo trong cuộc thi “UOB Painting of the Year” năm thứ hai tại Việt Nam. Cuộc thi nghệ thuật hàng đầu của UOB hướng đến mục tiêu giúp các nghệ sĩ Việt tiếp cận rộng rãi hơn đến khán giả yêu nghệ thuật trên toàn khu vực.
Triển lãm tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại”

Triển lãm tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức Triển lãm tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và Tầm vóc thời đại”.
Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

(LĐTĐ) Màn bắn pháo hoa tầm cao rực rỡ sắc màu vào tối 6/5 là điểm nhấn ấn tượng trong Chương trình Nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”, được tổ chức tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thu hút đông đảo du khách tham quan

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thu hút đông đảo du khách tham quan

(LĐTĐ) Sáng 6/5, mặc dù trời mưa nặng hạt nhưng lượng khách đến tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vẫn rất đông. Thậm chí, có thời điểm Bảo tàng phải tạm ngừng bán vé, đóng cửa để điều tiết lượng khách.
Ấn tượng 700 máy bay không người lái tạo hình Chiến thắng Điện Biên Phủ trên bầu trời Điện Biên

Ấn tượng 700 máy bay không người lái tạo hình Chiến thắng Điện Biên Phủ trên bầu trời Điện Biên

(LĐTĐ) Tối 5/5, bầu trời phía trên Tượng đài chiến thắng ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên xuất hiện nhiều hình ảnh khổng lồ được tạo từ 700 drone (thiết bị bay không người lái) phát sáng.
Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

(LĐTĐ) Tối 5/5, Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, đã được truyền hình trực tiếp từ 5 điểm cầu Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh trên VTV1 nhằm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 ngôn ngữ.
Xem thêm
Phiên bản di động