Hòa Bình: Quất, đào ồ ạt đại hạ giá chiều 30 Tết

Chiều 9/2 (30 Tết), tại nhiều địa điểm kinh doanh hoa, cây cảnh trên địa bàn thành phố Hòa Bình, đặc biệt là tại khu vực xung quanh Công viên Tuổi trẻ, Quảng trường trung tâm Thành phố, cảnh mua bán đào, quất vẫn diễn ra tấp nập.
Nỗ lực làm đẹp Thủ đô ngày Tết Giữ bình yên cho nhân dân vui Xuân, đón Tết Chuyên gia mách "bí quyết" đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô, thời điểm chiều 30 Tết, giá cả các loại hoa, cây cảnh như đào, mai, quất... đã “mềm” hơn rất nhiều so với những ngày trước đó. Với mong muốn sớm trở về nhà và hoàn trả mặt bằng cho chính quyền địa phương để chuẩn bị tổ chức các hoạt động cho đêm 30 Tết, nên các hộ kinh doanh đã chủ động hạ giá sâu.

Hòa Bình: Quất, đào ồ ạt đại hạ giá chiều 30 Tết
Chiều 30 Tết, rất đông người dân ở thành phố Hòa Bình chờ đào, quất “đại hạ giá” để tìm mua.

Dịp Tết Giáp Thìn 2024, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, thu nhập của nhiều người dân đã giảm sút so với năm trước; nắm bắt được nhu cầu và tình hình thị trường, nhiều người kinh doanh đã nhập hoa, đào, quất Tết… với số lượng ít hơn rất nhiều so với năm trước. Tuy nhiên, do sức mua yếu, nên chiều 30 Tết thị trường đào, quất ở thành phố Hòa Bình vẫn còn khá nhiều, nhất là những loại cây có giá trị như: Đào cổ thụ, nhất chi mai…

Trong khi đó, dù các hộ kinh doanh đã chủ động giảm giá sâu, nhưng những chậu quất, đào vẫn khó bán, thậm chí người dân còn kỳ kèo “ép giá” người bán, với mong muốn mua được giá rẻ nhất có thể.

Hòa Bình: Quất, đào ồ ạt đại hạ giá chiều 30 Tết
Dù đào, quất đã giảm giá rất mạnh trong chiều 30 Tết nhưng vẫn ế.

Anh Hùng, một tiểu thương kinh doanh quất cảnh ở khu vực Quảng trường trung tâm thành phố Hòa Bình cho biết, đến thời điểm này, người dân tìm đến mua quất, đào vẫn rất đông, nhưng đa phần họ đều “ép giá” người bán. Để “giải phóng” cây cảnh, chúng tôi đã phải bán đồng giá hàng loạt cây quất cảnh loại nhỏ (được trồng và tạo dáng trong bình gốm) với mức 100.000 đồng/cây, trước đó loại cây này được bán từ 200.000 - 400.000 đồng/cây. Tương tự, với loại quất chum, bình lớn cũng được chúng tôi giảm giá xuống còn 250.000 - 300.000 đồng/cây, rẻ hơn 1 nửa giá so trước đó, nhưng nhiều người mua vẫn “ép giá” chờ chúng tôi giảm tiếp mới chịu xuống tiền mua.

Cùng chung nỗi buồn kinh doanh “ế ẩm” và phải chấp nhận giảm giá sâu như anh Hùng, chị Thanh Hương (ở phường Tân Thịnh, Hòa Bình), một tiểu thương buôn bán đào thế, đào phai cũng buồn bã chia sẻ: “Nếu như với đào thế, chỉ 4 - 5 ngày trước vẫn còn có giá bán cả triệu đồng/cây, thì chiều 30 Tết, chúng tôi đã phải giảm giá bán xuống mức thấp nhất từ 200.000 - 300.000 đồng/cây, nhưng vẫn còn ế. Thậm chí, nhiều cây đào thế to còn không có người hỏi mua. Bất đắc dĩ chúng tôi phải chặt bỏ cành và chở quay lại vườn để chăm sóc chờ đến Tết năm sau rồi bán”.

Hòa Bình: Quất, đào ồ ạt đại hạ giá chiều 30 Tết
Nhiều người kinh doanh đã phải thu dọn đào Tết mang về vườn chăm sóc do ế ẩm.

Theo đánh giá của các hộ kinh doanh, thị trường hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán ở Hòa Bình, ngoài một số loại như quất, đào dáng huyền, đào cành... thì các loại khác nhìn chung khó tiêu thụ hơn so với những năm trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do kinh tế gặp nhiều khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu trong mua sắm dịp Tết...

Có thể thấy, trong khi nhiều tiểu thương kinh doanh đào, quất ở thành phố Hòa Bình đang “ôm mặt” kêu trời vì ế ẩm, thậm chí nhiều người đã phải “đại hạ giá” các mặt hàng đào, quất, nhưng việc tiêu thụ vẫn rất khó khăn. Trong khi đó, không ít người dân “sẵn sàng” chờ đến chiều 30 Tết để mua được những cây đào, cây quất cảnh chơi Tết với giá “rẻ như cho”. Thậm chí, không ít người còn “cò kè”, thêm bớt để ép giá người kinh doanh, hay chờ “tháo khoán” để “săn” cây cảnh giá rẻ khiến nhiều tiểu thương ngao ngán.

Hòa Bình: Quất, đào ồ ạt đại hạ giá chiều 30 Tết
Không ít người kinh doanh phải phá bỏ đào do bị "ép giá" chiều 30 Tết.

Vẫn biết, việc mua được những cây đào, cây quất ngày Tết với dáng đẹp, giá rẻ là điều mà bất cứ người tiêu dùng nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, việc rất nhiều người dân chờ đến chiều 30 Tết, khi các tiểu thương giảm giá bán mới mới chịu “xuống tiền” mua sắm, đã khiến nhiều nông dân, nhiều người kinh doanh gặp khó. Thậm chí, những năm gần đây đã ghi nhận nhiều trường hợp tiểu thương tại thành phố Hòa Bình nói riêng và ở nhiều địa phương khác nói chung đã phải ngậm ngùi chặt cây, đập bỏ hoa ế, bởi cảm thấy các sản phẩm tâm huyết chăm sóc bị trả giá rẻ mạt.

Ở góc độ tiêu dùng là vậy, còn với triết lý kinh doanh, đòi hỏi người làm nghề phải tôn trọng thị trường, tôn trọng người tiêu dùng. Trong đó, người kinh doanh cần phải bán các sản phẩm một cách đúng giá, phục vụ nhiều phân khúc thị trường với các đối tượng khách hàng khác nhau. Dẫu biết thuận mua, vừa bán, nhưng khi giá cả hợp lý, thì không chỉ nhà vườn, người kinh doanh có lãi, mà nhiều người dân cũng có cơ hội được thưởng lãm vẻ đẹp của cây cảnh dịp Tết sớm hơn.

Và khi đã tìm được “tiếng nói chung” thì chắc chắn, tâm lý “chờ đợi” chiều 30 Tết để mua cây cảnh giảm giá chắc chắn không còn.

Một số hình ảnh thị trường đào, quất tại thành phố Hòa Bình chiều 30 Tết:

Hòa Bình: Quất, đào ồ ạt đại hạ giá chiều 30 Tết
Cây nhất chi mai được bán với giá 4 - 5 triệu đồng/cây trước đó vài ngày, chiều 30 Tết chỉ còn 2 triệu đồng/cây những vẫn không có người mua.
Hòa Bình: Quất, đào ồ ạt đại hạ giá chiều 30 Tết
Người dân tìm mua quất Tết với giá rẻ.
Hòa Bình: Quất, đào ồ ạt đại hạ giá chiều 30 Tết
Nhiều người dân chờ đến chiều 30 Tết mới mua sắm quất, đào.
Hòa Bình: Quất, đào ồ ạt đại hạ giá chiều 30 Tết
Các tiểu thương chặt bỏ đào, giữ gốc mang về vườn tiếp tục chăm sóc chờ dịp Tết năm sau.
Hòa Bình: Quất, đào ồ ạt đại hạ giá chiều 30 Tết
Hòa Bình: Quất, đào ồ ạt đại hạ giá chiều 30 Tết
Dù nhiều người kinh doanh "đại hạ giá" quất đào, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi các tiểu thương giảm giá sâu hơn nữa trong chiều 30 Tết.
Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Hàng trăm món quà đậm đà bản sắc văn hóa Thủ đô đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025. Trong ba ngày từ 11-13/4, không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) trở thành nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống, đây là cơ hội để du khách trong và ngoài nước khám phá chiều sâu di sản văn hóa Hà Nội.
Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Chào mừng Kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phấn đấu hoàn thành và thông toàn tuyến Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4.
LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

Thời gian qua, để “mềm hóa” các văn bản pháp luật vốn khô khan, giúp đoàn viên, người lao động nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực…
Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Kỹ thuật điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU) là phẫu thuật không xâm lấn - không dùng dao có hiệu quả đột phá trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai bám sẹo mổ lấy thai, u vú, các khối u lành tính và ác tính khác tại mô mềm, gan, thận, tụy, xương,…
Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87 ngày 11/4 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Nghị định quy định giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người sử dụng đất.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Thực hiện Ch­ương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội, bám sát chương trình công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Đảng ủy Sở Công Thương Hà Nội, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã chỉ đạo có hiệu quả công tác Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong quý I/2025. Trong thời gian tới, Công đoàn từ ngành đến cơ sở tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động

Bên cạnh việc thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động thì việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng. Qua đó, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần và tăng cường sự gắn kết trong đội ngũ người lao động trên địa bàn quận.

Tin khác

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng

"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng

Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” được tổ chức vào 20h10 ngày 22/4/2025 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, tiếp sóng trên các kênh truyền hình Trung ương, địa phương và phát trực tuyến trên các nền tảng truyền thông internet.
Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Chiều 9/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp báo công bố chương trình Lễ hội Làng Sen 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, gắn với khánh thành Tượng đài “Bác Hồ về thăm quê” và quảng bá tour du lịch “Về quê Bác”.
Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Ngày 9/4, tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, đã diễn ra chương trình giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa; trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ phát huy được lợi thế, có thêm nhiều thuận lợi để Hà Nội phát triển các sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch trên địa bàn được tổ chức bài bản hơn vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.
Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Cứ 5 năm một lần, vào dịp 9-11/3 Âm lịch, những người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) lại nô nức trở về quê hương để tham dự Lễ hội bơi Đăm truyền thống. Lễ hội được tổ chức công phu, kỹ lưỡng không chỉ thu hút người dân trong và ngoài quận mà còn là điểm đến ưa thích của du khách thập phương.
Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Vừa qua, dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lấy ý kiến. Một tầm nhìn mới đang dần hình thành khi biến khu vực bãi giữa sông Hồng thành không gian công viên văn hóa sáng tạo, hướng tới một trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển cách đây hơn 5 thế kỷ, lễ hội chùa Phúc Sơn là ngày hội truyền thống của người dân xã Hải Trung (huyện Hải Hậu, Nam Định). Đây là ngày hội văn hóa gắn liền với Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian bản địa và tưởng nhớ tứ tổ đã khai sáng vùng đất Quần Anh xưa (nay thuộc địa phận huyện Hải Hậu).
Nắng đầu mùa

Nắng đầu mùa

Sớm cuối tuần, tôi tự cho phép mình ngủ thêm một chút. Khi tỉnh giấc, giọt nắng đầu mùa tinh nghịch lọt qua khe rèm, soi lấp lánh trên chiếc gương trang điểm. Tôi bước ra, mở cửa ban-công nhìn xuống phố. Ô kìa, nắng đầu mùa đang chan hòa trên vạn vật.
Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Thực hiện quy định tại Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch.
Xem thêm
Phiên bản di động