Chuyên gia mách "bí quyết" đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết
“Chuyến bay Công đoàn” đã cất cánh đưa công nhân về quê đón Tết Những chuyến xe đầy ắp yêu thương đưa bệnh nhân bị ung thư về quê đón Tết Đường phố trang hoàng rực rỡ đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn |
Tết đến, tủ lạnh chật ních thực phẩm là tình trạng chung của nhiều gia đình. Đây là thói quen mua sắm vượt quá nhu cầu của nhiều gia đình, gây tốn kém, lãng phí và có hại cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thực phẩm tích trữ lâu ngày.
Người dân nên chuẩn bị thực phẩm theo nhu cầu của gia đình. |
Nói về thói quen này, Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Chí Cương, Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho rằng, thức ăn dù đã nấu chín nhưng để lâu ngày trong tủ lạnh vẫn có thể biến chất và nhiễm khuẩn.
Theo đó, việc bảo quản đồ ăn sống - chín lẫn lộn và tủ lạnh quá chật chội không có không khí lưu thông, dễ dàng khiến nơi đây trở thành ổ vi khuẩn làm thức ăn nhanh thiu hỏng. Khi sử dụng những thực phẩm này, người dân có thể bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, nặng nề hơn dẫn đến sốc nhiễm khuẩn không hồi phục và tử vong.
Bên cạnh những ảnh hưởng đến sức khỏe, tình trạng mua sắm thực phẩm dư thừa quá mức tiêu dùng trong ngày Tết gây nên sự lãng phí lớn. Để có thể giải quyết "bài toán" mua sắm thực phẩm hợp lý ngày Tết, vừa đảm bảo vấn đề sức khỏe, vừa tạo lập thói quen tiêu dùng thông minh, tối ưu tài chính của bản thân và gia đình, người dân cần lưu ý bỏ tâm lý tích trữ thực phẩm.
Với tâm lý sợ khan hàng hóa trong dịp Tết, nhiều gia đình có thói quen mua thực phẩm tích trữ. Thế nhưng, hiện nay, các hệ thống siêu thị lớn, chợ đầu mối đều sở hữu nguồn hàng phong phú và đa dạng, phục vụ nhu cầu xuyên suốt dịp Tết của người dân. Vì vậy, người dân nên mua sắm thực phẩm theo đúng nhu cầu sử dụng trong gia đình, tránh dự trữ quá nhiều khiến thức ăn ôi thiu và phải bỏ đi gây lãng phí.
Ngày Tết, các loại thực phẩm đóng gói như mứt, hoa quả sấy, bánh kẹo… là những mặt hàng thường được ưa chuộng. Tuy nhiên, người dân, đặc biệt là các chị, em nội trợ nên lưu ý hạn sử dụng trước khi mua hàng, tránh mua phải thực phẩm hết hạn, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối với những loại thực phẩm khô như măng, nấm hương, mộc nhĩ… cần bảo quản kín trong túi bóng hoặc hộp đựng, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh dính nước gây ẩm mốc hoặc lên men. Đối với thực phẩm tươi sống như thịt gà, thịt bò, tôm… ngay sau khi mua, nếu chưa dùng đến nên được cấp đông càng sớm càng tốt, nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Mọi người nên chia nhỏ thực phẩm thành từng phần vừa đủ cho mỗi lần sử dụng, tránh mất công rã đông dư thừa.
Các loại mứt Tết, bánh kẹo tẩm đường… không nên cất giữ trong tủ lạnh vì hơi ẩm sẽ làm chảy nước, khiến đồ ăn càng nhanh hỏng hơn so với khi để trong túi ở môi trường bên ngoài.
Đồng thời, vị chuyên gia này cũng lưu ý, lợi dụng nhu cầu mua sắm tăng cao dịp Tết cùng tâm lý “ham rẻ”, nhiều đối tượng xấu bày ra đủ chiêu trò lừa đảo hoặc bán hàng giả, hàng kém chất lượng để kiếm lợi nhuận. Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên lựa chọn mua sắm ở các địa chỉ uy tín, có nhiều đánh giá tốt, đảm bảo được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra cẩn thận độ tươi ngon của sản phẩm trước khi quyết định chi "hầu bao".
Cũng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết: Để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người dân trong việc bảo quản, chế biến thực phẩm thì nguyên tắc đầu tiên là thực phẩm nên ăn chín. Nấu xong không để quá 4 giờ mới ăn. Đặc biệt là không làm nhiều quá, để ăn không hết lưu cữu ngày này sang ngày khác. Lúc đó, dù bảo quản để lạnh thế nào, đồ ăn vẫn bị ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn.
Thứ hai là đối với thực phẩm mua sẵn, người dân lưu ý lựa chọn những sản phẩm có nhãn mác đầy đủ và tuân thủ theo hướng dẫn về vận chuyển, bảo quản của người sản xuất.
Thứ ba là về sử dụng. Người dân cố gắng sử dụng thực phẩm vừa đủ, tránh sử dụng quá nhiều... Đây là một vài thông tin cơ bản để chúng ta có thể lưu ý trong quá trình mua, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm trong dịp Tết, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế lưu ý thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05