Hình tượng phụ nữ trong nghệ thuật chèo
Sức sống mãnh liệt của nghệ thuật chèo | |
“Quan Âm Thị Kính” tham gia hòa nhạc Hòa giải thế giới 2017 | |
Người hết mình vì nghệ thuật chèo |
Từ xa xưa, để phản ứng lại tư tưởng trọng nam khinh nữ, dân gian đã có những câu: “Ba đồng một mớ đàn ông/Đem thả vào lồng cho kiến nó tha/ Ba trăm một mụ đàn bà/ Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi”. Như vậy, âm hưởng nữ quyền đã ngân vang qua tiếng nói dõng dạc khẳng định vị trí, giá trị của người phụ nữ trong ca dao - một thể loại của văn học dân gian.
Tuy nhiên, trong văn học dân gian cũng như trong văn học trung đại, những tiếng nói mạnh bạo rõ ràng đặt vấn đề nữ quyền còn khá thưa vắng. Có lẽ bởi người phụ nữ Việt Nam vốn “lấy chữ nhẫn làm đầu” do bản năng, tình cảm, truyền thống và các quy tắc xã hội. Trong khi đó, chèo – một loại hình chủ đạo của nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam lại là một sân khấu của nữ giới, sân khấu đầy nữ tính mạnh dạn khẳng định tính nữ quyền trong nghệ thuật.
Một trích đoạn vở chèo Quan âm Thị Kính |
Có thể thấy, hệ thống nhân vật trong chèo truyền thống khá đa dạng, nhưng mỗi vở đều tập trung khắc họa một hình tượng nhân vật trung tâm, chủ yếu là hình tượng nhân vật nữ. Một cách ý thức hoặc tự phát những quan niệm, những ước mơ, khát vọng và cả tinh thần phản kháng chế độ phong kiến nhiều bất công của người dân xưa đã được khúc xạ rõ nét qua loại hình nhân vật độc đáo này.
Trong tư duy của người xưa thì nhân vật nữ ở chèo cổ được chia làm hai loại "chính" và "lệch", cũng như nhân vật tuồng được chia ra hai phe "trung", "nịnh". Nhân vật nữ chính của chèo luôn là những tấm gương về đạo đức và việc thể hiện những nhân vật ấy là sự hình tượng hóa những điều khác nhau của đạo đức xưa, đó là Thị Kính tiêu biểu cho đức tính cam chịu trước những nỗi oan trái của cuộc đời, đó là Thị Phương tiêu biểu cho đức tính hy sinh trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu, đó là Trinh Nguyên trong quan hệ mẻ ghẻ con chồng… Nói chung các nhân vật này đều có một mô hình chung là qua một quá trình thử thách họ khẳng định được phẩm chất tốt đẹp của mình và họ được đền bù xứng đáng hơn.
Nhân vật nữ Lã Thiện Hương trong vở chèo “Người con của Vạn Thắng Vương” của nhà văn Nguyễn Toàn Thắng |
Loại nhân vật nữ lệch, nữ pha là những con người mà chế độ phong kiến gọi là nghịch nữ. Đó là Thị Màu xuất hiện trên sân khấu như một ngọn lửa rừng rực tình yêu, táo bạo thách thức, phá tan mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến đi tìm quyền tự do yêu đương. Đó là Súy Vân bị người chồng ham mê danh vọng ruồng bỏ, đã giả dại để thoát khỏi cảnh cô đơn lạnh lùng. Những nhân vật này đã được chèo ủng hộ, và với tài năng của nhiều thế hệ nghệ nhân nối tiếp nhau đã gia công bồi đắp sáng tạo để trở thành những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ tuyệt vời.
Một vũ trụ phụ nữ ngự trị trong chèo cổ và tạo nên ở đây cái chất, cái nữ tính rất nổi bật, rất đậm đặc, đến nỗi người xem cứ có cảm tưởng rằng hễ vào chèo là lập tức gặp các chủ nhân nữ của nó.
Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn với khát vọng sống thanh bình giữa một xã hội phong kiến đầy bất công. Nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện nôm rồi được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc.
Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sĩ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt làm quan, còn người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng. Lối chèo thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù, Hương câm, Đồ điếc, Quan âm Thị Kính…
Ngoài ra chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như trong vở Trương Viên... Dù nội dung có đa dạng thế nào, thì chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: Tình yêu, tình bạn, tình thương. Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ước lệ trong nghệ thuật chèo và trở thành những nhân vật có cá tính riêng như thế.
Là một người nổi tiếng gắn bó với nghệ thuật chèo truyền thống, trong các kịch bản sân khấu về đề tài lịch sử của mình, nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Toàn Thắng luôn chú ý đến thân phận phụ nữ. Lý giải về điều này, anh cho biết: “Tôi thiên về hướng cho rằng đất nước này còn tồn tại mạnh mẽ đến ngày hôm nay, là nhờ mang tính nữ. Phụ nữ Việt dịu dàng, cam chịu trong cuộc sống thường ngày, nhưng rất dũng cảm một khi xảy ra bất cứ biến cố gì với non sông đất nước.
Chẳng hạn như trong vở chèo “Nàng thứ phi họ Đặng”, nhân vật Đặng Thuý Hạnh con gái của quốc công Đặng Tất, sau khi cha bị giết, lập tức lên đường và trở thành chiến binh. Còn ở vở chèo “Người con của Vạn Thắng Vương”, thì mẹ của Nam Việt Vương Đinh Liễn cũng xin vào thành làm con tin, khi không được chấp thuận thì giả điên vào thành chăm con. Những nhân vật nữ ấy, tôi đều lấy cảm hứng từ lịch sử, nhưng gửi gắm vào đó lòng yêu thương, sự tôn trọng với người xưa”.
Tiến sĩ Văn học, nhà viết kịch Trần Đình Ngôn được biết đến như một tác giả tài năng của sân khấu chèo Việt Nam, trong những tác phẩm của ông, nhân vật nữ luôn được đề cao. Đó không chỉ là sự tiếp mạch của chèo cổ với hình bóng phụ nữ là trung tâm, ông còn cho biết, những nhân vật hay, thành công thường là nữ, nhân vật tạo nên sự rung động, để lại ấn tượng với người xem cũng thường là nhân vật nữ.
Ngay cả những vở ông viết về một danh nhân văn hóa nhưng nhân vật gây được ấn tượng có khi không phải là danh nhân ấy mà lại là những bóng hồng bên cạnh họ. Ông cũng cho rằng đạo mẫu ảnh hưởng nhiều đến sáng tác của ông, những nhân vật nữ của ông thường sống, suy nghĩ, hành động, phát ngôn với tư cách người mẹ; nhiều trường đoạn giàu chất thơ, gây được cảm xúc cho người xem là những lời nói, hành động của những người vợ, người mẹ.
Đó là người vợ của ông chủ nhiệm hợp tác xã, người mẹ trong vở “Chiếc nón bài thơ”; là bà Thái phi trong vở “Lời sấm truyền từ Quán Trung tân” hay Ni cô Đàm Liên trong vở “Nam dược Thánh nhân”…
Có thể nói, người Việt Nam đã hình thành nên một kiểu "văn hóa chèo" bền vững và đầy sức sống. Cái chất dân dã mộc mạc, nhắn nhủ duyên dáng, hài hước đã tạo dựng lên cái xương cốt của chèo với phong vị riêng, trong đó nổi bật nhất chính là yếu tố nữ quyền.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40