NSƯT Phương Mây: Gần 30 năm “giữ hồn” Chèo truyền thống
Hà Nội dự liên hoan Chèo toàn quốc với 2 vở diễn Liên hoan Nghệ thuật hát Chèo không chuyên Hà Nội 2020 Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong: Tạo điều kiện để nghệ sĩ, diễn viên sống được bằng nghề |
Đưa nghệ thuật Chèo đến gần hơn với công chúng Thủ đô
Sinh ra và lớn lên ở Hải Dương - một trong bốn cái nôi truyền thống về nghệ thuật Chèo dân gian và có bố mẹ đều là những nghệ sĩ trong đội hát Chèo của thôn, xã, vì vậy mà ngay từ nhỏ, Phương Mây đã được tiếp xúc với những làn điệu Chèo và sâu thẳm trong trái tim người con gái ấy đã ấp ủ một tình yêu to lớn với làn điệu truyền thống này.
Được sự ủng hộ của bố mẹ, Phương Mây đã tham gia các lớp dạy về Chèo ngay từ khi còn đi học. May mắn sở hữu một giọng ca đẹp cùng với quyết tâm nối nghiệp cha mẹ, chị đã nỗ lực không ngừng để trở thành một nghệ sĩ Chèo chuyên nghiệp. Niềm đam mê Chèo cũng ngày càng cháy bỏng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
NSƯT Phương Mây cho biết, có lẽ do “tổ nghề” đã chọn, chị và Chèo sinh ra đã gắn liền với nhau. |
NSƯT Phương Mây chia sẻ: “Có lẽ là sự may mắn khi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống. Thuở nhỏ, tôi đã theo bố mẹ đi khắp nơi để xem họ biểu diễn. Dù chỉ là đội Chèo nhỏ của thôn, không có sự đầu tư kĩ càng như những đội Chèo chuyên nghiệp nhưng họ thật sự làm vì tình yêu và đam mê với Chèo. Và đó là cái nôi đã nuôi dưỡng tôi trở thành một Phương Mây như bây giờ.”
Đến với nghệ thuật hát Chèo như một cái duyên, nghệ sĩ Phương Mây trải qua nhiều năm đào tạo ở các trường lớp chuyên nghiệp như Nhà hát Chèo Hưng Yên và sau này là Nhà hát Chèo Hà Nội. Chị luôn cảm thấy biết ơn những người tiền bối đã giúp đỡ chị suốt chặng đường nghệ thuật dài.
Chị nói đùa rằng, có lẽ do “tổ nghề” đã chọn, chị và Chèo sinh ra đã gắn liền với nhau. Ngót nghét với nghề gần 30 năm, NSƯT Phương Mây đã trau dồi cho mình một giọng hát tuyệt vời. Chính giọng hát ấy đã tạo nên hình ảnh và nét riêng nữ nghệ sĩ.
Trong chặng đường đồng hành với Nhà hát Chèo Hà Nội, chị đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng Nhà hát cũng như phát triển, quảng bá nghệ thuật Chèo. Đầu năm 2023, chị cùng Nhà hát Chèo Hà Nội tham gia Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2030”. Mục tiêu của đề án là mong muốn đem nghệ thuật Chèo đến gần hơn với công chúng Thủ đô thông qua các câu truyện cổ tích, từ đó sáng tạo, cải biến để phù hợp hơn với giới trẻ.
Bên cạnh việc thực hiện các vai diễn trên sân khấu, chị cũng tham gia các buổi biểu diễn trên phố đi bộ cuối tuần để gắn kết gần hơn với khán giả Thủ đô. Không yêu cầu cao như trên sân khấu, nhưng với giọng hát ngọt ngào, NSƯT Phương Mây đã dễ dàng thu hút được lượng lớn người yêu mến.
NSƯT Phương Mây luôn nhiệt huyết trong mọi vở diễn. |
Suốt gần 30 năm hoạt động nghệ thuật, NSƯT Phương Mây đã phải đối mặt với không ít khó khăn, gian truân và thử thách. Đã có lúc chị muốn bỏ cuộc, lựa chọn một hướng đi mới nhưng tình yêu của khán giả cùng như đam mê cháy bỏng đã níu chân chị lại với nghề.
Theo đuổi nghiệp Chèo từ khi còn trẻ, nghệ sĩ Phương Mây luôn cố gắng không ngừng để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ các thế hệ tiền bối. Để có thể học hỏi và phát triển nhiều hơn, chị đã quyết định về đầu quân cho Nhà hát Chèo Hà Nội. Khi mới từ Nhà hát Chèo Hưng Yên chuyển sang Nhà hát Chèo Hà Nội, nghệ sĩ Phương Mây không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ, lạc lõng trước một môi trường rộng lớn, có độ chuyên nghiệp cao. Nhớ lại ngày đó, NSƯT cho biết, chị đã phải học hỏi từng chút một, từ việc gấp trang phục cho đến diễn xuất, cách hát trên sân khấu sao cho tốt nhất.
Phương Mây cùng các đồng nghiệp của mình đã phải lặn lội, không quản đường xa đi diễn tại khắp các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Có khi, chị phải ngồi xe hàng giờ đồng hồ, ăn vội miếng cơm để bước lên sân khấu biểu diễn. Chị kể, có lần trời mưa rất to, nhưng khán giả vẫn đứng dưới mưa để chờ đợi các nghệ sĩ. Cảm động trước tình cảm khán giả dành cho mình, chị và các đồng nghiệp đã quyết định đội mưa để biểu diễn.
Đối với NSƯT Phương Mây, động lực lớn nhất để chị tiếp tục phát triển trên con đường nghệ thuật chính là khán giả và mong muốn giữ gìn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. NSƯT Phương Mây cho biết: “Trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật, tôi luôn giữ cho mình cái “e” riêng, với cách truyền tải, luyến láy câu chèo không giống bất kỳ một nghệ sĩ nào khác. Tôi muốn tạo cho bản thân mình một màu sắc riêng, để khán giả có thể yêu quý và nhớ đến tôi”.
Phương Mây luôn tâm niệm phải đưa nghệ thuật Chèo tới gần hơn với công chúng, để Chèo không bị mai một theo thời gian. Nếu như trước đây, khán giả đi tìm sân khấu để xem thì bây giờ chính nghệ sĩ phải đi tìm khán giả. NSƯT Phương Mây đã đầu tư vào làm truyền thông, quảng bá nhiều hơn hình ảnh của Chèo, làm mới nhưng vẫn giữ được tinh thần Chân - Thiện - Mỹ của nghệ thuật Chèo.
Vai diễn Thị Phương của NSƯT Phương Mây trong vở Trương Viên. |
Bên cạnh đó, chị cũng muốn truyền tình yêu Chèo nhiều hơn đến với giới trẻ Thủ đô. Trên các kênh Youtube, Tik Tok của mình, chị luôn đăng tải những sản phẩm chất lượng, đổi mới các vở chèo, giúp Chèo trở nên dễ nghe, dễ hiểu hơn và đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là những công chúng trẻ. Sự cố gắng của chị đã được hồi đáp lại bằng sự quan tâm và tình yêu thương của khán giả.
Gặt hái nhiều thành công
Từ khi công tác tại Nhà hát Chèo Hưng Yên, nghệ sĩ Phương Mây sớm bộc lộ năng khiếu của mình qua nhiều vai chính trong các vở diễn của Đoàn như: Cúc Hoa trong vở diễn “Tống Trân, Cúc Hoa”, Hà trong vở “Người tử tù năm ấy”, Châu Long trong vở “Lưu Bình Dương Lễ”… Năm 2003, Phương Mây chuyển lên công tác tại Nhà hát Chèo Hà Nội, tại đây, chị vừa có điều kiện học tập hơn nữa từ các nghệ sĩ bậc thầy trong nghệ thuật hát Chèo, diễn Chèo, vừa có điều kiện để cộng tác với các chương trình hát Chèo, hát dân ca của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.
Sau nhiều cố gắng nỗ lực, vừa làm vừa rèn luyện, đến nay Phương Mây đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng. Đầu năm 2007, nghệ sĩ Phương Mây tham gia Liên hoan dân ca trên sóng truyền hình toàn quốc. Làn điệu Ngâm bốn mùa và luyện 5 cung do chị trình bày đã chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả trong cả nước. Chị vinh dự được nhận giả B trong Liên hoan.
Năm 2015, nghệ sĩ Phương Mây vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý NSƯT. Đây là bước thành công lớn nhất để chị càng vững vàng hơn trên con đường “giữ lửa” cho làn điệu chèo truyền thống.
NSƯT Phương Mây giành giải Nhất trong Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo, Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc 2023. |
Vừa qua, trong Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo, Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc 2023, NSƯT Phương Mây đã vinh dự giành giải Nhất với vai diễn Thị Phương trong vở “Trương Viên”. Dù chỉ có một tuần để tập luyện, nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ của mình, chị đã mang về cho mình thêm một giải thưởng danh giá.
Những thành tựu mà NSƯT Phương Mây đã đạt được ngày hôm nay là kết quả cho sự cố gắng, nhiệt huyết và nỗ lực không ngừng của chị. Với tình yêu sâu đậm dành cho làn điệu Chèo truyền thống, chị đã cống hiến cả tuổi trẻ với hy vọng đóng góp vào phát triển và lưu giữ nghệ thuật âm nhạc truyền thống của dân tộc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05