Ngày xuân ở những làng chèo
Sức sống mãnh liệt của nghệ thuật chèo Người hết mình vì nghệ thuật chèo |
Đam mê gìn giữ nghệ thuật chèo
Mùa Xuân, theo điệu chèo Đào liễu, chúng tôi tìm về làng cổ Đông Ngạc (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm). Đông Ngạc khá nổi với Đội Văn nghệ Nhật Tảo 4, có nhiều ca sĩ nhỏ tuổi giỏi múa hát, lại hăng hái trong hoạt động xã hội tại địa phương.
Làng chèo Trung Lập, huyện Phú Xuyên. |
Nhiều năm qua, phong trào hát chèo phát triển, nhiều buổi diễn văn nghệ, giao lưu được tổ chức, nhất là vào mỗi dịp xuân, lễ hội. Chị Hồng Nhung, thành viên Đội Văn nghệ Nhật Tảo 4, tâm sự: “Các thành viên của đội hoạt động khá bài bản, ca sĩ được luyện giọng tương đối tốt, chúng tôi còn có biên đạo múa, đạo diễn. Dù chỉ là đội văn nghệ địa phương, nhỏ, nhưng các thành viên trong đội đều nhiệt tình, mong muốn đóng góp một phần sức mình vào việc gìn giữ chiếu chèo, phát huy giá trị văn hóa chung của thành phố”.
Cạnh phường Đông Ngạc, nhiều năm qua Đội Văn nghệ Tân Hoàng (phường Cổ Nhuế 1) đã đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, tuyên truyền về tinh thần đoàn kết, đẩy lùi tệ nạn xã hội trong từng ngõ phố, xóm trọ, khu dân cư. Nghệ sĩ Trúc Mai, thành viên Đội Văn nghệ Tân Hoàng, tự tin nói: “Trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều cái bị mất đi. Với những làn điệu chèo cũng bị mai một. Nhưng ở thời nào thì văn nghệ nói chung vẫn có đất sống”.
Các cụ già ở phường Đông Ngạc cho biết, ngày xưa sông Nhuệ là một tuyến giao thông đường thủy. Những bến sông không chỉ neo đậu thuyền, vận chuyển hành khách, hàng hóa mà còn là những “bến hát”, tổ chức văn nghệ vào dịp lễ hội, những đêm trăng thanh gió mát. Đội Văn nghệ Tân Hoàng có hơn 50 thành viên, trong đó có cả những em học sinh tiểu học, những ca sĩ ở tuổi 60 vẫn say mê văn nghệ, hát chèo. Nhờ những hoạt động sôi nổi, chèo không còn “đóng hộp” trên sân khấu mà được đưa trở lại với đúng không gian diễn xướng như đình làng, hội xuân, các dịp kỷ niệm, hội nghị của địa phương. Để tạo sự đa dạng, các nghệ sĩ hát chèo phải luyện tập, hát thêm ca khúc cách mạng, nhạc hiện đại.
Từ “thượng nguồn” của sông Nhuệ hiền hòa, đến nhiều xã ở đoạn sông chảy qua huyện Thường Tín, Phú Xuyên đều có những Đội văn nghệ, đến nay vẫn duy trì và gìn giữ nghệ thuật chèo truyền thống. Một ngôi làng khác cũng nhiệt tình với chèo và giữ được nếp truyền thống trong các lễ hội mùa Xuân là làng Nghiêm Xá (xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín) đây là đất hiếu học và những người nông dân cũng rất đỗi yêu chèo, họ cũng đã chung tay đưa Đội chèo Nghiêm Xá phát triển, họ biết cách để chèo ngấm vào đời sống.
Sau những ngày tháng làm đồng ruộng mệt nhọc, họ ngồi hát cho nhau nghe hoặc đi giao lưu với các đội bạn trong huyện, thành phố và cả những tỉnh lân cận. Người được người dân trong làng kính trọng nhất là ông Nguyễn Hữu Bột. Ông được gọi là “Cụ vác tù và hàng tổng”. Nhiều năm giữ cương vị là chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình văn hóa, Đội trưởng Đội chèo Nghiêm Xá, ông Bột là người thuộc nhiều làn điệu chèo cổ.
Khi ông yếu, không hát được nữa thì lần lượt các ông Nguyễn Hữu Ích, bà Nguyễn Thị Hời, ông Phạm Anh Hóa lên thay. Ngày nay, chèo trở nên xa lạ với nhiều người trẻ, thì Nghiêm Xá vẫn dành cho chèo một tình yêu trọn vẹn. Ngày Tết, làng không chỉ giữ tục gói bánh chưng, đụng lợn mà còn đón Tết bằng… chèo. Nhiều năm qua, Đội chèo Nghiêm Xá hoạt động rất tốt, biểu diễn ở nhiều nơi. Tham gia giao lưu với các đội bạn và là một đội mạnh, nổi tiếng trong địa bàn thành phố Hà Nội và lan ra các tỉnh bạn.
Vừa làm ruộng vừa hát chèo
Rời Nghiêm Xá, chúng tôi tìm về làng Trung Lập (thuộc xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên). Nơi đây cũng có nhiều nông dân chân lấm tay bùn nhưng rất đỗi yêu chèo. Ông Lê Trung Đản, người dân ở làng, chia sẻ: “Khi công việc
nhà nông đỡ bận rộn, người nông dân chúng tôi lại tụ tập nhau lại, học hát và cất lên những giai điệu ca ngợi cuộc sống ân nghĩa thuỷ chung, tình yêu quê hương đất nước. Dù nhiều người đã lên chức ông, chức bà, nhưng khi tham gia hát họ như được quay trở về thuở mười tám, đôi mươi”.
Ông Nguyễn Văn Quảng, một người có nhiều công đóng góp cho Đội chèo Trung Lập, chia sẻ: “Cha ông chúng tôi thành lập Đội văn nghệ của làng từ năm 1936. Ngày đó chỉ có hát cải lương, sau đó thêm môn hát tuồng, đến năm 1969 thì chuyển sang hát chèo và đổi tên là Đội chèo Trung Lập. Những cụ có công khơi dậy phong trào và thành lập đoàn là cụ Lê Đình Nguyên, Lê Trung Đàn, Nguyễn Văn Bất... con cháu các cụ sau đó đều là diễn viên và trở thành những thế hệ kế tiếp nhiệt tình gìn giữ tích chèo cổ”.
Đội Văn nghệ Tân Hoàng (phường Cổ Nhuế 1) đi giao lưu. |
Trung Lập là ngôi làng thuần nông, ngày xưa có nghề vác đất, đắp đất cho rất nhiều nơi để kiếm sống. Cái đói cái nghèo có thể vắt kiệt sức lực, nhưng không sao kiềm chế được tình yêu của họ đối với chèo. Khi chiến tranh xảy ra, người Trung Lập tích cực tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người đã hy sinh anh dũng. Ai còn sống sót, trở về sau ngày thống nhất đất nước thì tiếp tục củng cố Đội hát chèo.
Đội chèo Trung Lập từ đó đi biểu diễn ở nhiều nơi, sau về biểu diễn ở xã, làng, liên hoan đạm bạc rồi ai về nhà nấy làm lụng, gắn với rau màu, đồng ruộng, nuôi giọng hát mỗi tối, đến dịp lại lên đường. Tôi nghe các bà, các ông nói rằng, chính họ ngày đó cũng không biết mình lấy đâu ra sự nhiệt tình đến như vậy. Người hát chèo của làng tham gia vì vui, vì phong trào văn nghệ và tình yêu. Người dân khẳng định chắc như đinh đóng cột như vậy.
Thời hoàng kim chèo làng Trung Lập rất có tiếng trong làng chèo Hà Nội. Họ từng phải dùng xe bò cải tiến chở khung sân khấu, phục trang, đồ dùng đi khắp nơi biểu diễn đồng thời cũng giúp bà con ở những vùng khác thành lập đoàn chèo, nhằm đẩy phong trào văn nghệ quần chúng đi lên.
Mùa Xuân, trong vô vàn thú vui, đong đầy cảm xúc, thì vui với chèo, say với chèo cũng là một hoạt động văn hóa bổ ích. Dưới những nếp nhà ven sông Nhuệ, những làng ngoại thành Hà Nội, chèo vẫn luôn là món ăn tinh thần bổ ích của những người nông dân hay lam hay làm.
Diên Khánh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59