Hiệu quả từ công tác thanh, kiểm tra

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai lựa chọn hình thức, cách thức kiểm tra phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn phù hợp với điều kiện thực tế, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực trong việc đánh giá thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để không xảy ra cháy nổ, quan trọng là ý thức Tập huấn an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ năm 2020

Cơ bản thực hiện nghiêm túc kiểm tra phòng cháy chữa cháy

Qua điều tra cơ bản, hiện nay Hà Nội có 22.393 cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy, trong đó có 9.884 cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ; 82 khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao; 1 cảng hàng không; 4 cơ sở vật liệu nổ công nghiệp; hàng chục km đường ống dẫn xăng dầu đi qua; có trên 23.000 ha rừng...

Hiệu quả từ công tác thanh, kiểm tra
Công tác kiểm tra việc thực hiện phòng cháy chữa cháy tại phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm.

Đáng chú ý, Hà Nội hiện có gần 500.000 nhà liên kề (dạng ống), trong đó có trên 120.000 nhà ở kết hợp kinh doanh, mặt tiền thường bị bịt kín, không có lối thoát nạn; 4.905 cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen lẫn trong khu dân cư. Đa số các cơ sở này đường vào khó khăn, nguồn nước phục vụ chữa cháy còn thiếu, xe chữa cháy khó tiếp cận, không trang bị đầy đủ phương tiện, hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định. Với những đặc điểm như trên, có thể khắng định Hà Nội là địa bàn trọng điểm về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Để giảm thiểu số vụ cháy nổ, Thành phố đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp Thành phố kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.Tuy nhiên, trong thời gian tiến hành hoạt động kiểm tra, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và 24 cơ quan, đơn vị tổ chức tự kiểm tra và báo cáo về Ủy ban nhân dân Thành phố.

Theo báo cáo số 352/BC-UBND, kết quả thực hiện Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 18/6/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc kiểm tra thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố năm 2020, trong 24 cơ quan, đơn vị được hướng dẫn tổ chức tự kiểm tra ở cấp thành phố về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đến nay, có 22 cơ quan, đơn vị đã tiến hành thực hiện và báo cáo kết quả gửi Ủy ban nhân dân thành phố. Kết quả tự kiểm tra, đánh giá cho thấy, nhìn chung các đơn vị đã nghiêm túc thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá về thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đưa ra các phương hướng khắc phục các tồn tại, thiếu sót...

Đối với việc thành lập 30 đoàn kiểm tra cấp huyện, đã có 22/30 đơn vị đã chủ động thực hiện kế hoạch, tổ chức kiểm tra 403 cơ sở, phát hiện 291 tồn tại, vi phạm, trong đó đã ra quyết định xử phạt đối với 40 cơ sở với số tiền là 431 triệu đồng. Ngoài ra, 199 Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn đã thành lập đoàn kiểm tra, phát hiện nhiều tồn tại, thiếu sót trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Mặc dù, trong những tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, tuy vậy các đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện, lựa chọn hình thức, cách thức kiểm tra phù hợp với điều kiện thực tế, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực trong việc đánh giá thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu của một số đơn vị đã từng bước nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này, từ đó triển khai kịp thời, hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch có tính chiến lược, lâu dài góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy.

Song song với đó, công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có bước đổi mới, hướng tới nội dung thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế, đó tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật về phòng cháy chữa cháy của đơn vị, cơ sở và quần chúng nhân dân. Công tác rà soát, xây dựng, hiệu chỉnh, bố sung và tổ chức thực tập các phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ nhất là các phương án có sự tham gia phối hợp của nhiều lực lượng, phương tiện đã được các đơn vị quan tâm thực hiện, đảm bảo đúng quy trình,quy định.

Công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu được duy trì, thực hiện nghiêm túc; công tác tiếp nhận, xử lý thông tin đảm bảo thông suốt, kịp thời; sự phối hợp trong công tác tổ chức chữa cháy được các đơn vị thực hiện hiệu quả. Một số cơ quan, đơn vị đã chủ động khắc phục các sai phạm tồn tại về phòng cháy chữa cháy mà cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã kiến nghị.

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

Bên cạnh ưu điểm vẫn còn những tồn tại hạn chế, đó là ý thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền của một số sở, ngành, quận, huyện, thị xã và lãnh đạo một số cơ quan, doanh nghiệp tổ chức, cá nhân còn hạn chế, chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm về công tác phòng cháy, chữa cháy; chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại địa phương, đơn vị.

Ngoài ra, công tác triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo của một số đơn vị chưa quyết liệt, triệt để, còn mang tính hình thức; chưa chú trọng kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp; chưa chủ động nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng cháy chữa cháy dẫn đến chất lượng, hiệu quả triển khai các Chương trình, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của cấp trên còn thấp, không thực hiện đầy đủ các nội dung chỉ đạo của cơ quan cấp trên; việc sơ, tổng kết, đánh giá còn yếu, kém.

Đặc biệt, công tác xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy ở một số địa phương chưa có chiều sâu, chưa có những mô hình đặc trưng nổi bật riêng. Việc xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở và dân phòng còn chưa đảm bảo yêu cầu thực tế; trang thiết bị, phương tiện còn thiếu; hoạt động còn mang tính hình thức, chưa có hiệu quả cao. Việc thành lập các Đội dân phòng tại các thôn chưa đảm bảo về số lượng và phù hợp theo quy định của Luật dẫn đến việc triển khai thực hiện còn thiếu tính đồng bộ, chưa phát huy được hiệu quả trong công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng, củng cố lực lượng dân phòng trên địa bàn Thành phố chưa thống nhất, tại một số địa phương còn mang tính hình thức, hiệu quả trong công tác phòng cháy chữa cháy chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Hoạt động thanh tra, tự kiểm tra của các đơn vị còn thiếu chủ động, không thực hiện thường xuyên, đôi lúc còn mang tính hình thức; chưa thực sự quyết liệt, có biện pháp theo dõi, xử lý sau thanh tra, kiểm tra, thiếu kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm.

Thời gian tới, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức khắc phục tồn tại, thiếu sót đã được chỉ ra, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại đơn vị, địa phương; bảo đảm đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ... Cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở nâng cao, vai trò trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội…

Bùi Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.
Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4, UBND và Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’’.
Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ngành Xây dựng Hà Nội chào mừng Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024, sáng 26/4, Sở Xây dựng Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội khỏe trong CNVCLĐ ngành Xây dựng năm 2024.

Tin khác

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Bất chấp nắng nóng, nhiều người ra bến xe về quê sớm

Bất chấp nắng nóng, nhiều người ra bến xe về quê sớm

(LĐTĐ) Kết thúc buổi làm việc cuối cùng, người dân ùn ùn rời Hà Nội để về quê hoặc đi du lịch. Từ đầu giờ chiều, đường vành đai, đã chật cứng phương tiện. Nhiều người chấp nhận nắng nóng gần 40 độ để ra bến xe về quê sớm...
Người dân ra vào Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cần biết

Người dân ra vào Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cần biết

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất lên tới 36 độ C

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất lên tới 36 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 26/4, Hà Nội ngày nắng, có nơi nắng nóng, nhiệt độ cao nhất lên tới 36 độ C.
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thời tiết bất thường, cả nước đều nắng nóng gay gắt

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thời tiết bất thường, cả nước đều nắng nóng gay gắt

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay có thời tiết tương đối đặc biệt. Thống kê cho thấy, trong 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc, Trung, Nam cùng xảy ra nắng nóng diện rộng trong dịp nghỉ lễ như năm nay.
Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết trao giải Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023.
TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) hoạt động trên địa bàn tăng cường công tác kiểm định xe cơ giới, tránh tình trạng ùn tắc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

(LĐTĐ) Sáng 24/4, UBND quận Ba Đình, Công an quận Ba Đình, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đồng loạt triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại 10 điểm trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận.
Xem thêm
Phiên bản di động