Hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đưa đất nước phát triển

(LĐTĐ) Khẳng định Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý, đây mới chỉ là bước đầu. Điều quan trọng, sau Đại hội phải sớm thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết, chỉ đạo quyết liệt từ trên xuống dưới; phải làm ra của cải vật chất, dân phải giàu, nước phải mạnh, đời sống của nhân dân hạnh phúc, ấm no hơn, thế mới là Đại hội thành công.
Thông tin kết quả Đại hội XIII của Đảng đến báo cáo viên cả nước Kỳ vọng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sớm đi vào cuộc sống Sự thành công của Đại hội Đảng sẽ truyền cảm hứng, quyết tâm, ý chí để đưa đất nước phát triển
Hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đưa đất nước phát triển
Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII sẽ phát huy trí tuệ, đoàn kết đưa đất nước phát triển thịnh cường.

Rõ khát vọng, tương lai của đất nước

Với tư cách là đảng viên, ông Nguyễn Đức Thắng, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng đánh giá: "Văn kiện Đại hội XIII là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, thể hiện rõ sự thống nhất giữa "ý Đảng, lòng dân". Cùng chung nhận định, bà Nguyễn Phương Liên, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy chia sẻ: "Đại hội XIII của Đảng đã truyền cảm hứng, quyết tâm, ý chí và bản lĩnh mạnh mẽ để đưa đất nước phát triển ở tầm cao mới. Đối với tôi, quan trọng là mỗi cán bộ, đảng viên sẽ gương mẫu, đi đầu thể hiện quyết tâm, ý chí đó bằng những hành động cụ thể".

Tại diễn đàn Đại hội XIII của Đảng, các đại biểu cũng đều có chung nhận xét, Văn kiện Đại hội đã đưa ra những luận điểm mới, có tầm khái quát cao và có sức thuyết phục lớn. Tiêu biểu là nhận định lần đầu tiên được đưa vào trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Theo ông Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nhận định này cùng với những thành tựu 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, đặc biệt, trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) là cơ sở tiếp thêm động lực, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Còn ông Nguyễn Phi Thường, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho rằng, điểm nhấn ấn tượng là văn kiện Đại hội XIII đã toát lên khát vọng xây dựng và phát triển đất nước lên một tầm cao mới. Khí thế đó hội tụ và thể hiện cô đọng trong mục tiêu phát triển tổng quát đã nêu trong Báo cáo chính trị: "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Văn kiện Đại hội XIII đã ấn định 3 mốc thời gian có ý nghĩa lịch sử gắn với các mục tiêu cụ thể tương ứng dễ nắm bắt. Đó là: Đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 (thời điểm kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam) là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 (thời điểm kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 được định lượng bằng nhiều con số, trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2021-2025 đạt trung bình 6,5-7%/năm.

Cùng với mục tiêu, Văn kiện Đại hội XIII cũng nêu rõ quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo và nhiệm vụ, giải pháp vừa có tính toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm; đặc biệt là xác định rõ 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược. Những quyết sách này đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của dư luận trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bày tỏ nhất trí với định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế số, trong đó có chỉ tiêu kinh tế số đạt khoảng 20% tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 2025. Toàn ngành sẽ thực hiện mục tiêu cứ 1.000 người dân sẽ có 1 doanh nghiệp công nghệ số.

Còn ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp trung ương cho biết, Đảng bộ Khối sẽ tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, phát huy mọi nguồn lực, quyết tâm xây dựng các doanh nghiệp, đơn vị phát triển bền vững, giữ vững vị trí then chốt, dẫn dắt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, đóng góp tích cực xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, nhân dân có cuộc sống ấm no.

Những chủ trương, quyết sách trong các văn kiện Đại hội XIII đã đề ra chính là kim chỉ nam để định hướng và lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục vượt qua mọi thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vươn lên giành những thắng lợi mới, sớm đưa nước ta trở thành một nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đưa đất nước phát triển
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô quyết tâm đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống; xây dựng Thủ đô đẹp giàu. Ảnh: Cao Tiến

Chọn được cán bộ lãnh đạo có đức, có tài

Cùng với chất lượng Văn kiện, Đại hội XIII của Đảng còn thành công từ việc đã tiến hành nghiêm túc, đúng Điều lệ Đảng, sáng suốt lựa chọn và bầu ra đội ngũ lãnh đạo tiêu biểu, có đức, có tài. Đây là kết quả của quá trình chuẩn bị nhân sự công phu, kỹ lưỡng, khách quan, dân chủ, có nhiều đổi mới theo hướng chặt chẽ, khoa học hơn...

Chính nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có chất lượng cao, ngày 30/1, với tỷ lệ phiếu tập trung, Đại hội XIII của Đảng đã bỏ phiếu một lần bầu ra Ban Chấp hành Trung ương đủ 200 đồng chí như số lượng được Đại hội thông qua. 10 trường hợp "đặc biệt", cả với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương khóa XII tái cử và người lần đầu tham gia đều trúng cử với tín nhiệm cao. Thống kê cho thấy, có 120 đồng chí Ủy viên Trung ương (cả chính thức và dự khuyết) khóa XII tái cử, số mới tham gia lần đầu là 80 đồng chí. Trong 200 ủy viên có 49 đồng chí dưới 50 tuổi, chiếm 24,5%.

Về trình độ chuyên môn, 100% ủy viên có trình độ đại học, trong đó, trên đại học có 153 đồng chí… Ngay sau đó một ngày (ngày 31/1), Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII họp Hội nghị lần thứ nhất bầu 18 đồng chí vào Bộ Chính trị; 5 đồng chí vào Ban Bí thư, 19 đồng chí vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương và bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đặc biệt, với số phiếu gần như tuyệt đối, đồng chí Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được Ban Chấp hành Trung ương tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư.

Kết quả nhân sự Đại hội XIII đã được đón nhận từ trong Đại hội ra ngoài xã hội với chung một cảm xúc đoàn kết, tin tưởng, hồ hởi, phấn khởi của cán bộ và nhân dân cả nước. Bà Bùi Huyền Mai, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chia sẻ: "Khi thảo luận trong Đoàn Hà Nội, các đại biểu đã thể hiện rất rõ sự tin tưởng vào việc lựa chọn, cân nhắc bầu được Ban Chấp hành Trung ương là những đại biểu tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất và bản lĩnh để đưa đất nước ta ngày càng phát triển.

Kết quả được công bố thực sự đúng như những gì chúng tôi tin tưởng, kỳ vọng"… Bí thư Tỉnh đoàn Vĩnh Long Nguyễn Huỳnh Thu cũng chia sẻ: "Bản thân tôi rất tin tưởng vào các đồng chí lãnh đạo được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Với sự quyết tâm của Ban Chấp hành Trung ương, khát vọng đưa đất nước phát triển hùng cường sẽ sớm thành hiện thực". Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Khương (Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore) nhìn nhận: "Tôi rất hy vọng vì lần này phải nói là Đảng làm rất kỹ trong khâu lựa chọn nhân sự. Đặc biệt nhân sự lần này rất đồng đều, bổ trợ cho nhau, có tính cộng hưởng".

Sớm thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Nhiệm kỳ Đại hội XIII là một bước chuyển hết sức quan trọng, làm tiền đề cho các nhiệm kỳ tiếp theo để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: Phát huy ý chí, sức mạnh của toàn dân tộc, sự thống nhất của "ý Đảng-lòng Dân" chúng ta quyết tâm thực hiện thật tốt hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp mà các Văn kiện Đại hội XIII đã đề ra để đưa đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Có thể nói, thành công về văn kiện, về công tác nhân sự là cơ sở để tin rằng đất nước sẽ phát triển theo đúng lộ trình mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Dù vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý, thành công của Đại hội mới chỉ là bước đầu; phải sớm thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết, chỉ đạo quyết liệt từ trên xuống dưới; phải làm ra của cải vật chất, dân phải giàu, nước phải mạnh, đời sống của nhân dân hạnh phúc, ấm no hơn, thế mới là Đại hội thành công.

Bởi vậy, ngay sau Đại hội, tất cả các cấp ủy, tổ chức Đảng cần tập trung làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về kết quả Đại hội; nghiên cứu, quán triệt sâu sắc Nghị quyết và các văn kiện Đại hội; khẩn trương xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch hành động, phát động phong trào thi đua yêu nước sâu rộng để biến những quyết định của Đại hội thành hiện thực sinh động trong thực tế.

Kết quả rất tốt đẹp của Đại hội XIII là cơ sở, nguồn cổ vũ mạnh mẽ để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Ngày 2/2, chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1/2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo 4 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là tập trung quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội để xây dựng, sớm trình ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đồng thời hoàn thiện, trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và các vấn đề liên quan. "Chúng ta cần quán triệt tinh thần đổi mới tư duy phát triển, cách nghĩ, cách làm, không ngừng đổi mới, sáng tạo để đưa đất nước vững bước đi lên, sớm hiện thực hóa các mục tiêu mà Đại hội XIII đề ra", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Đến ngày 3/2, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức thông báo nhanh kết quả Đại hội với đội ngũ báo cáo viên tại hội nghị trực tuyến kết nối 2.260 điểm cầu trong cả nước.

Với tinh thần, khí thế khẩn trương, quyết tâm đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống đã được các cơ quan trung ương thể hiện ngay trong những ngày đầu, tháng đầu của nhiệm kỳ mới. Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thời gian tới, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc sẽ hướng mạnh về cơ sở, phát huy tốt hơn vai trò của các tổ chức thành viên, của Ban Công tác Mặt trận ở hơn 100.000 địa bàn dân cư trên cả nước; tập hợp sức mạnh của đồng bào trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài, cùng hiệp lực, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội…

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khẳng định: Tuổi trẻ Việt Nam bày tỏ ý chí quyết tâm, bằng hành động cụ thể đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống. Trung ương Đoàn sẽ tập trung khơi dậy tinh thần sáng tạo, khuyến khích thanh niên đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp, nhất là các giải pháp có hàm lượng tri thức, ứng dụng công nghệ cao trong tham gia thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu khoa học và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Với vai trò gương mẫu đi đầu, Đảng bộ thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tiên phong, đi đầu trong thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chia sẻ: Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII, Thành ủy Hà Nội xây dựng 10 chương trình công tác toàn khóa với nội dung bao trùm tất cả các lĩnh vực: Xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó có chương trình đã tiếp thu những quan điểm mới của Đại hội XIII như: Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị…/.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.
Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/4, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức Hội nghị Gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ Công đoàn chuyên trách ngành Đường sắt đã nghỉ hưu, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).
VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Phát tán tin giả, đi tù thật

Phát tán tin giả, đi tù thật

(LĐTĐ) Cơ quan quản lý Nhà nước khi phát hiện phát tán tin giả, tin sai sự thật hoặc nhận được tin báo, khiếu nại của cơ quan, tổ chức về hành vi lan truyền thông tin sai sự thật thì người phát tán sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Tin khác

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Xem thêm
Phiên bản di động