Hiểm họa khôn lường từ bóng cười
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!? Ngành Y tế Hà Nội triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy |
Tưởng chừng vô hại và cười càng nhiều càng có lợi cho sức khỏe song việc lạm dụng bóng cười đã gây ra những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh và tim mạch.
Bác sĩ khuyến cáo không sử dụng bóng cười để tránh gây hệ lụy cho sức khỏe. (Ảnh minh họa) |
Đơn cử, vừa qua, Phòng khám Đa khoa Medlatec Thanh Xuân tiếp nhận trường hợp bệnh nhân N.M.N (23 tuổi, ở Hà Nội) đến thăm khám trong tình trạng tê bì tay chân, cảm giác châm chích ở các đầu chi, khó khăn trong vận động và cầm nắm đồ vật, đau đầu, mất ngủ kéo dài, hồi hộp, tim đập nhanh trong suốt 1 tháng. Được biết, bệnh nhân có thói quen sử dụng bóng cười liên tục trong 1 năm nay, tần suất khoảng 3 lần/tuần.
Tại Phòng khám, bệnh nhân được thăm khám thần kinh và thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cổ cho thấy bệnh nhân bị thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ, viêm đa dây thần kinh ngoại biên. Bác sĩ kết luận nguyên nhân gây tê bì tứ chi của bệnh nhân đến từ việc lạm dụng bóng cười kéo dài, hậu quả do ngộ độc khí N2O dẫn tới tổn thương thần kinh.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Huyền Thu - chuyên khoa Thần kinh, Phòng khám Đa khoa Medlatec Thanh Xuân cho biết: Trong bóng cười có chứa chất N2O, khi ngộ độc khí N2O, biến chứng thần kinh xuất hiện đầu tiên, sau đó gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác, cảm giác ban đầu bệnh nhân có thể cảm nhận rõ đó là tê bì tứ chi. Với những tổn thương thần kinh xuất hiện sau 6 tháng sẽ không còn khả năng hồi phục. Trường hợp này, may mắn, triệu chứng mới xuất hiện 1 tháng nên bệnh nhân vẫn còn cơ hội hồi phục nếu tuân thủ điều trị.
Không chỉ tại Phòng khám Đa khoa Medlatec Thanh Xuân, thời gian qua Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cũng tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp phải nhập viện do ngộ độc bóng cười và để lại những biến chứng nặng nề.
"Việc hút bóng cười có thể dẫn tới rối loạn thần kinh như co giật, mất kiểm soát, trầm cảm, rối loạn cảm giác, liệt vận động, rối loạn giấc ngủ, tổn thương hệ thần kinh trung ương… Ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp, người dùng cũng có thể bị giảm nhận thức, tầm nhìn và thính giác", bác sĩ Huyền Thu phân tích.
Bởi vậy, vị chuyên gia này khuyến cáo, người dân, đặc biệt thanh thiếu niên không nên sử dụng bóng cười vì những biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng sức khỏe. Đồng thời, giới trẻ cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao, ăn uống và sinh hoạt điều độ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để xây dựng cuộc sống vui khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Tin khác
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Y tế 12/12/2024 17:09