Hậu quả bạn không ngờ tới nếu ăn mỳ tôm trong 1 tháng
Mẹo ăn mì tôm không bị nóng, mọc mụn chị em nên biết | |
Những tác hại đáng sợ khi ăn mì tôm quá nhiều ít ai ngờ tới |
Mì tôm là thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Một số nhân viên văn phòng bận rộn với công việc, đặc biệt khi làm việc quá giờ ăn, họ sẽ chọn một gói mì tôm vừa tiện lợi chi phí lại rẻ. Tuy nhiên, thực phẩm này gây hại cho cơ thể nhiều hơn bạn nghĩ. Dưới đây là 6 tác động của mỳ tôm lên cơ thể nếu bạn ăn thường xuyên trong vòng 1 tháng:
Mì tôm là thực phẩm quen thuộc với người Việt |
1. Bệnh dạ dày
Đầu tiên, mì tôm là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Nếu bạn ăn mì tôm thường xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…
2. Mệt mỏi
Thứ hai, thành phần chủ yếu của mì là carbohydrate, mà cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước mà mì tôm là thực phẩm không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng như trên. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.
3. Suy dinh dưỡng
Một suất mì tôm có rất nhiều carbohydrat nhưng ít chất xơ, vitamin và khoáng chất, chính vì vậy nếu dùng nhiều mì tôm sẽ dẫn đến nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng và một loạt các bệnh như chóng mặt. Nếu tình hình nghiêm trọng, nó sẽ gây ra teo cơ.
4. Bệnh tim mạch
Mì tôm còn có chất béo dạng trans (trans fat). Chất béo này làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ.
5. Bệnh thận
Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
6. Xương yếu
Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
Ăn mì tôm đúng cách
- Ăn mì tôm ít nhất có thể.
- Tuyệt đối không ăn "mì úp", nên luộc bỏ nước đầu, nấu mì với nước lần 2 và các thực phẩm kết hợp khác.
- Nên vứt bỏ gói gia vị, vì trong đó tích nhiều dầu mỡ, vì nếu ăn vào dễ gây béo, tim mạch...
- Thêm rau xanh để giảm tối đa lượng chất béo thừa.
- Nên bổ sung mỗi bát mì từ 25-30 gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...
Theo An An/ vietnamnet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36