Hậu ATIGA: Người tiêu dùng vẫn phải sử dụng đường nhập khẩu giá cao

(LĐTĐ) Sau Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), lợi dụng kẽ hở của cơ chế, nhiều doanh nghiệp ồ ạt nhập khẩu đường vào Việt Nam, khiến ngành đường mía trong nước gặp muôn vàn khó khăn. Trong khi đó, việc chậm áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp giá đường mía nhập khẩu từ Thái Lan không chỉ có nguy cơ gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước; người tiêu dùng Việt còn phải “ngậm trái đắng” khi vẫn phải tiêu thụ đường với giá cao.
Sau áp thuế chống bán phá giá tạm thời: Đường nhập khẩu Thái Lan vẫn ồ ạt vào Việt Nam Ngành mía đường: Làm sao để “sống khỏe” trong hội nhập? Đường nhập khẩu có loại người trồng mía khỏi cuộc chơi?

Nghịch cảnh mía - đường

Theo báo cáo của Hiệp hội mía đường Việt Nam, tính đến hết ngày 31/3/2021, phần lớn các nhà máy đường trong nước đã hoàn thành vụ mía 2020 - 2021, còn vài nhà máy tiếp tục sản xuất sang tháng 4/2021. Lũy kế đến cuối tháng 3/2021, toàn ngành đã ép được 5.806.741 tấn mía, sản xuất được 611.767 tấn đường. So sánh cùng kỳ vụ 2019 - 2020, sản lượng ép đạt 76,6% và sản lượng đường đạt 84,6%. Ước tính, sản lượng đường của vụ 2020 - 2021 khoảng 700.000 tấn, thấp hơn vụ trước. Hiệp hội mía đường cho rằng: Số liệu sản xuất vừa nêu đã bộc lộ thiệt hại vô cùng nghiêm trọng mà ngành đường Việt Nam phải gánh chịu trước lượng đường phá giá có nguồn gốc nhập khẩu trong nhiều năm liên tiếp.

Hậu ATIGA: Người tiêu dùng vẫn phải sử dụng đường nhập khẩu giá cao
Hậu ATIGA, người tiêu dùng vẫn phải sử dụng đường nhập khẩu giá cao

Thực tế, sản lượng ngành mía đường có dấu hiệu sụt giảm từ niên vụ 2017 - 2018. Những niên vụ 2016 - 2017, 2017 - 2018 diện tích mía luôn đạt khoảng hơn 255 nghìn ha, năng suất trung bình hơn 60 tấn/ha. Theo đó, sản lượng mía đạt khoảng 15,5 triệu tấn và sản lượng đường đạt gần 1,5 triệu tấn/năm, giá mía trung bình từ 830 nghìn đồng/tấn đến hơn 1,1 triệu đồng/tấn (mía mua tại ruộng). Thế nhưng diện tích mía, sản lượng đường sản xuất trong nước giảm dần, đồng thời giá mía các nhà máy thu mua cho người nông dân cũng không tăng.

Cụ thể, niên vụ 2018 - 2019 sản lượng mía chỉ đạt khoảng 12 triệu tấn và sản lượng đường sản xuất đạt khoảng 1,2 triệu tấn; niên vụ 2019 - 2020 diện tích mía trên toàn quốc giảm sút nghiêm trọng khi chỉ còn hơn 150 nghìn ha, đạt khoảng 7,5 triệu tấn mía với sản lượng đường sản xuất chỉ đạt khoảng 750 nghìn tấn.

Sản lượng mía và lượng đường sản xuất trong nước đã giảm thấp nhất trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nhưng nghịch cảnh là giá thu mua mía nguyên liệu không tăng mà có thời điểm còn giảm sâu. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đường trong nước luôn có xu hướng tăng. Như các niên vụ 2017 - 2018, 2018 - 2019 và 2019 - 2020, vào đầu vụ giá mía nhiều nhà máy thu mua chỉ khoảng 700 đến 750 nghìn đồng/tấn. Ngay như tại Tây Ninh, vùng nguyên liệu chính của Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar) và được coi là “thủ phủ” của cây mía, mặc dù nhà máy đã ký hợp đồng thu mua với người trồng mía ở mức giá bảo hiểm thấp nhất là 900 nghìn đồng/tấn nhưng vào vụ cũng chỉ thu mua với giá 700 nghìn đồng/tấn (mua mía tại ruộng).

Với giá mía này, nhiều hộ trồng mía thua lỗ nặng dẫn đến tình trạng phá sản. Riêng niên vụ 2020 - 2021, giá thu mua mía trong nước có tăng, ở đầu vụ được các nhà máy ký kết mua khoảng 850 nghìn đồng/tấn và ở thời điểm hiện tại khoảng 1,1 đến 1,2 triệu đồng/tấn. Nguyên nhân được xác định là diện tích, sản lượng mía trong nước quá thấp, cùng với đó là giá đường thế giới tăng nên giá thu mua mía trong nước tăng theo.

Người trồng mía thua lỗ dẫn đến phá sản hoặc phá bỏ mía đi trồng cây khác nhưng ở chiều ngược lại người tiêu dùng trong nước đang phải mua đường với giá cao một cách bất thường. Khảo sát giá đường thời điểm giữa tháng 4/2021 cho thấy, tại các hệ thống siêu thị như Co.op Food, Co.op Mart, Vinmart, Circle,... giá bán của các loại đường trắng, đường tinh luyện thấp nhất từ 22 nghìn đến 25 nghìn đồng/kg. Mức giá cao nhất thuộc về các sản phẩm đường mía của TTC Sugar tại một số siêu thị được bán với giá thấp nhất hơn 25 nghìn đồng/kg và cao nhất lên đến 36 nghìn đồng/kg.

Trong khi đó, với giá mía thu mua vụ 2020 - 2021 đầu vụ khoảng 900 nghìn đồng/tấn và thời điểm cao nhất khoảng 1,2 triệu đồng/tấn, cộng với chi phí sản xuất khoảng 200 nghìn đồng/tấn thì giá đường chỉ khoảng 14 đến 15 triệu đồng/tấn. Tương tự, giá đường tinh luyện nhập từ Thái-lan trong tháng 3-2021 ở ngưỡng trên dưới 450 USD/tấn (khoảng 10,3 triệu đồng/tấn) và nếu như áp dụng mức thuế chống bán giá và chống trợ cấp theo Quyết định số 477/QĐ-BCT ngày 16/2/2021 của Bộ Công Thương, thì giá đường cũng chỉ ở ngưỡng 15 đến 16 triệu đồng/tấn, tương đương mức giá đường khoảng 16 nghìn đồng/kg.

Trước thông tin trên không ít người tiêu dùng đặt câu hỏi, vì sao người tiêu dùng trong nước vẫn phải tiêu thụ khi giá đường cao một cách bất thường, với mức chênh lệch lên đến hàng chục nghìn đồng/kg. Như vậy, phải chăng trên thị trường trong nước mặt hàng này đang bị “làm giá”?.

Băn khoăn về giá đường nhập khẩu

Trước những diễn biến của thị trường đường trong nước, nhiều chuyên gia mía đường đang đặt ra vấn đề: Phải chăng việc các doanh nghiệp ồ ạt nhập khẩu đường trong thời gian gần đây đã “ép chết” vùng nguyên liệu, người trồng mía trong nước, khiến người tiêu dùng phải mua đường giá cao?.

Thực tế, năm 2020 với số lượng đường đã nhập 1,33 triệu tấn cộng với tổng sản lượng đường sản xuất trong nước khoảng 700 nghìn tấn thì cả nước đã có gần 2,1 triệu tấn đường. Trong hai tháng đầu năm (tháng 1 và 2/2021) đã có 284.391 tấn đường được nhập khẩu, đồng thời đang là thời điểm thu hoạch mía niên vụ 2020 - 2021, cộng thêm lượng đường mía từ Lào, Campuchia nhập lậu qua các đường biên, cửa khẩu tại khu vực miền trung - Tây Nguyên và khu vực Tây Nam Bộ,... thì trên thị trường không thể xảy ra tình trạng thiếu đường.

Ngoài ra, theo thông tin từ Hiệp hội mía đường, trong năm 2020 đã có một lượng lớn đường lỏng nhập vào thị trường Việt Nam phục vụ sản xuất công nghiệp, thực phẩm, nước giải khát,... Theo tính toán, nhu cầu tiêu thụ đường trong nước chỉ khoảng 17 đến 18 kg/người/năm, tương đương lượng đường sử dụng khoảng 1,7 triệu tấn/năm.

Với việc các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh nhập khẩu đường mía, nhiều chuyên gia mía đường cho rằng, nguyên nhân được bắt nguồn từ Thông tư số 39/2018/TT-BCT ngày 20/4/2018 của Bộ Tài Chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Tài chính quy định về thủ tục hải quan kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng xuất khẩu.

Trong đó, đối với các loại hàng hóa do các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu Thông tư 39/2018/TT-BCT đã không đề cập đến quy định tại Điều 42 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về hướng dẫn thực hiện nộp thuế và xuất hàng 275 ngày. Kể từ khi Thông tư số 39/TT-BCT ra đời, đã xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng nông sản, trong đó có mặt hàng đường mía nhập khẩu. Trước đây, theo quy định của Luật Thuế thì việc doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để phục vụ sản xuất xuất khẩu được quy định mức thuế tạm tính lên đến 85% và thời gian hàng nhập về sản xuất và buộc phải xuất khẩu trong vòng 275 ngày mới được hoàn lại thuế tạm thu.

Lợi dụng kẽ hở của Thông tư 39/TT-BCT, nhiều doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước đã ồ ạt nhập khẩu đường mía và không tập trung cho vùng nguyên liệu, ép giá người trồng mía và dần loại người trồng mía ra khỏi “cuộc chơi”. Trong vòng chỉ gần ba năm kể từ khi có Thông tư 39/TT-BCT thì Việt Nam từ một nước gần như chủ động được nguồn nguyên liệu mía, đáp ứng nhu cầu đường trong nước với lượng đường sản xuất hơn 1,5 triệu tấn/năm (nhờ vào chương trình một triệu tấn đường từ đầu những năm 2000 của Chính phủ đề ra) thì đến nay chương trình này dường như đã bị phá sản, người tiêu dùng đang phải sử dụng đường nhập khẩu giá cao, trong khi giá đường lại phụ thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp nhập khẩu đường.

Một trong những điển hình của việc nhập khẩu đường và phá vỡ vùng nguyên liệu trong nước nằm ở ngay chính các doanh nghiệp có số lượng đường nhập khẩu lớn nhất. Cụ thể, TTC Sugar kể từ năm 2018, 2019 đã bắt đầu đẩy mạnh nhập khẩu đường và ngay lập tức phá vỡ hợp đồng với người trồng mía Tây Ninh. Vào các niên vụ 2016 - 2017, 2017 - 2018 TTC Sugar đã ký hợp đồng với hàng loạt nông dân trồng mía với giá (bảo hiểm) thấp nhất là 900 nghìn đồng/tấn mía nhưng vào vụ 2018 - 2019 chỉ mua với giá 700 đến 750 nghìn đồng/tấn làm cho người trồng mía thua lỗ, phá sản hàng loạt.

Có thể thấy, từ một vùng đất “thủ phủ” mía (có thời điểm lên đến 40 nghìn ha) của cả nước thì vụ mía 2020 - 2021 Nhà máy TTC Sugar chỉ ký hợp đồng bao tiêu trên địa bàn Tây Ninh được khoảng 6.000 ha (có khoảng 2.300 ha của người dân, còn lại là các nông trường và đất nhà máy ký kết với địa phương lân cận). Hay như Công ty Cổ phần Đường Việt Nam (Vietsuger), có nhà máy công suất lên đến 10 nghìn tấn mía/ngày nhưng trong những năm gần đây lượng mía nguyên liệu liên tục giảm và đến niên vụ 2019 - 2020 lượng mía nguyên liệu chỉ còn đáp ứng được 20% công suất thiết kế nhà máy.

Trước tình hình trên, có thể thấy rõ một thực trạng là việc các doanh nghiệp nhập khẩu đang quyết định tới giá đường và vùng nguyên liệu mía trong nước đứng trước nguy cơ bị phá vỡ hoàn toàn, người trồng mía mất phương hướng là hệ quả đáng lo ngại. Trong khi đó, người tiêu dùng Việt Nam đang phải chịu ảnh hưởng trực tiếp về chính sách cho nhập khẩu đường mía.

TM

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Đo hiệu quả cải cách hành chính theo phương châm “5 dễ”

Hà Nội: Đo hiệu quả cải cách hành chính theo phương châm “5 dễ”

(LĐTĐ) Năm 2024, thành phố Hà Nội tiếp tục xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá hiệu quả theo phương châm 5 dễ “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ đánh giá, dễ kiểm tra, giám sát”.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Chuyên gia đánh giá về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chuyên gia đánh giá về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cùng phổ điểm các môn thi và tổ hợp môn, một số chuyên gia đánh giá kết quả kỳ thi năm nay ổn định, không có sự biến động quá lớn so với năm 2023. Kết quả điểm thi tiếp tục khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã đạt được đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu đề ra.
Chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

(LĐTĐ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã và đang có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo để chung sức cùng các địa phương hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng đô thị văn minh.
Lan tỏa hội thi “Sáng kiến, sáng tạo” tại Công ty CP Xích líp Đông Anh

Lan tỏa hội thi “Sáng kiến, sáng tạo” tại Công ty CP Xích líp Đông Anh

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh (17/7/1974 - 17/7/2024), 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), mới đây, Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh tổ chức hội thi Sáng kiến, sáng tạo năm 2024. Hội thi thu hút sự tham gia của 18 đội, đại diện cho các phòng, ban, phân xưởng tại Công ty.
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Cả nước có 2 điểm 10 môn Ngữ văn

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Cả nước có 2 điểm 10 môn Ngữ văn

(LĐTĐ) Cùng với việc công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, sáng 17/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm đối với 9 môn thi của kỳ thi. Giáo dục công dân tiếp tục là môn thi có số lượng thí sinh được điểm 10 nhiều nhất với 3.661 thí sinh. Là môn thi tự luận duy nhất trong kỳ thi, môn Ngữ văn có 2 thí sinh đạt điểm 10.
Chi tiết phổ điểm 5 tổ hợp môn phổ biến dùng để xét tuyển đại học năm 2024

Chi tiết phổ điểm 5 tổ hợp môn phổ biến dùng để xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024 cùng kết quả phân tích phổ điểm đối với 9 môn thi của kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm của 5 tổ hợp môn phổ biến nhất dùng để xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2024.

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Xem thêm
Phiên bản di động