Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

(LĐTĐ) Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cần được quan tâm chú trọng hơn, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững.
Đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô: Cần tăng cường kết nối giao thương Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Đẩy mạnh giải pháp đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng

Xu hướng phát triển tất yếu

Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối hiện đại và là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế số.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, trở thành công cụ, phương thức kinh doanh quan trọng giúp nhiều doanh nghiệp, cá nhân vượt qua khó khăn, thậm chí là có tốc độ phát triển mạnh mẽ hơn trong và sau đại dịch.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Việt Nam hiện có số lượng người dùng internet cao, trong đó số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến và người dùng mạng xã hội lớn đã tạo ra một khối dữ liệu khổng lồ trên môi trường trực tuyến.

Thực tế cũng cho thấy, với số lượng người dùng internet lớn khiến hàng loạt sàn TMĐT ra đời. Chưa kể, việc tham gia của mạng xã hội đã giúp dịch vụ kinh doanh trực tuyến trên facebook, zalo… cũng trực tiếp thúc đẩy việc mua sắm của người dân trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn.

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Thời điểm hiện tại các giao dịch mua bán trên môi trường điện tử diễn ra phổ biến. Ảnh: Đinh Luyện

Theo Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, trong 9 tháng năm nay, thành phố Hà Nội triển khai công tác phát triển thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại; kết nối về TMĐT với chủ đề “Doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên số”; tiếp tục chỉ đạo công tác bình ổn giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng; tập trung cung cấp hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân nhất là trong dịp Quốc khánh 2/9/2024; chỉ đạo kịp thời đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa…

Nhờ vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2024 ước tính đạt 73,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước, và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 45,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% và tăng 9%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 10,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% và tăng 8,7%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 25,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 14,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% và tăng 18,3%.

Có thể nói, TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh một số sàn TMĐT làm tốt vấn đề hậu mãi, cố gắng bảo đảm quyền của khách hàng, vẫn còn không ít sàn TMĐT chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của khách hàng, khiến người tiêu dùng đối mặt với nhiều rủi ro như: Mất an toàn thông tin cá nhân, bị lừa đảo trực tuyến, mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia - cơ quan được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tiếp nhận 1.567 đơn thư phản ánh và khiếu nại của người tiêu dùng, trong đó 5,5% đơn có nội dung liên quan đến TMĐT. Các vấn đề phản ánh thường gặp bao gồm: Chất lượng và số lượng hàng hóa không đảm bảo, dịch vụ vận chuyển không đạt yêu cầu, không đền bù hoặc đổi trả sản phẩm, quảng cáo lừa dối và thông tin sai lệch…

Là một trong những người chịu những tiêu cực do những mặt trái của TMĐT, chị Đinh Thị Lệ (huyện Thanh Oai) chia sẻ, chị đặt mua một đôi giày cao gót trên mạng, qua ảnh và video cá nhân chị thấy rất ưng ý, thế nhưng, sau khi đặt xong chị lâm cảnh “dở khóc, dở cười” khi nhận được đôi giày vừa bé, kiểu dáng giày thấp, không giống như hình ảnh đôi giày mà người bán hàng quảng cáo. Bức xúc về cách làm việc thiếu chuyên nghiệp của shop online, nhưng do giá trị đôi giày không lớn, nên chị Lệ cũng không muốn mất thời gian khiếu nại, kiện cáo.

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng

Thực tế, những trường hợp khách hàng chịu cảnh mua phải hàng kém chất lượng trên sàn TMĐT như chị Lệ không phải hiếm. Điều đáng nói, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như: Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa… đặc biệt là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024).

Trước đó, từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 15/3 hằng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - đây cũng chính là sự kiện nổi bật hằng năm do Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện liên tục từ năm 2016 tới nay.

Ngoài ra, năm 2024, chương trình “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3)” với thông điệp “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” tiếp tục được triển khai nhận được sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng được các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp quan tâm và xác định đây là hướng đi bền vững. Ảnh: Đinh Luyện

Mới đây nhất, Bộ Công Thương cũng ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025, nhằm kêu gọi, động viên, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng vào các hoạt động liên quan.

Qua đó, từng bước đưa Ngày Quyền của người tiêu dùng thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh cho đất nước. Chủ đề cho các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 được Bộ Công Thương xác định là: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.

Hàng rào pháp lý đã có, tuy nhiên, trong quá trình thực thi đã nảy sinh một số vướng mắc về quy định, chẳng hạn như quyền hạn, nguồn lực để thực thi chưa cụ thể, chưa phân loại chi tiết việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong từng lĩnh vực cụ thể, từng nhóm hàng hóa, sản phẩm nhất định hay từng phương thức bán hàng khác nhau.

Cách đây ít lâu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật của Bộ Tài chính, gồm: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Chứng khoán và Luật Quản lý thuế.

Trong đó, Điều 6 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế sửa đổi khoản 4 Điều 42 quy định: Đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài, thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính.

Đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thông qua sàn giao dịch TMĐT hoặc các nền tảng số thì tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) hoặc các tổ chức khác có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh…

Nhiều ý kiến cho rằng, với các nội dung trên khi được áp dụng trên cơ sở các sàn TMĐT phải khai thuế và nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ giúp tăng trách nhiệm liên quan và đảm bảo tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng.

Rõ ràng, quản lý bán hàng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên sàn TMĐT là chuyện không dễ. Bên cạnh hoàn thiện các nội dung pháp lý liên quan thì thiết nghĩ, công tác quản lý muốn hiệu quả phải có sự tham gia của nhiều bộ, ngành liên quan. Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có liên quan (Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước…) là hết sức cần thiết.

Đây được coi là giải pháp căn cơ để xử lý chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và chống thất thu thuế, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng trực tuyến.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển

Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển

(LĐTĐ) Nhìn lại chặng đường 14 năm phát triển và trưởng thành, mỗi cán bộ, nhân viên Công ty Thủy điện Bản Vẽ đều tự hào bởi đã luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Những sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024

Những sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, Sở Công Thương Hà Nội đã trao danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024 cho 36 sản phẩm, của 25 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Quy hoạch giao thông vận tải hướng đến mạng lưới đa phương thức

Hà Nội: Quy hoạch giao thông vận tải hướng đến mạng lưới đa phương thức

(LĐTĐ) Những năm qua, Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực về kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải hành khách công cộng, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Điều này đòi hỏi Thành phố phải tiếp tục tập trung đầu tư cho lĩnh vực này, trong đó cần chú trọng hơn nữa kết nối mạng lưới vận tải đa phương thức.
Xanh hóa xe buýt vì chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

Xanh hóa xe buýt vì chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định chuyển đổi xe buýt dùng điện, năng lượng xanh là xu thế tất yếu, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ chuyển đổi, phát triển và đạt được tỷ lệ xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh đạt 100%. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

(LĐTĐ) Bên cạnh “đặc sản” deadline, những ngày cuối năm còn làm say đắm hàng triệu người trẻ với những lễ hội, những buổi party sôi động để “quẩy banh nóc” sau 1 năm dài miệt mài với công việc.
Nhận định Chelsea vs Brentford: Chủ nhà tiếp tục chiến thắng

Nhận định Chelsea vs Brentford: Chủ nhà tiếp tục chiến thắng

(LĐTĐ) Tiếp đón Brentford trên sân nhà lúc 2h00, ngày 16/12/2024, tại vòng 16 ngoại hạng Anh, Chelsea được dự đoán sẽ có thêm chiến thắng trước Brentford.

Tin khác

EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động tri ân khách hàng, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ (21/12/1954 - 21/12/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2024.
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ là dịp để mỗi gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Việc chọn lựa những sản phẩm chất lượng, an toàn, mang đậm bản sắc văn hóa Việt để phục vụ nhu cầu của các gia đình là hết sức quan trọng.
Nóng trong người khi nỗ lực gấp đôi, gấp ba chạy deadline cuối năm

Nóng trong người khi nỗ lực gấp đôi, gấp ba chạy deadline cuối năm

(LĐTĐ) Tết về gần cũng là lúc áp lực công việc tăng lên đỉnh điểm. Những bữa ăn vội hơn, các quán cà phê 24h đông người hơn, nhiều công ty sáng đèn về đêm hơn. Công việc dồn dập, không khí gấp gáp khiến nhiều bạn trẻ bức bối, nóng trong người khi phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba để chạy deadline.
Khai mạc Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024 tại Hà Nội

Khai mạc Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024 tại Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 6/12, tại Trung tâm Thương mại GO! Thăng Long, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Yên Bái phối hợp cùng tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức Tuần hàng giới thiệu quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024 tại Hà Nội. Dự chương trình có ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương).
Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024

Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024

(LĐTĐ) Hơn 900 phiên livestream bán hàng; 1,8 tỷ lượt xem gắn hashtag #OnlineFriday chỉ tính riêng trên nền tảng TikTok Shop; gần 4,750 videos hưởng ứng; hàng trăm doanh nghiệp đăng ký tham gia… là những con số đáng chú ý mang đến chuỗi hoạt động ấn tượng của Chương trình Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024.
Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Cơ hội mua sắm đậm chất Tết cổ truyền

Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Cơ hội mua sắm đậm chất Tết cổ truyền

(LĐTĐ) Tối 30/11, Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt” đã chính thức được khai mạc tại siêu thị GO! Thăng Long (Hà Nội). Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt” sẽ diễn ra liên tục đến hết ngày 11/12/2024 tại tất cả các siêu thị GO!, Big C, Tops Market trên toàn quốc; đem đến cho người tiêu dùng cơ hội trải nghiệm mua sắm đậm chất Tết cổ truyền, thông qua Lễ hội kẹo, Lễ hội đồ khô, cho tới Lễ hội Nông sản Việt...
Tăng sức cho kinh tế đêm của Thủ đô

Tăng sức cho kinh tế đêm của Thủ đô

(LĐTĐ) Hà Nội đang đẩy mạnh khai thác tiềm năng kinh tế đêm thông qua các sản phẩm văn hóa - du lịch ban đêm. Những hoạt động này không chỉ tạo điểm nhấn du lịch mới lạ, hấp dẫn du khách, mà còn góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo của Thủ đô.
Trang bị kiến thức để lựa chọn các sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc

Trang bị kiến thức để lựa chọn các sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc

(LĐTĐ) Cuối năm là cao điểm mua sắm, thị trường hàng hóa sôi động hơn với những sản phẩm phục vụ Tết. Nắm bắt xu hướng này, không ít đối tượng đã lợi dụng trà trộn hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ len lỏi vào thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của người tiêu dùng.
Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

(LĐTĐ) 150 sản phẩm, dịch vụ của 142 doanh nghiệp được tôn vinh hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích tối nay không chỉ là niềm vinh dự của cộng đồng doanh nghiệp mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo, sự cam kết không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp trong việc tiên phong khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt trên thị trường, góp phần nâng tầm thương hiệu hàng Việt, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
EVNHANOI đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả

EVNHANOI đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) triển khai thực hiện chương trình Tháng tri ân khách hàng năm 2024 với chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”.
Xem thêm
Phiên bản di động