Hấp dẫn triển lãm 3D về y dược triều Nguyễn

Ngày 25/2, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức triển lãm 3D trực tuyến với chủ đề “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây” nhân dịp kỷ niệm 130 năm thành lập Viện Pasteur Nha Trang (1895 - 2025), 100 năm Viện Pasteur Hà Nội (1925 - 2025) và ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2.
Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo Triển lãm 3D khám phá chính sách ngoại giao độc đáo của triều Nguyễn

Triển lãm 3D trực tuyến với chủ đề “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây” góp phần tái hiện lịch sử hình thành, phát triển và thành tựu của y học cổ truyền Việt Nam cũng như sự thâm nhập cùng những đóng góp của Tây y trên đất Việt.

Triển lãm gồm 3 phần. Cụ thể, Phần 1 “Đông y trong dòng lịch sử Việt Nam”; Phần 2 “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây”; Phần 3 “Tây y trên Đất Việt”.

Hấp dẫn triển lãm 3D về y dược triều Nguyễn
Pano trong triển lãm trực tuyến.

Nước ta có lịch sử y dược từ lâu đời với nhiều danh y nổi tiếng. Theo thông tin từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, thời Hùng Vương, tuy y học còn truyền miệng nhưng người Việt đã biết dùng thức ăn để trị bệnh. Thời kỳ Bắc thuộc, có sự giao lưu và tiếp thu y học từ Trung Quốc. Sang thời kỳ độc lập, nền y học cổ truyền nước ta ngày càng phát triển. Thời Trần, Chu Văn An biên soạn cuốn Y học yếu giải tập chú di biên.

Thiền sư Tuệ Tĩnh biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu”, “Hồng Nghĩa giác tư y thư”. Trong các bộ y thư của mình, Tuệ Tĩnh luôn con trọng “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”.

Về sau, những vị danh y ngày càng nhiều, như Hoàng Đôn Hòa, Trịnh Đôn Phác, Nguyễn Quang Tuân, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nguyễn Gia Phan… đã để lại không ít “cẩm nang y học” truyền lại kinh nghiệm, y thuật và y đức của mình cho thế hệ sau.

Hiện nay, sách y học cổ truyền có tới hàng nghìn quyển, trong đó bộ Hải Thượng Lãn Ông y tông tâm lĩnh là bộ y thư đồ sộ nhất ở nước ta. Những bộ y thư này chính là thành tựu của nền y học cổ truyền mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Hấp dẫn triển lãm 3D về y dược triều Nguyễn
Phần 3 “Tây y trên Đất Việt”.

Đến triều Nguyễn, sự hội nhập của Tây y khiến y học Việt Nam ngày càng phát triển. Ban đầu, vua Gia Long cho đặt Thái y viện từ khi còn xưng vương để chăm sóc sức khỏe cho vua, hoàng tộc, hậu cung, quan lại trong triều đình và quản lí các hoạt động y tế của cả nước. Ngoài ra, triều đình Nguyễn cho lập Ty Lương y ở các tỉnh để chăm lo các vấn đề y tế ở địa phương. Thời vua Tự Đức, giảng đường dạy nghề thuốc được thiết lập.

Cuối thế kỉ XIX, khi người Pháp vào nước ta thì nền Tây y cũng thâm nhập mạnh mẽ vào sinh hoạt cung đình và đời sống nhân dân. Vì vậy, y dược triều Nguyễn chính là dấu gạch nối của nền y học Đông - Tây.

Một nghiên cứu của Shaun Kingsley Malarney cho thấy, vào đầu thập niên 1920, hệ thống y tế ở Việt Nam gồm có các bệnh viện hỗn hợp, bệnh viện bản xứ, nhà hộ sinh, trạm xá, nhà cứu tế, trại thương điên, trại phong và bệnh viện truyền nhiễm lần lượt được xây dựng. Sự du nhập của Tây y cũng mở đường cho hoạt động kinh doanh và buôn bán thuốc Tây với nhiều hiệu thuốc mọc lên ở cả ba miền.

Với hơn 300 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn từ các Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Quốc gia Pháp và nhiều nguồn tư liệu khác, Triển lãm hy vọng cung cấp cho những nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn và công chúng những thông tin hữu ích về nền y học Việt Nam.

Triển lãm 3D trực tuyến “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây” được ra mắt tại archives.org.vn/facebook.com/luutruquocgia1.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Lịch thi đấu Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Lịch thi đấu Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 11/4 đến 22/4/2025 tại Sân vận động quận Hoàng Mai (đường Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ban tổ chức đã xác định được 17 đội bóng tham gia tại 4 bảng đấu. Dưới đây là chi tiết lịch thi đấu.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11, 12 thấp hơn năm trước

Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11, 12 thấp hơn năm trước

Trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11, 12 toàn Thành phố. Đề thi được cho là đảm bảo đúng cấu trúc và định dạng của đề thi tốt nghiệp THPT.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Báo chí Thủ đô cần tuyên truyền dễ nhớ, dễ hiểu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Báo chí Thủ đô cần tuyên truyền dễ nhớ, dễ hiểu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 9/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí tháng 4/2025. Đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy chủ trì hội nghị.
Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Cứ 5 năm một lần, vào dịp 9-11/3 Âm lịch, những người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) lại nô nức trở về quê hương để tham dự Lễ hội bơi Đăm truyền thống. Lễ hội được tổ chức công phu, kỹ lưỡng không chỉ thu hút người dân trong và ngoài quận mà còn là điểm đến ưa thích của du khách thập phương.
Trao hỗ trợ kinh phí xây, sửa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Chương Mỹ

Trao hỗ trợ kinh phí xây, sửa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Chương Mỹ

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ huyện Chương Mỹ vừa tổ chức trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Nguyễn Thị Năm - Giáo viên Trường Mầm non xã Hoàng Diệu.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu tại buổi gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tin khác

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Cứ 5 năm một lần, vào dịp 9-11/3 Âm lịch, những người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) lại nô nức trở về quê hương để tham dự Lễ hội bơi Đăm truyền thống. Lễ hội được tổ chức công phu, kỹ lưỡng không chỉ thu hút người dân trong và ngoài quận mà còn là điểm đến ưa thích của du khách thập phương.
Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Vừa qua, dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lấy ý kiến. Một tầm nhìn mới đang dần hình thành khi biến khu vực bãi giữa sông Hồng thành không gian công viên văn hóa sáng tạo, hướng tới một trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển cách đây hơn 5 thế kỷ, lễ hội chùa Phúc Sơn là ngày hội truyền thống của người dân xã Hải Trung (huyện Hải Hậu, Nam Định). Đây là ngày hội văn hóa gắn liền với Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian bản địa và tưởng nhớ tứ tổ đã khai sáng vùng đất Quần Anh xưa (nay thuộc địa phận huyện Hải Hậu).
Nắng đầu mùa

Nắng đầu mùa

Sớm cuối tuần, tôi tự cho phép mình ngủ thêm một chút. Khi tỉnh giấc, giọt nắng đầu mùa tinh nghịch lọt qua khe rèm, soi lấp lánh trên chiếc gương trang điểm. Tôi bước ra, mở cửa ban-công nhìn xuống phố. Ô kìa, nắng đầu mùa đang chan hòa trên vạn vật.
Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Thực hiện quy định tại Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch.
Festival Phở 2025: Tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Festival Phở 2025: Tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 19/KH-VP về việc tổ chức "Festival Phở năm 2025" nhằm quảng bá hình ảnh "Phở Hà Nội" - một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng thời góp phần phát triển công nghiệp văn hóa ẩm thực Thủ đô.
Tạm dừng, hoãn một số hoạt động ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Tạm dừng, hoãn một số hoạt động ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Trong 2 ngày Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone, các hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí bên lề Lễ hội Đền Hùng sẽ hoãn, lùi thời gian tổ chức.
Hào hùng chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” tại Đà Nẵng

Hào hùng chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” tại Đà Nẵng

Được dàn dựng công phu, với những tiết mục nghệ thuật được đặc biệt chọn lọc và trình diễn bởi các nghệ sĩ tên tuổi, chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” diễn ra tối 28/3 tại Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng) đã thực sự ghi một dấu ấn sâu đậm, chạm đến trái tim và thổi bùng lên trong mỗi khán giả lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Khám phá sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam

Khám phá sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam

Hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4), từ ngày 1/4 - 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”.
Chuyên gia văn hóa kinh doanh phân tích "drama" Thùy Tiên và ViruSs

Chuyên gia văn hóa kinh doanh phân tích "drama" Thùy Tiên và ViruSs

Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, việc người nổi tiếng sử dụng nền tảng số để kiếm tiền đang ngày càng phổ biến. Gần đây, nhiều vụ việc gây tranh cãi như Hoa hậu Thùy Tiên quảng cáo sai sự thật hay ViruSs tạo drama để thu hút người xem đã dấy lên nhiều câu hỏi về vấn đề đạo đức trong không gian số. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Lê Thị Việt Hà, giảng viên Bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Xem thêm
Phiên bản di động