Hào hùng “Công đoàn ca”
Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” | |
Những “sân chơi” ý nghĩa, sáng tạo | |
Ký kết chương trình phối hợp công tác |
PV: Thưa nhạc sĩ, cơ duyên nào khiến ông sáng tác bài Công đoàn ca?
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Tôi còn nhớ năm 1999, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/1999), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát động cuộc vận động sáng tác ca khúc về Công đoàn, công nhân lao động với mục đích ca ngợi những truyền thống tốt đẹp của Công đoàn và sự lao động hăng say, phấn đấu không ngừng nghỉ của công nhân lao động. Lúc đó, Hội nhạc sĩ Việt Nam cùng các cơ quan Đài tiếng nói Việt Nam, Học viện Âm nhạc, Hội Âm nhạc Hà Nội cũng đã hưởng ứng tham gia.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân |
Nói về đề tài công nhân lao động hay Công đoàn thì các nhạc sĩ thường nghĩ ngay đến ngành nghề công nhân xây dựng, điện, mỏ than... Trước đó, có rất nhiều bài hát nổi tiếng về công nhân như bài “Công nhân Việt Nam” của nhạc sĩ Văn Cao gần như đã trở thành bài hát truyền thống của giai cấp công nhân.
Hay bài “Những ánh sao đêm” (Phan Huỳnh Điểu), “Em là thợ quét vôi” (Đỗ Nhuận), “Trên công trường rộn tiếng ca” (Ngô Quốc Tính), “Tự hào giai cấp công nhân Việt Nam” (Phạm Hoàng Long) là những ca khúc giàu truyền cảm, tôn vinh hình ảnh người công nhân lao động trong công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp.
Năm đó, nhân lúc phát động sáng tác ca khúc, tôi điểm qua các đề tài, các ca khúc đã có và tôi nhận thấy thiếu một bài hát mang tính cộng đồng, tập thể. Bản chất của Liên đoàn Lao động hay Công đoàn là liên minh của giới lao động, công nhân, trí thức, nông dân, một tập thể rất lớn.
Chúng tôi ước mơ có một bài hát để có thể cùng nhau hát chung, vỗ tay, phổ biến đến đông đảo người lao động, nôm na giống như ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Tôi tìm tòi theo hướng đó chứ không phải về ngành nghề cụ thể hay của từng giai cấp như ca ngợi người nông dân, công nhân, trí thức trong lao động cuộc sống.
Tôi nảy sinh ra ý tưởng một bài hát có hình thức ngắn gọn, dễ hát, mang tính đại chúng. Tránh những quãng âm nhạc khó, mà âm nhạc phải mang tính phổ thông, dễ nghe, dễ thuộc. Hình tượng trong ca từ phải kết hợp được các tiêu chí, tư tưởng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là kết đoàn dưới ngọn cờ của Đảng, phấn đấu xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh.
PV: Ông có thể chia sẻ cho độc giả biết rõ hơn vì đâu ngay từ vào bài đã có những nét nhạc dạo thúc giục, dõng dạc?
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Lúc đầu, khi tôi đưa ra những ca từ đó thì đồng nghiệp góp ý là nghe nó khô cứng quá, mang tính khẩu hiệu, áp phích như tranh cổ động. Lúc đó trong thâm tâm tôi nghĩ âm nhạc cần mang tính truyền cảm. Âm nhạc cần có nghĩa vụ truyền tải những tư tưởng, tín hiệu lớn chứ không phải là những tâm tình cá nhân. Thế nên tôi mạnh dạn xây dựng bài hát mang âm hưởng như thế.
Xuất phát của bài hát là từ một nét nhạc, sau đó nó trở thành nét nhạc dạo cho bài hát. Nét nhạc đó rất dõng dạc, có tính hiệu triệu như là tiếng kèn giục giã. Điểm bắt đầu của bài hát vì thế hơi khác với các bài hát khác.
Nhiều bài hát nhạc sĩ sáng tác ca từ trước sau đó mới ghép nhạc. Cũng có bài hát nhạc sĩ sáng tác nhạc trước sau đó mới chọn ca từ. Còn riêng bài hát này thì xuất phát của nó từ nét nhạc dạo như một tiếng kèn thúc giục. Câu nhạc dạo này nó tồn tại như một phần quan trọng trong tất cả các bản diễn sau này.
PV: Lời bài hát thì sao, thưa ông?
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Về lời bài hát, đó là hình tượng đất nước đang đi lên, đổi mới, như bình minh của đất nước, bình minh của thế kỷ, bình minh của nhân loại. Khẩu hiệu đầu tiên là kết đoàn, toàn dân cùng nhân dân lao động. Cả dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh. Thành phần có công, nông, binh cùng với trí thức, những con người trung kiên với trái tim thắm đỏ cùng hát vang bài ca Công đoàn.
Đoạn 1 mang mục tiêu lý tưởng của công đoàn, đoạn 2 thì chuyển sang tươi sáng hơn, giọng trưởng mới, là hướng tới tương lai, phấn đấu đồng lòng vững bước đi lên vì Xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới dưới ngọn cờ của Đảng. Một cái khó khi sáng tác bài hát này là tôi muốn đưa vào ca từ chữ “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, và được giải quyết bằng cách đưa cả cụm từ này vào đoạn kết.
Chính vì vậy, tôi đắn đo về đặt tên cho bài hát, tiêu đề sẽ là như thế nào. Sau đó tôi quyết định giữ lại tiêu đề một cụm từ gần gũi với người lao động đó là Công đoàn. “Công đoàn” đã thành từ có ý nghĩa lịch sử, truyền thống, nên tôi quyết định đặt tên là “Công đoàn ca” bởi nó có tính quần chúng gần gũi.
PV: Thưa ông, quá trình bài hát được phổ biến rộng rãi như thế nào?
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Lần đầu tiên bài hát được thu thanh bởi các nghệ sĩ của Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau khi thu thanh thì trong các chương trình ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam là nơi đầu tiên phát hành bài này trong toàn quốc. Qua sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, bài hát được phổ biến rất rộng rãi. Tôi đi nhiều nơi thì thấy mọi người đều nghe bài hát qua Đài Tiếng nói Việt Nam.
Sau đó thì bài hát được Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chọn là một trong những bài hát của Công đoàn Việt Nam và phổ biến bài hát trong dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Từ đó đến nay, tôi theo dõi thì thấy Công đoàn các ngành, đơn vị cũng rất thường xuyên sử dụng bài hát này trong các sự kiện của họ.
PV: Ông có nhận xét gì về các hoạt động nghệ thuật trong công nhân lao động hiện nay?
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Thật ra, nhắc đến công nhân lao động và nhất là khi sáng tác bài hát này, tôi nhớ tới người thân trong gia đình. Ông bà nội tôi ngay từ khi còn trẻ khoẻ đã rời quê hương Hải Dương ra Hải Phòng làm công nhân lao động. Bà nội tôi làm trong nhà máy dệt, còn ông nội tôi xung phong vào đội kèn đồng. Vì vậy, tôi có cảm giác những người công nhân lao động với tôi rất gần gũi, thân thuộc.
Tôi với tư cách là một người làm nghệ thuật, được đi chấm thi tại các hội diễn của các Công đoàn ngành như Tổng Công ty Bưu Điện, Than Quảng Ninh, Điện lực, Hàng không… nhận thấy đội ngũ người lao động hiện nay rất trẻ trung, năng động, nhiệt huyết và sáng tạo.
Các hoạt động nghệ thuật trong giới công nhân lao động nói chung cũng như trong tổ chức Công đoàn đã có sự tiến bộ vượt bậc về chất lượng chuyên môn, nghệ thuật và tính chuyên nghiệp cao. Mỗi tác phẩm, mỗi chương trình, vở diễn là một bản hùng ca với cách tiếp cận và phương pháp diễn đạt nghệ thuật khác nhau có sự đầu tư về không gian sân khấu, cảnh trí, đạo cụ,... thể hiện rõ sự tìm tòi, sáng tạo của các đơn vị tham gia.
Trong thời đại ngày nay, tôi cho rằng muốn thành công thì người lao động làm gì cũng phải có trách nhiệm và nhiệt huyết, nhất là sự sáng tạo. Lực lượng công nhân lao động với sức trẻ, sức khoẻ hãy lao động hết mình, hãy làm những gì tốt nhất cho đất nước, cho dân tộc, đóng góp vào khát vọng của một dân tộc đang vươn lên mạnh mẽ mỗi ngày.
Cảm ơn ông. Xin chúc ông sức khoẻ, thành công!
Phương Bùi (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29