Hàng quán quây chung cư và những hệ lụy
Hàng quán “bủa vây” các khu công nghiệp: Lợi bất cập hại! | |
Bất chấp nguy hiểm, người dân “thản nhiên” bán hàng dưới bức tường sắp đổ | |
Hàng quán bủa vây vườn hoa Pasteur |
Không gian chung bị lấn chiếm
Phố Nguyễn Thị Thập là tuyến phố giáp ranh giữa phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy và phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, đây cũng là một trong những “điểm nóng” về tình trạng nhà hàng, quán ăn lấn chiếm vỉa hè chung cư để kinh doanh. Câu chuyện lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh trên phố Nguyễn Thị Thập đã diễn ra từ lâu mà không được xử lý, thậm chí những quán như Tâm Việt, I Beer…còn chăng đè, quây tôn, rào chắn toàn bộ phần vỉa hè để kinh doanh.
Hàng quán lấn chiếm toàn bộ vỉa hè phố Nguyễn Thị Thập. |
Chị Nguyễn Thị Phương, người dân tòa N6A Nguyễn Thị Thập chia sẻ, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính là một trong những khu đô thị kiểu mẫu của Hà Nội trước đây, chúng tôi dọn về đây với hy vọng về một nơi ở mới khang trang, trật tự nhưng niềm vui cũng chẳng được bao lâu. “Vỉa hè bị lấn chiếm để kê bàn ghế, giữ xe khiến người dân mất lối đi lại. Quán bia thì ồn ào với hàng nghìn lượt dô đến tận đêm khuya, tình trạng khách hàng uống rượu say đánh chửi nhau rất mất trật tự và an ninh khu vực. Đặc biệt là mùi đồ ăn nấu nướng bốc lên nồng nặc các tầng trên khiến người dân cực kỳ khó chịu dù đã đóng chặt tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào. Hoạt động của các nhà hàng, quán bia ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của cư dân nơi đây” – chị Phương cho hay.
Theo khảo sát của PV, tình trạng lấn chiếm các khoảng không chung của tòa nhà, chung cư không chỉ diễn ra trên phố Nguyễn Thị Thập mà diễn ra khá phổ biến trên các tuyến đường quanh đó như Lê Văn Lương, Hoàng Đạo Thúy… Hầu hết khu vực tầng trệt của các tòa nhà nơi đây đều đã được hô biến thành quán cà phê, quán ăn, quán bia, nhà hàng… Thậm chí, nhân viên các nhà hàng còn ngang nhiên dựng xe máy, kê đá… để “chiếm” trước chỗ đỗ xe.
Theo khảo sát của PV, tình trạng lấn chiếm các khoảng không chung của tòa nhà, chung cư không chỉ diễn ra trên phố Nguyễn Thị Thập mà diễn ra khá phổ biến trên các tuyến đường quanh đó như Lê Văn Lương, Hoàng Đạo Thúy… Hầu hết khu vực tầng trệt của các tòa nhà nơi đây đều đã được hô biến thành quán cà phê, quán ăn, quán bia, nhà hàng… Thậm chí, nhân viên các nhà hàng còn ngang nhiên dựng xe máy, kê đá… để “chiếm” trước chỗ đỗ xe.Tương tự, tại khu chung cư Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, xung quanh các tòa nhà CT12A, CT12B, CT12C phần sảnh, bậc thềm tầng 1, diện tích sân chơi chung và khu vực vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm đều bị chiếm dụng bởi hàng chục quán, gánh hàng rong… Còn tại khu vực bán đảo Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội nơi có 12 toà chung cư HH cao từ 35 - 40 tầng, toàn bộ phần tầng 1 cũng đều là các nhà hàng quán ăn và “đương nhiên” vỉa hè cũng bị chiếm dụng. |
Tương tự, tại khu chung cư Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, xung quanh các tòa nhà CT12A, CT12B, CT12C phần sảnh, bậc thềm tầng 1, diện tích sân chơi chung và khu vực vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm đều bị chiếm dụng bởi hàng chục quán, gánh hàng rong… Còn tại khu vực bán đảo Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội nơi có 12 toà chung cư HH cao từ 35 - 40 tầng, toàn bộ phần tầng 1 cũng đều là các nhà hàng quán ăn và “đương nhiên” vỉa hè cũng bị chiếm dụng.
Còn đối với những khu tập thể cũ như Trung Tự, Kim Liên các căn hộ tầng một nghiễm nhiên được chủ nhà biến thành những dịch vụ không cần tiếp thị: Cửa hàng tạp hóa, nhà để xe, Internet, gội đầu bình dân… xe máy của khách thì để tràn lan trên vỉa hè. Cư dân muốn đi bộ thì đành đi bộ giữa lòng đường. Từ đó, giao thông nơi đây cũng khá khó khăn vì diện tích lòng đường bị thu hẹp, thỉnh thoảng, vài chiếc xe ô tô, xe máy bấm còi ing ỏi làm cho quang cảnh càng trở nên náo động.
Cần quyết liệt, mạnh tay
Nhiều chuyên gia cho rằng, tình trạng lấn chiếm không gian chung tại các chung cư, nhà cao tầng do tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân cư tăng cao, đang gây áp lực cho hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật khu vực. Bên cạnh đó là do nhu cầu cuộc sống, thói quen sinh hoạt dẫn tới việc lấn chiếm sử dụng diện tích, không gian công cộng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ. Việc để xảy ra tình trạng này lỗi đầu tiên là do chính quyền địa phương ngay từ đầu chưa có các biện pháp trong việc ngăn chặn việc lấn chiếm diện tích công cộng, sử dụng diện tích đất sai quy hoạch được duyệt.
Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội nhìn nhận, hiện nay tại nhiều khu đô thị, không gian chung vẫn chưa được chú ý đúng mức. Trong khi thành phố đang thiếu trầm trọng diện tích dành cho sân chơi, không gian sinh hoạt công cộng… thì tại nhiều khu đô thị, nhà chung cư, khoảng không gian vốn chật hẹp giữa các tòa nhà lại “biến” thành bãi trông giữ xe trái phép, thậm chí bị “xẻ thịt” cho tư nhân thuê kinh doanh, khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác.Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các chủ hàng quán ngang nhiên chiếm
dụng là do sự buông lỏng quản lý của chủ đầu tư, Ban Quản lý tòa nhà và chính quyền địa phương. Để giải quyết được tình trạng này cần phải có sự quyết liệt, mạnh tay và sự phối hợp của nhiều đơn vị.
Cũng phải ghi nhận rằng sau mỗi chiến dịch lập lại trật tự đô thị, tình trạng “lấn chiếm” cơ bản được chấm dứt, tuy nhiên, qua một thời gian ngắn lại “tái diễn”. Nguyên nhân dễ thấy nhất là do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân chưa cao, thường tái phạm khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát. Mặt khác, công tác tuyên truyền của cơ quan chức năng chưa sâu sát và thường xuyên, chưa tạo được sự đồng thuận của người dân, công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm thiếu kiên quyết, không liên tục…
Để ngăn chặn chấm dứt tình trạng, cơ quan chức năng có thẩm quyền, các lực lượng quản lý tại địa phương cần mạnh tay hơn nữa trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Đồng thời có các chương trình hành động cụ thể để nâng cao nhận thức của người dân trong việc gìn giữ vỉa hè, lòng đường Thủ đô luôn thoáng đãng, sạch đẹp. Khi đó, tình trạng hàng quán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường chung cư mới có lời giải.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46