Hằng năm, có hơn 100 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được đảm bảo quyền lợi
Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội ưu việt của Đảng và Nhà nước, mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn...
![]() |
Tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng dần qua các năm, từng bước hiện thực hóa mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân. |
Chính sách BHYT được Đảng và Nhà nước ta tổ chức thực hiện từ năm 1992. Năm 2008, Luật BHYT số 25/2008/QH12 đã được Quốc hội khóa XII thông qua. Vì mục tiêu bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg về việc lấy ngày 1/7 hằng năm là “Ngày BHYT Việt Nam”.
Ngày BHYT Việt Nam là dịp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay, góp sức thực hiện tốt Luật BHYT với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, vì an sinh đất nước. Đây cũng là dịp để quán triệt sâu sắc và nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT - một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính y tế quốc gia, một trong những phương thức xã hội hóa công tác y tế thông qua việc huy động đóng góp của người dân cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, tạo nguồn tài chính cho hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cùng với sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của chính sách BHYT, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng dần qua các năm, từng bước hiện thực hóa mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân; quỹ BHYT đã góp phần thay thế hiệu quả cơ chế tài chính về y tế. Nếu như các năm 2009, 2015 độ bao phủ BHYT lần lượt đạt 57% và 74,7% dân số, thì đến hết năm 2021, độ bao phủ đã đạt khoảng 91% dân số.
Song hành với đó, việc đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT đã đạt được nhiều kết quả tiến bộ. Hằng năm, có hơn 100 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT được đảm bảo quyền lợi. Năm 2020-2021 do tác động của dịch Covid-19, quỹ BHYT đã cùng ngân sách nhà nước góp phần không nhỏ trong công tác khắc phục hậu quả và phòng, chống dịch Covid-19, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia.
Quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia ngày càng được mở rộng ở cả phạm vi và mức hưởng BHYT. Cụ thể: Khi tham gia BHYT, người dân sẽ được quỹ BHYT thanh toán đầy đủ các chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định, không bị giới hạn về tuổi tác, số ngày điều trị và tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT. Luật BHYT quy định tất cả người dân đều có quyền tham gia BHYT và có phạm vi hưởng BHYT như nhau, gồm các chi phí sau: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với một số đối tượng và chi phí trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động, học sinh, sinh viên, trẻ em dưới 6 tuổi,…
Về mức hưởng BHYT, khi người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh đúng tuyến theo quy định và xuất trình đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% hoặc 95% hoặc 80% chi phí khám chữa bệnh tùy thuộc vào đối tượng tham gia BHYT. Riêng đối với những bệnh nhân có mức hưởng BHYT 95% hoặc 80%, nếu đã tham gia BHYT liên tục từ 5 năm trở lên, có số tiền cùng chi trả khi đi khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 lần mức lương cơ sở (hiện tương đương 8.940.000 đồng) sẽ được hưởng 100% khi đi khám chữa bệnh BHYT trong phạm vi hưởng và mức hưởng BHYT ở những lần đi khám chữa bệnh đúng tuyến tiếp cho đến hết năm tài chính.
Ngoài ra, để tạo điều kiện tốt nhất cho người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh, Luật BHYT quy định chính sách thông tuyến khám chữa bệnh.
Có thể thấy rằng, việc người dân tham gia BHYT được xem là một hình thức tiết kiệm “đóng góp khi lành để dành khi ốm” nhằm giảm bớt gánh nặng về kinh tế khi không may bị ốm đau, bệnh tật, kể cả những bệnh hiểm nghèo, chi phí lớn. Tham gia BHYT, mọi người dân đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản mà không phụ thuộc vào khả năng chi trả của mình. Vì thế, hơn lúc nào hết, người dân cần nhận thức rõ được lợi ích khi tham gia BHYT, giúp hạn chế rủi ro về tài chính cho bản thân, gia đình, đồng thời chia sẻ bớt khó khăn cho cộng đồng nếu một ai đó không may mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

"Cha tôi người ở lại" tập 22: Việt nổi giận cảnh cáo Đại vì dám tỏ tình với An

Thay tướng chưa “đổi vận”, Thanh Hóa thảm bại trước Hà Nội

Tỷ giá USD hôm nay (7/4): Giá USD ít biến động

Giá xăng dầu hôm nay (7/4): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

MU và Man City bất phân thắng bại

Nhận định trận Bologna - Napoli: Cuộc chiến không khoan nhượng tại Renato Dall’Ara
Tin khác

Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?
Chính sách 05/04/2025 18:24

Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?
Chính sách 05/04/2025 18:24

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn
Chính sách 04/04/2025 09:17

Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà
Chính sách 03/04/2025 20:24

Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng
Chính sách 02/04/2025 07:15

Điều kiện để được nhận lương hưu từ ngày 1/7/2025
Chính sách 31/03/2025 08:42

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau
Chính sách 30/03/2025 21:23

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm
Chính sách 30/03/2025 18:31

Thay đổi quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Chính sách 30/03/2025 17:12

Người lao động có thể được nghỉ 8 ngày trong tháng 4
Chính sách 30/03/2025 08:09