Hà Nội: Đề xuất hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH tự nguyện

(LĐTĐ) Với chủ trương “Đầu tư cho an sinh, phúc lợi xã hội đi trước một bước so với phát triển kinh tế”, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa xây dựng Dự thảo Tờ trình đề nghị Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, ban hành mức hỗ trợ thêm tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người dân tham gia BHXH tự nguyện.
Điểm tựa an sinh ổn định cuộc sống Không còn là hộ cận nghèo, có được ưu đãi mức đóng BHXH tự nguyện? Tháng 5/2022: Cả nước có thêm 105.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

Đề xuất hỗ trợ gần 182 tỷ đồng cho người tham gia

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa xây dựng Dự thảo Tờ trình đề nghị Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH tự nguyện cho người tham gia trên địa bàn Thành phố (giai đoạn 2022-2025). Thời gian thực hiện: Từ 1/8/2022 đến hết ngày 31/12/2025.

Hà Nội: Đề xuất hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH tự nguyện
Tham gia BHXH tự nguyện sẽ giúp người dân khu vực lao động phi chính thức được đảm bảo cuộc sống khi về già.

Theo Dự thảo, đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng trước ngày 1/1/2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 1/1/2018 trở đi;

Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; người lao động giúp việc gia đình; người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH (trừ trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm).

Người tham gia khác; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 5/9/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.

Về mức hỗ trợ, người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định. Cụ thể: Hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo; hỗ trợ thêm 25% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ cận nghèo; hỗ trợ thêm 10% mức đóng BHXH tự nguyện đối với các đối tượng khác. (Mức hỗ trợ này ngoài mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được quy định tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ).

Về nguồn kinh phí, sẽ lấy từ ngân sách các quận, huyện, thị xã. Riêng năm 2022, đối với các quận, huyện, thị xã khó khăn chưa tự cân đối ngân sách, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo bố trí bổ sung vào tháng 10/2022.

Theo tính toán của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, dự kiến kinh phí hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2022-2025 là 181,966 tỷ đồng.

Thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền Thành phố với công tác an sinh

Nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Nghị quyết, Tờ trình nêu rõ: Để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH và Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025 là đến năm 2025, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt trên 3% lực lượng lao động trong độ tuổi tương ứng 150.000 người và đến năm 2030, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 10% lực lượng lao động trong độ tuổi tương ứng 510.000 người.

Hà Nội: Đề xuất hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH tự nguyện
Thời gian qua, BHXH và Bưu điện thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt ra quân, tích cực tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình tới người dân trên địa bàn Thủ đô.

Thành phố Hà Nội khẳng định: Việc hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện từ Ngân sách Nhà nước thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền Thành phố trong việc phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, để người dân tin tưởng các chính sách an sinh, xã hội của Thành phố, tạo động lực từ đó làm tiền đề, tạo thói quen cho người dân tự nguyện tham gia BHXH để đảm bảo cuộc sống khi về già.

Do đó, bên cạnh việc giữ vững số người đang tham gia BHXH tự nguyện, trong 9 năm còn phải tăng mới ít nhất 446.696 người, tương ứng mỗi năm phải tăng mới 49.632 người.

Bên cạnh đó, do tiêu chí xác định mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng từ 1/1/2022, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu tăng từ 154.000 đồng/tháng lên 330.000 đồng/tháng (tăng 2,14 lần) nên khó khăn trong việc vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện.

Cũng theo Tờ trình, việc hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện từ ngân sách Thành phố là phù hợp với chủ trương “Đầu tư cho an sinh, phúc lợi xã hội đi trước một bước so với phát triển kinh tế” của Thành phố.

Bởi, người lao động khi hết tuổi lao động không có lương hưu sẽ là một gánh nặng cho Ngân sách khi nhóm này bước vào nhóm người cao tuổi: Đó là phải chi trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng cho đối tượng người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng (hiện nay Ngân sách Thành phố đang hỗ trợ cho 92.961 đối tượng người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên ko có lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội hàng tháng với mức hỗ trợ là 440.000 đồng/người/tháng và tiền mua thẻ bảo hiểm y tế là 67.050 đồng/người/tháng, mỗi năm ngân sách phải hỗ trợ cho nhóm đối tượng này khoảng 565 tỷ đồng/năm).

Đồng thời, chính sách hỗ trợ này sẽ giảm áp lực tài chính của người tham gia BHXH tự nguyện, từ đó khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn hiện nay (khi cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, mức sống và thu nhập của người dân bị giảm sút, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện không đạt mục tiêu Trung ương đề ra) và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Chia sẻ với phóng viên về chủ trương trên của thành phố Hà Nội, bà Trần Thị Tính (huyện Sóc Sơn) cho biết: Nếu chính sách và mức hỗ trợ trên được Thành phố thông qua, sẽ thực sự tạo động lực cho người dân khi tham gia BHXH tự nguyện.

"Gia đình tôi thuộc diện hộ cận nghèo, hai vợ chồng đều không có việc làm ổn định nên rất muốn tham gia BHXH tự nguyện để sau này có tiền lo cho bản thân, không phải phụ thuộc vào con cái. Mặc dù đã được tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện, nhưng năm nay mức đóng tăng lên gấp hơn 2 lần, nên gia đình chúng tôi gặp khó khăn trong việc lo kinh phí. Nếu được Thành phố hỗ trợ thêm, chúng tôi sẽ cố gắng cân đối tài chính để tham gia", bà Tính cho biết.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất, được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”… Đây là khẳng định của bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo Luật.
Những góp ý thấu tình, đạt lý

Những góp ý thấu tình, đạt lý

(LĐTĐ) Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

(LĐTĐ) Theo công thức tính mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm; lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.
Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Hồng Trang (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) hỏi: Nhà tôi thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) không?
6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hàng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

(LĐTĐ) Để được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa (75%), người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?
Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

(LĐTĐ) Theo Điều 27 Luật Cư trú, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú.
Xem thêm
Phiên bản di động