Hạn chế rác thải nhựa, tuyên truyền thôi, chưa đủ!
Hà Nội tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa | |
Chung tay xóa bỏ rác thải nhựa tại Việt Nam | |
Chống rác thải nhựa: Bài học từ những cách làm hay |
Nhiều nỗ lực
Theo thống kê, mỗi ngày khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 5.500 - 6.000 tấn. Trong đó, lượng rác thải nhựa chiếm 8 - 10%, tương đương với số lượng khoảng 50 - 60 tấn. Tác hại của rác thải nhựa với môi trường đã được cảnh báo nhiều lần và được đẩy mạnh tuyên truyền với quy mô sâu rộng.
Đáng ghi nhận, bằng sự nỗ lực Hà Nội đã thực hiện không ít giải pháp có hiệu quả nhằm hạn chế sử dụng rác thải nhựa như: Ban hành kế hoạch về việc hành động chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020. Trong đó, Hà Nội yêu cầu các ngành dịch vụ, sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại thực hiện các mô hình giảm thiểu chất thải và tái chế trong các hoạt động của đơn vị.
Rác thải nhựa, trong đó có túi ni lông là những chất khó phân hủy và gây tác hại dài lâu với môi trường. Ảnh: Giang Nam |
Đối với việc giảm thiểu chất thải nhựa trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị xã hội và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Thành phố yêu cầu phải thực hiện kế hoạch cắt giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
Cùng đó, Hà Nội cũng đặt mục tiêu 100% các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần, hạn chế 80% các sản phẩm nhựa khó phân hủy, giảm thiểu sự phát thải chất thải nhựa, tăng cường thu gom, tái chế chất thải nhựa. Hà Nội cũng đặt mục tiêu đến 31/12/2020 hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng bằng nhựa.
Không chỉ dừng lại ở phong trào, thời gian gần đây, nhiều cá nhân, tổ chức trên địa bàn Thành phố đã có những hành động tích cực nhằm hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa một lần, đẩy lùi rác thải nhựa như các dự án nhặt rác, thu gom vỏ hộp sữa, làm gạch sinh thái ecobrick từ túi ni lông… Nhiều doanh nghiệp cũng tích cực hưởng ứng bằng việc đưa ra thị trường nhiều sản phẩm thay thế nhằm hạn chế sử dụng nhựa trong sản xuất...
Đặc biệt, theo khảo sát của phóng viên tại một số siêu thị như: Co.opmart Hà Đông, Big C Hồ Gươm, các siêu thị thuộc hệ thống Vinmart và cửa hàng Vinmart+..., phóng viên đã ghi nhận được nhiều sự chuyển biến tích cực.
Cụ thể, các siêu thị đều chuyển sang sử dụng túi túi ni lông tự phân hủy để gói hàng cho khách và bán sản phẩm túi, màng bọc thực phẩm, găng tay dùng khi chế biến thực phẩm... làm từ túi ni lông tự phân hủy. Tại quầy rau xanh ở các siêu thị Co.opmart Hà Đông, Big C Hồ Gươm, Big C Lê Trọng Tấn... một số loại rau cũng được gói bằng lá chuối như Lotte Mart Đống Đa.
Cần thêm giải pháp
Dù có nhiều nỗ lực song ở các chợ dân sinh, tình trạng người dân trao đổi, mua bán sử dụng túi ni lông vẫn tồn tại. Tại đây, người dân vẫn giữ thói quen tiêu dùng là sử dụng túi ni lông để bọc rau, củ, thực phẩm. Quanh câu chuyện tìm giải pháp để hạn chế túi ni lông, nếu nhìn ở góc độ tổng thể, việc tái chế rác thải nhựa hiệu quả, đúng phương pháp thì hoàn toàn có thể biến nó trở thành nguồn tài nguyên hữu ích. Nói cách khác, áp dụng công nghệ xử lý rác vừa thân thiện môi trường vừa tạo sản phẩm hữu ích là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Thay bằng túi ni lông khó phân hủy, nhiều siêu thị đã sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường để bọc, gói thực phẩm. Ảnh: Giang Nam |
Song nghịch lý ở chỗ công tác tái chế hiện nay lại chỉ trông chờ vào các làng nghề thủ công, chuyên tái chế phế liệu, chủ yếu là giấy, nhựa như: Tân Triều, xã Triều Khúc (huyện Thanh Trì); phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm); thôn Từ Châu, xã Liên Châu (huyện Thanh Oai); thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa); xã Tiên Dược và Kim Lũ (huyện Sóc Sơn)...
Tại những làng nghề này, vỏ chai đựng nước, lon nước ngọt hay các loại túi ni lông, giấy, vở, sách báo cũ… bỏ đi đang được nhiều người thu gom, phân loại, bán cho các đại lý, rồi chuyển về nơi tái chế. Những thứ này được quay vòng, trở thành vật dụng hữu ích, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người. Tuy nhiên, sống chung với nghề tái chế, đa phần người dân các làng nghề đều bày tỏ mong mỏi sớm được di chuyển cơ sở sản xuất đến cụm công nghiệp làng nghề ở xa khu dân cư để bảo đảm sức khỏe cho gia đình hơn.
Nhìn từ góc độ tổng thể, PGS.TS Bùi Thị An - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội cho rằng, trước mắt chúng ta cần có chính sách và cơ chế để dẹp tận gốc vấn đề rác thải nhựa. “Đầu tiên đó là phải dùng kinh tế đánh vào kinh tế. Nhưng đánh vào “nồi cơm” của ai, nhà sản xuất hay người tiêu dùng, đó là việc cần bàn, nhưng theo tôi các cấp các ngành cần tham mưu Thành phố đưa ngành tái chế rác thành mô hình kinh tế tuần hoàn. Điều này sẽ mang lại lợi ích về kinh tế với đất nước và sức khoẻ con người” - PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để hạn chế rác thải nhựa hiệu quả thì cần phải có thêm chính sách tăng thuế với sản phẩm nhựa, qua đó nâng cao giá thành đối với túi nhựa. Đồng thời phải cấm nhập vật liệu tái chế từ nước ngoài, vì đây là vật liệu độc hại từ các nước đổ sang Việt Nam với giá rẻ. Nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận sẽ sẵn sàng nhập nguồn nhiên liệu này để sản xuất túi nhựa vì vẫn có lãi.
Rõ ràng, việc hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần đạt hiệu quả dài lâu thì việc nâng cao nhận thức, hình thành ý thức để mỗi người dân Hà Nội nói không với việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, hạn chế túi ni lông chính là giải pháp căn cơ nhất. Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu và qua đó có những hành động cụ thể, thiết thực trong cuộc sống hằng ngày, vừa có ích cho bản thân vừa làm lợi cho cộng đồng.
Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường, bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn lẫn các loại chứa nhựa phế thải. Rác thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE. Được biết, thời gian qua Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Thành phố đang triển khai lộ trình gồm 4 giải pháp như sau: Tuyên truyền, khảo sát khối doanh nghiệp đang sản xuất các sản phẩm nhựa khó phân hủy; Tuyên truyền các cửa hàng, siêu thị, trường học hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần; Tuyên truyền các cơ sở sản xuất túi ni lông đến năm 2020 hạn chế việc sản xuất, sử dụng ni lông khó phân hủy; Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất chuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khó phân hủy theo lộ trình. |
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Môi trường 17/11/2024 20:50