Chống rác thải nhựa: Bài học từ những cách làm hay
Nâng cao nhận thức về chống rác thải nhựa | |
Hà Nội quyết liệt triển khai kế hoạch phòng, chống rác thải nhựa | |
Đẩy mạnh phòng, chống rác thải nhựa |
Nhìn từ chợ truyền thống đến trường học
Các tiểu thương kinh doanh tại chợ Hôm – Đức Viên đã có ý thức tự giác hạn chế sử dụng túi ni lông (Ảnh: Nguyễn Hoa) |
Nhận thấy sự cấp thiết cần phải giảm thiểu rác thải nhựa, chính quyền thành phố Hà Nội đã ban hành liên tiếp nhiều kế hoạch thu hút được sự đồng tình hưởng ứng của các doanh nghiệp, người dân… Đơn cử, khi Thành phố phát động hạn chế đồ nhựa dùng một lần, tiến tới thực hiện cam kết 100% các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội không sử dụng túi ni lông dùng một lần vào năm 2020, tại chợ Đồng Xuân, mặc dù sử dụng túi ni lông rất tiện lợi, phù hợp túi tiền tuy nhiên các tiểu thương kinh doanh đã có ý thức hạn chế phát sinh lượng lớn túi ni lông bằng những sáng kiến như sử dụng túi giấy đựng đồ lưu niệm, hoa quả sấy khô, đóng nhiều mặt hàng trong một túi ni lông thay vì một sản phẩm đựng trong một túi ni lông như trước...
Phong trào hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần cũng được các hộ kinh doanh ở chợ Hôm - Đức Viên (quận Hai Bà Trưng – Hà Nội) hưởng ứng nhiệt tình. Không chỉ ký cam kết, các hộ kinh doanh trong chợ còn bảo nhau cắt giảm sử dụng túi ni lông, nhờ đó mỗi ngày lượng rác thải được thu gom trong chợ đã giảm rõ rệt so với trước kia…
Hơn 20 năm kinh doanh ngành hàng khô tại chợ Hôm – Đức Viên, chưa bao giờ chị Nguyễn Thị Hải thấy tình trạng sử dụng túi ni lông nhiều và tràn lan như hiện nay. Mỗi một sản phẩm bất kỳ từ to đến nhỏ, từ củ hành đến mớ rau, người mua hàng đều đòi hỏi chị cho riêng vào một chiếc túi cho tiện lợi. Trung bình mỗi ngày chị sử dụng hết khoảng gần 2kg túi ni lông các loại.
Từ khi thành phố Hà Nội kêu gọi hạn chế rác thải nhựa, trong đó có túi ni lông, khoảng một tháng nay, Ban quản lý chợ Hôm đã tuyên truyền, phổ biến về tác hại, mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của các sản phẩm nhựa dùng một lần tới sức khỏe con người, qua đó đã có sự chuyển biến tích cực. Theo chị Hải từ khi được Ban quản lý chợ tuyên truyền, các tiểu thương đã hiểu rõ tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường, mỗi người đều tự nhận thấy mình cần thay đổi thói quen đưa nhiều túi ni lông cho khách hàng, học những cách tuyên truyền, giải thích dễ hiểu với khách hàng mỗi khi họ xin thêm túi ni lông.
“Mỗi khi khách hàng tới mua rau củ quả, chúng tôi đều yêu cầu xếp vào rổ. Khi khách đã chọn xong, nếu lượng hàng nhiều chúng tôi sắp vào túi ni lông to, nếu lượng hàng ít chúng tôi sắp vào túi nhỏ. Vì thế không còn tình trạng người mua một nắm hành lấy một túi ni lông, rồi thêm một nhúm ớt lại xin một chiếc túi khác như trước nữa. Lượng túi sử dụng của chúng tôi giảm tới một nửa, đặc biệt gần đây nhiều khách mua hàng, họ chủ động mang theo túi vải hay làn nhựa mỗi khi đi chợ. Các loại thực phẩm từ mớ rau, củ gừng cho đến đồ tươi sống, họ đều để gọn trong chiếc làn, túi vải đó, như vậy mỗi người đã hạn chế được ít nhất 5 -7 chiếc túi ni lông”, chị Hải cho hay.
Không chỉ giảm túi ni lông tại các chợ truyền thống, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo và các đơn vị liên quan thực hiện Chương trình thu gom vỏ hộp sữa các trường Mầm non và Tiểu học trên địa bàn Thành phố trong năm học 2019 - 2020. Hiện nay, đã có 637 trường tại 16 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố và đang tiếp tục nhân rộng trên toàn địa bàn Thành phố. Dự kiến sẽ có khoảng trên 1.000 trường học đăng ký tự nguyện tham gia chương trình. Đặc biệt, nhiều mô hình hay bảo vệ môi trường đã được triển khai tại các trường, tiêu biểu Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm triển khai dự án “Nói không với bọc vở ni lông”, theo đó thay vì bọc vở bằng ni lông các bạn học sinh có thể bọc vở bằng báo, giấy lịch hoặc để nguyên bìa vở.
Chia sẻ về dự án, cô Nguyễn Thị Phương (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho biết: “Từ năm học mới 2019, nhà trường đã vận động 100% học sinh hưởng ứng không dùng ni lông để bọc sách vở. Dự án đã được 100% học sinh và cha mẹ học sinh ủng hộ. Cùng với đó, hiện nay nhà trường cũng đang thực hiện một số dự án xanh khác như thu gom pin cũ để nộp về các địa điểm điểm tập kết rác thải điện tử của thành phố; phong trào gom giấy loại đổi lấy cây xanh… Thông qua các dự án, nhà trường mong muốn lan tỏa thông điệp và hành động đẹp này đến không chỉ giáo viên, học sinh trong nhà trường mà còn đến rất nhiều ngôi trường khác nữa”.
Đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông
Không phủ nhận những cách làm hay đang được nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện, phần nào đó đã giúp lan tỏa lối sống xanh, thân thiện với môi trường đến với người dân Thủ đô, tuy nhiên theo các chuyên gia để hạn chế rác thải nhựa, tiến tới không sử dụng chai nhựa, dùng túi dễ phân hủy thay thế cho túi ni lông là một lộ trình dài hơi.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng mức thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế đang là 50.000 đồng/kg – là mức cao nhất trong khung thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này, tuy nhiên vẫn chưa thể thay đổi hành vi nếu không đánh thuế với người tiêu dùng. Để đạt hiệu quả cần tiến hành đồng thời ba giải pháp: Hoàn thiện chính sách pháp luật, tuyên truyền nâng cao nhận thức và áp dụng khoa học công nghệ một cách mạnh mẽ và quyết liệt thì mới thực hiện được nhiệm vụ Chính phủ giao về chống rác thải nhựa. |
Bà Đặng Thị Kim Chi, GS.TS. Chủ tịch Hội đồng hóa học và kỹ thuật, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết: Chúng ta đang phải đối mặt với thách thức rất lớn do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, trong đó nổi lên là vấn đề chất thải rắn nói chung và tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nói riêng vẫn đang ở mức báo động. Chính thói quen sử dụng phổ biến các sản phẩm này trong đại bộ phận người dân hiện nay đang gây ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Điều khiến bà Chi băn khoăn là việc người dân đang sử dụng túi ni lông như một thói quen trong tiêu dùng hàng ngày đã dẫn đến rác thải ngày càng tăng. Đơn cử như Hà Nội, mỗi ngày thải ra khoảng 5.000 tấn rác, trong đó 7-8% là rác thải ni lông và nhựa khó phân hủy mà nguyên nhân là do các sản phẩm nhựa có giá thành rất rẻ và tiện dụng nên trở thành thói quen khó sửa, đặc biệt với những người nội trợ. 70% chất thải còn chôn lấp nên lượng rác thải nhựa tồn tại trong đất rất lớn, gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và ảnh hưởng đến phát triển bền vững.
“Trong tự nhiên, sản phẩm nhựa khó phân hủy tồn tại đến vài trăm năm, chính sự tồn tại này sẽ làm ảnh hưởng đến đất và nước. Tình trạng này thực sự rất đáng báo động, nếu chúng ta không nhìn thấy tác hại của túi ni lông đối với môi trường, đời sống, sức khỏe con người thì không chỉ thế hệ chúng ta hiện nay mà cả thế hệ sau này sẽ phải chịu ảnh hưởng” bà Chi nhấn mạnh.
Trước những sự ảnh hưởng nguy hại đó, bà Chi đề xuất cần đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng tự giác giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy và chuyển sang các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiến tới cấm sử dụng túi ni lông dùng một lần; giảm thiểu phát sinh chất thải ni lông; tái chế ni lông thành các sản phẩm có tuổi thọ cao; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào tái chế, sản xuất sản phẩm thay thế đồ nhựa, túi ni lông dùng một lần...
Chia sẻ về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng mức thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế đang là 50.000 đồng/kg – là mức cao nhất trong khung thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này, tuy nhiên vẫn chưa thể thay đổi hành vi nếu không đánh thuế với người tiêu dùng. Để đạt hiệu quả cần tiến hành đồng thời ba giải pháp: Hoàn thiện chính sách pháp luật, tuyên truyền nâng cao nhận thức và áp dụng khoa học công nghệ một cách mạnh mẽ và quyết liệt thì mới thực hiện được nhiệm vụ Chính phủ giao về chống rác thải nhựa.
Đồng quan điểm, bà Trần Thanh Phương - Phó Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings cho rằng, việc thay đổi nhận thức và thay đổi thói quen của người tiêu dùng về túi ni lông là rất khó. Do vậy, để thay đổi nhận thức, tạo thói quen tiêu dùng mới cho họ, cần phải chú trọng các giải pháp về kinh tế. Từ đó, bà Phương đề xuất nhóm công cụ hạn chế các sản phẩm nhựa dùng một lần, áp dụng thuế, phí cao hơn nếu vẫn chọn dùng túi ni lông; giảm thuế, phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường; đưa ra chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp để đưa sản phẩm thay thế đến với cộng đồng.
Nguyễn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59