Hà Tĩnh dôi dư các trụ sở tiền tỷ: Cần sớm có phương án bảo vệ tài sản
Thanh Hóa sáp nhập Trường Trung cấp Phát thanh - Truyền hình và Trường Trung cấp nghề Xây dựng Sáp nhập 10 trạm y tế thuộc 3 Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng, huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên |
Dôi dư trụ sở tiền tỷ
Thực hiện Nghị quyết số 819 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/11/2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh, đến nay Tỉnh đã sáp nhập được 80 xã còn lại 34 xã; toàn tỉnh có 262 đơn vị hành chính xuống còn 216 đơn vị. Từ việc sáp nhập dẫn đến thừa nhiều trụ sở bỏ hoang, không sử dụng đến.
Theo tìm hiểu của phóng viên báo Lao động Thủ đô, tại huyện Thạch Hà, những trụ sở thừa sau sáp nhập đang bị bỏ hoang. Trong số đó, có những trụ sở vừa được đầu tư tiền tỷ để xây dựng như trụ sở xã Thạch Hương (cũ) nay thành xã Tân Lâm Hương. Trụ sở của xã Thạch Hương (cũ) có diện tích rộng hàng ngàn m2, gồm hai dãy nhà hai tầng cùng hội trường khang trang được xây dựng vào năm 2018. Trụ sở này vừa đưa vào sử dụng chưa được 2 năm thì nay dôi dư, nay dùng làm khu cách ly tập trung.
Trụ sở xã Thạch Hương (cũ) xây dựng năm 2018 |
Tiếp đó, trụ sở xã Thạch Lưu (cũ) nay gộp thành xã Lưu Vĩnh Sơn, đang bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm mất mỹ quan của xã nông thôn mới (NTM). Cách trụ sở này không xa trụ sở xã Việt Xuyên (cũ) cũng đang bỏ không sau khi sáp nhập với các xã Thạch Tiến, Phù Việt thành xã Việt Tiến. Trụ sở này gồm nhà hành chính hai tầng, nhà cấp 4 được nâng cấp sửa chữa vào năm 2017 với nguồn vốn 3 tỷ đồng, nay đã có hiện tượng xuống cấp.
Tồn tại bất cập này cũng đang diễn ra tại huyện Đức Thọ, toàn huyện có 12 trụ sở xã dư thừa không được sử dụng. Huyện này là một trong những địa phương có nhiều xã sáp nhập nhất nước từ 28 xã, thị trấn xuống còn 16 xã, thị trấn. Có những trụ sở xã vừa được đầu tư tiền tỷ để xây dựng, sửa sang lại nhằm về đích nông thôn mới nhưng nay cũng bỏ không.
Cụ thể như xã Đức Thanh, Đức Bình, Đức Thịnh sáp nhập thành xã Thanh Bình Thịnh có 2 trụ sở xã bị bỏ hoang. Trụ sở xã Đức Thanh cũ phải đầu tư hơn 4 tỷ đồng để về đích nông thôn mới, trong khi xã còn nợ xây dựng nông thôn mới khoảng 10 tỷ đồng…
Trụ sở xã Việt Xuyên được xây dựng khang trang nhưng bị bỏ hoang sawu sáp nhập |
Cũng như các huyện trên tại huyện Lộc Hà, sau khi hai xã An Lộc và xã Bình Lộc sáp nhập thành xã mới An Bình, trụ sở xã Bình Lộc (cũ) bỏ không và trở nên nhếch nhác. Hiện nền và nhiều mảng tường của công trình này bong tróc, phía trong phòng làm việc kim tiêm, rác thải vứt ngổn ngang...
Tại Hà Tĩnh, sau sáp nhập các đơn vị hành chính dôi dư ra hàng loạt trụ sở xã. Chỉ một số trụ sở xã được trưng dụng làm khu cách ly hoặc nơi làm việc của công an, còn lại phần lớn vẫn đóng cửa bỏ hoang.
Người dân mong có phương án phù hợp tránh lãng phí
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hải Thanh sinh sống tại huyện Đức Thọ cho biết, việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sáp nhập các đơn vị hành chính là đúng đắn và tỉnh đã làm rất kịp thời, song cái chưa kịp thời là tỉnh Hà Tĩnh chưa có phương án chuyển đổi, sử dụng các trụ sở của đơn vị bị sáp nhập thì để lâu không có người trông coi sẽ bị xuống cấp.
Huyện Đức Thọ là một trong những địa phương có nhiều trụ sở xã dôi dư nhiều nhất sau sáp nhập. Cụ thể, địa phương này có 28 xã, thị trấn, sau sáp nhập còn 16 xã, dôi dư ra 12 xã, các trụ sở xã dư dôi đều không có nhu cầu sử dụng.
Cần có phương án để bảo vệ tài sản tiền tỷ đang bị bỏ hoang |
Ông Bùi Ngọc Nhật - Chủ tịch UBND thị trấn Đức Thọ cho biết, tại địa phương thực hiện sáp nhập xã Đức Yên vào thị trấn Đức Thọ. Sau sáp nhập, trụ sở xã Đức Yên không còn sử dụng nên đóng cửa bỏ không. Gần đây, thị trấn sử dụng làm khu cách ly cho người dân từ miền Nam về quê.
“Về trụ sở UBND xã Đức Yên, hiện UBND thị trấn đã đưa vào kế hoạch sử dụng cho năm 2022 - 2023. Cụ thể, phần đất dùng để mở rộng trường mầm non của địa phương, còn phần cơ sở hạ tầng sẽ thực hiện bán đấu giá, tuy nhiên hiện vẫn chờ tỉnh phê duyệt” - ông Nhật nói.
Còn tại huyện Thạch Hà, ông Nguyễn Văn Sáu - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, thực hiện chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn, huyện thực hiện sáp nhập 15 xã thành 6 xã, dôi ra 9 xã. Đối với 9 xã dôi dư này trụ sở không còn sử dụng nên tạm thời có một số trụ sở được trưng dụng làm khu cách ly y tế hoặc nơi làm việc của công an.
“Về phương án xử lý theo hướng sẽ đấu giá tài sản trên đất và chuyển mục đích sử dụng. Song, giá trị tài sản trên đất về mặt sổ sách lớn, đưa ra đấu giá sẽ gặp khó khăn” - ông Sáu cho hay.
Đa số trong đợt dịch Covid-19, tỉnh Hà Tĩnh lấy các trụ sở này làm điểm cách ly. |
Riêng đối với xã Kim Lộc (huyện Can Lộc) trụ sở hành chính xã nằm ngay cạnh trường tiểu học. Qua khảo sát thực tế của huyện thì ngôi trường này còn chưa đảm bảo về cơ sở vật chất nhất là thiếu phòng học, phòng làm việc, nhà đa năng. Sau khi sáp nhập, nhà làm việc tại trụ sở xã sẽ được chuyển đổi trở thành nhà hiệu bộ, làm nơi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường; hội trường xã sẽ chuyển đổi trở thành nhà đa năng, giúp cho trường tiểu học có đầy đủ cơ sở vật chất dạy và học.
Để tài sản nhà nước không bị lãng phí, ông Phan Bính ở xã Tân Lâm Hương cho rằng, tỉnh cần có các quyết định về việc cho phép sử dụng trụ sở dôi dư của các xã làm trạm y tế, công an xã, trường học, điểm giao dịch, trưng bày quảng bá các sản phẩm địa phương hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng... cũng nên được tính đến. Mục tiêu là trụ sở xã dôi dư sau sáp nhập được sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, góp phần phát triển văn hóa, giáo dục, thương mại, dịch vụ của các địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35
Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh
Tài chính 06/11/2024 15:27