Hà Nội triển khai hiệu quả hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Ngành dân số Thủ đô đồng hành cùng cả nước phòng, chống dịch Covid-19 Quận Cầu Giấy: Nỗ lực đạt nhiều thành tựu trong công tác dân số |
Chiều 16/6, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội (Dân số - KHHGĐ) đã tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công tác dân số - KHHGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Tạ Quang Huy, Chi cục Trưởng Chi cục dân số - KHHGĐ cho biết, trong thời gian qua, công tác dân số Thủ đô luôn nhận được sự quan tâm của các cơ quan truyền thông, báo chí và đạt được những kết quả nhất định. Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, Hội thảo là cơ hội để kết nối, tăng cường thông tin giữa cơ quan báo chí với các trung tâm y tế quận, huyện để làm rõ hơn hoạt động dân số, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Qua đó góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội; đồng thời góp phần để công tác tuyên truyền dân số vào cuộc sống đạt kết quả cao nhất.
Nỗ lực cải thiện tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh
Đặt câu hỏi cho lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ, một số phóng viên nêu nhiều năm qua Hà Nội đã có nhiều biện pháp và hoạt động nhằm cải thiện tỷ số giới tính khi sinh, tuy nhiên đây vẫn là vấn đề đáng chú ý trong thực hiện chỉ tiêu hằng năm. Vậy nguyên nhân là gì và khó khăn nào khiến tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh chưa có nhiều cải thiện lớn?
Hội thảo nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công tác dân số - KHHGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng. |
Bên cạnh đó, phóng viên cũng đặt câu hỏi, tỷ lệ sinh con thứ ba và tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao thường rơi vào các huyện ngoại thành như Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mê Linh… Nguyên nhân của thực trạng này có phải do khoảng cách về trình độ, nhận thức giữa nội thành và ngoại thành? Ngành dân số Thủ đô đã triển khai công tác thanh tra, kiểm tra như thế nào để hạn chế tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi?
Đại diện đơn vị trả lời câu hỏi, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Thanh Oai Nguyễn Đình Túc khẳng định giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh những năm gần đây chưa được như mong muốn là vấn đề các cơ sở luôn trăn trở. Ông Túc cho biết, cách đây 3 năm, huyện Thanh Oai có tỷ số giới tính khi sinh là 114 trẻ trai/100 trẻ gái; 6 tháng đầu năm 2022 mục tiêu tỷ số này ở ngưỡng 112 trẻ trai/100 trẻ gái và phấn đấu 111,8 trẻ trai/100 trẻ gái.
“Mỗi năm giảm từ 0,2 - 0,3 điểm tỷ số giới tính khi sinh là sự thay đổi đáng kể với nỗ lực lớn. Thực tế, nhiều gia đình ở vùng ngoại thành vẫn giữ tục lệ, tâm lý mong muốn có con trai. Cùng với việc có điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, các gia đình càng có xu hướng lựa chọn con trai nhiều hơn”, ông Túc nói.
Ông Tạ Quang Huy, Chi cục Trưởng Chi cục dân số - KHHGĐ phát biểu tại Hội thảo. |
Phó Giám đốc TTYT huyện Thanh Oai cho rằng, biện pháp cải thiện tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh hiện nay chủ yếu vẫn là qua hình thức tuyên truyền, “mưa dầm thấm lâu” để người dân nhận thức rõ sự bình đẳng giữa trẻ em trái và trẻ em gái. Cùng với đó là cần có chế tài và khung xử phạt, biện pháp răn đe mạnh mẽ hơn nữa đối với các cơ sở lựa chọn giới tính thai nhi.
Làm rõ hơn, ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ cho biết khó khăn nhất của công tác dân số chính là hạ thấp tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh. Cách đây 10 năm, tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội là 117 trẻ trai/100 trẻ gái. Qua nhiều năm kiên trì, đến năm 2021, tỷ số này giảm xuống còn 113 trẻ trai/100 trẻ gái và năm 2022 phấn đấu không quá 112,5 trẻ trai/100 trẻ gái. Do xuất phát điểm của Hà Nội cao so với cả nước và vấn đề văn hóa coi trọng con trai đã ăn sâu bám rễ, vì thế để cải thiện tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cần có thời gian, lộ trình và sự vào cuộc, chung tay của các cấp, ngành, địa phương cùng chính bản thân người dân.
Thông tin về công tác thanh tra, kiểm tra phòng khám tư nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính khi sinh, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ chia sẻ, UBND Thành phố đã phân cấp cho UBND các quận, huyện phối hợp với phòng y tế thường xuyên kiểm tra. Đến khoảng tháng 8-9/2022, 30 quận, huyện sẽ có báo cáo rõ về vấn đề này.
Chất lượng và sự ổn định trong công tác dân số
Có ý kiến cho rằng Nghị quyết 21-NQ/TW ban hành khiến chính sách dân số đã được nới lỏng, nghĩa là các cặp vợ chồng có thể sinh con thoải mái. Phóng viên mong muốn lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ chia sẻ rõ hơn về điều này.
Ông Tạ Quang Huy, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ khẳng định nhận thức này chưa hoàn toàn đúng đắn. Quan điểm của Hà Nội là vẫn thực hiện phương châm mỗi cặp vợ chồng nên có hai con.
Phóng viên đặt câu hỏi tại Hội thảo. |
Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ chia sẻ, Nghị quyết 21-NQ/TW nêu rằng chuyển trọng tâm chính sách từ dân số kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết, Chính phủ đã ban hành các chương trình hành động, chia các tỉnh, thành phố thành 13 khu vực. Đối với các tỉnh, thành phố có mức sinh cao thì tiếp tục thực hiện giảm sinh. Đối với các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân 1,5-1,6 con/phụ nữ) thì phải tăng sinh và nâng chỉ số con bình quân của phụ nữ. Đối với các tỉnh, thành phố đạt được mức sinh thay thế (bình quân 2,1 con/phụ nữ) thì tiếp tục duy trì mức sinh thay thế.
“Hà Nội thuộc nhóm duy trì mức sinh thay thế. Do vậy trong chỉ tiêu, kế hoạch, từ năm 2022 Thành phố không giao chỉ tiêu giảm tỷ suất sinh thô mà chỉ giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 để duy trì mức sinh thay thế”, ông Tạ Quang Huy nhấn mạnh.
Theo báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ giảm sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 7,2 % (giảm 321 trẻ tương đương giảm 0,4 % trẻ so với cùng kỳ, năm 2021 là 7,6%). Tỷ số giới tính khi sinh còn ở mức cao 113 trẻ trai/100 trẻ gái, tăng so với cùng kỳ năm 2021 (112,7 trẻ trai/100 trẻ gái). Tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 84,24%, tăng so với cùng kỳ năm 2021 (83,93%), sàng lọc sơ sinh đạt 89,17 % tăng so với cùng kỳ năm 2021 (88,15 %). Tình hình thực hiện chỉ tiêu các biện pháp tránh thai là 405.810 người (đạt 105,3% kế hoạch năm); tăng 2.032 người so với cùng kỳ năm 2021 (403.778 người). |
Giải đáp một số câu hỏi về đội ngũ nữ công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thủ đô gặp nhiều hạn chế chăm sóc sức khỏe sinh sản, đại diện Chi cục Dân số - KHHGĐ cho biết, nhiều năm qua đây là đối tượng ngành dân số rất khó tiếp cận. Tuy nhiên, Chi cục Dân số - KHHGĐ cũng đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông tại các khu nhà trọ vào ngày nghỉ, ngoài giờ làm, thậm chí là các buổi tối tới nữ công nhân lao động. Về hình thức cung cấp dịch vụ, các đơn vị đã phối hợp với tổ chức Công đoàn xây dựng mô hình dân cư đặc thù; trực tiếp xuống cơ sở, phát tờ rơi, khám sức khỏe cho đối tượng này. Nhờ đó nhận thức của nữ công nhân cũng dần được nâng cao; góp phần giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn, dự phòng vô sinh.
Thông tin thêm về nâng cao chất lượng dân số, hoạt động chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân cũng đã được ngành dân số Thủ đô triển khai trong thời gian dài với đa dạng hoạt động; chia ra các đối tượng và lứa tuổi cụ thể. Danh mục khám sức khỏe tiền hôn nhân đã có theo quy định của Bộ Y tế. Từ hiệu quả của các mô hình khám sức khỏe tiền hôn nhân thời gian qua sẽ tiếp tục nhân rộng, liên kết với các trường học, đoàn thanh niên nhằm nâng cao nhận thức về tác hại, hệ lụy; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
Liên quan đến hoạt động tầm soát, sàng lọc một số bệnh trước sinh và sơ sinh, Chi cục Dân số - KHHGĐ cũng đang triển khai tập trung tuyên truyền, vận động, tư vấn từ tuyến xã, huyện. Thành phố cũng đã thành lập trung tâm sàng lọc một số bệnh trước sinh và sơ sinh đặt tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Phấn đấu năm 2022 sẽ có 86% trẻ sinh ra được sàng lọc bệnh tật...
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00