Hà Nội: Hoàn thiện và xây dựng cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội, y tế, hộ tịch, đất đai

Nhấn mạnh các mục tiêu và giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy, triển khai mạnh mẽ hơn nữa các nhiệm vụ của Đề án 06 của Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, Hà Nội sẽ tập trung hoàn thiện và xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) như an sinh xã hội, y tế, hộ tịch, người có công, đất đai - đây là các dữ liệu phục vụ các vấn đề dân sinh cấp thiết đối với người dân.
Dữ liệu dân cư, hộ tịch phải được đảm bảo an toàn Khoảng 88% cơ sở y tế tra cứu thẻ BHYT bằng Căn cước công dân

Chiều 29/9, tại điểm cầu Tỉnh ủy Thái Nguyên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến với các Bộ, ngành và 46 địa phương nhằm thúc đẩy việc thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 6/1/2022, của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Dự tại điểm cầu thành phố Hà Nội có các đồng chí: Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố; Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội; đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành Thành phố.

Hiệu quả tích cực của Đề án 06

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh: Thành phố luôn đặt ra mục tiêu là “mỗi người dân, doanh nghiệp phải cảm nhận được, thụ hưởng được những lợi ích của Đề án 06 - lấy thước đo của thành công là sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp”. Vì vậy, trong hơn 8 tháng triển khai, Hà Nội đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Hà Nội: Hoàn thiện và xây dựng cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội, y tế, hộ tịch, đất đai
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại điểm cầu Hà Nội.

Cụ thể, Hà Nội đã hoàn thành kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa Cổng dịch vụ công Thành phố với cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư; hoàn thành triển khai 21/25 dịch vụ công thiết yếu với tổng số tiếp nhận và giải quyết trên 500.000 hồ sơ trực tuyến trên các lĩnh vực; thu nhận được hơn 6 triệu hồ sơ cấp căn cước công dân gắn chip, hơn 3,5 triệu hồ sơ định danh điện tử; thực hiện làm sạch dữ liệu tiêm chủng Covid-19, xác thực, cập nhật, bổ sung thông tin đối với hơn 700.000 trường hợp trong CSDLQG về dân cư; rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin đối với 2.825 người thôi quốc tịch, không quốc tịch, chưa rà soát được quốc tịch… trên địa bàn vào hệ thống CSDLQG về dân cư; cập nhật 13.598.999 dữ liệu thông tin tiêm chủng.

Cập nhật 472.096 thông tin công dân diện chính sách trên hệ thống CSDLQG về dân cư và phối hợp với UBND cấp xã trong việc trợ cấp khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (có 440.885 trường hợp đã nhận tiền trợ cấp với số tiền đã phát là 392.372.942.097 đồng).

Cũng theo Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố, đến nay, Hà Nội đã có gần 5 triệu người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được đồng bộ dữ liệu, có thể sử dụng căn cước công dân (CCCD) để đi khám chữa bệnh; có 503 cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã áp dụng sử dụng CCCD tra cứu khám chữa bệnh; 56.710 lượt công dân sử dụng CCCD để tra cứu khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh… Có 3 ngân hàng lớn trên địa bàn Thành phố đã thí điểm thành công việc sử dụng CCCD để rút tiền thay thế thẻ ATM...

Đặc biệt, Hà Nội đã phối hợp với Cục C06 Bộ Công an triển khai thí điểm nhiều nội dung, phần việc của Đề án 06 trên địa bàn, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao như việc triển khai mô hình điểm về tiếp nhận hồ sơ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) tại 3 phường của quận Cầu Giấy và tại quận Hoàn Kiếm.

“Những kết quả bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực của Đề án 06 và những nỗ lực của Thành phố, được Chính phủ đánh giá cao, ghi nhận tại Hội nghị sơ kết 06 tháng triển khai Đề án trên địa bàn Thành phố và đặc biệt là buổi làm việc của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại thành phố Hà Nội, ngày 16/9/2022 mới đây”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội khẳng định.

Thúc đẩy công dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến

Nhấn mạnh các mục tiêu và giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy, triển khai mạnh mẽ hơn nữa các nhiệm vụ của Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội từ nay đến cuối năm 2022, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho biết: điểm nổi bật, quan trọng nhất đó là sự quyết tâm, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị Thành phố, trong đó, có vai trò, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu của mỗi cơ quan, đơn vị, lĩnh vực phụ trách. Cùng với đó, Thành phố tập trung huy động sự vào cuộc và xác định lực lượng nòng cốt triển khai Đề án bước đầu là các Tổ công tác tại cấp thôn, bản, tổ dân phố.

Hà Nội: Hoàn thiện và xây dựng cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội, y tế, hộ tịch, đất đai
Toàn cảnh hội nghị.

Thành phố cũng chủ động đề xuất các giải pháp, phương án thay thế trong thời gian chờ sửa đổi, điều chỉnh các quy định, giải pháp kỹ thuật và đề nghị cho phép thực hiện thí điểm một số nội dung mới trong quá trình thực hiện Đề án.

Bên cạnh đó, Thành phố sẽ tập trung cao điểm công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức và biện pháp phù hợp để người dân trên địa bàn đăng ký tài khoản định danh điện tử, sử dụng ứng dụng VneID và các dịch vụ công trực tuyến của Thành phố - những lợi ích mà Đề án 06 đem lại trong đời sống người dân.

Đồng thời với việc tuyên truyền, Thành phố triển khai các giải pháp để thúc đẩy công dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến như tham mưu Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố sửa đổi Nghị quyết về phí và lệ phí theo hướng giảm hoặc miễn phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố đối với các DVCTT, hỗ trợ công dân 100% phí chuyển phát qua dịch vụ bưu chính công ích khi thực hiện các DVCTT.

Về việc hoàn thiện và xây dựng các CSDL chuyên ngành của Thành phố, đảm bảo việc tích hợp, kết nối và chia sẻ với CSDLQG về dân cư, Cổng dịch vụ công (DVC) Quốc gia và các CSDL của các Bộ, ngành, địa phương, đồng chí Lê Hồng Sơn cho biết: Trước mắt, Thành phố tập trung hoàn thiện và xây dựng các CSDL như an sinh xã hội, y tế, hộ tịch, người có công, đất đai - đây là các dữ liệu phục vụ các vấn đề dân sinh cấp thiết đối với người dân; quá trình xây dựng được thực hiện theo đúng yêu cầu của Bộ, ngành chủ quản để đảm bảo các trường dữ liệu khai thác đồng thời kết nối, chia sẻ với CSDLQG dân cư.

Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố cũng đề cập đến các giải pháp như tiến hành tổng rà soát, tái cấu trúc các thủ tục hành chính để tích hợp trên Cổng DVC quốc gia, đồng thời, thực hiện việc bỏ thành phần hồ sơ là Chứng minh nhân dân/căn cước công dân và Sổ hộ khẩu giấy/Sổ tạm trú giấy trong các thủ tục hành chính; chuẩn bị công tác mua sắm trang thiết bị để đảm bảo quá trình thực hiện các giao dịch của người dân được thuận lợi, hiệu quả và khai thác tối đa tiện ích từ thẻ căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng VNEID vào đời sống…

Hiện, Thành phố đã rà soát và xác định 119 DVC toàn trình cung cấp cho công dân trên địa bàn Thành phố, đang xây dựng lộ trình triển khai và phấn đấu mục tiêu 100% người dân trên địa bàn Thành phố sẽ sử dụng các dịch vụ công trực tuyến toàn trình này trong thời tới.

Đối với việc làm sạch dữ liệu hộ tịch và CSDLQG về dân cư, Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố cho biết thêm, ngay sau buổi làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ngày 16/9/2022, Thành phố đã chỉ đạo Công an Thành phố phối hợp với C06 - Bộ Công an, Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phối hợp. Hiện, Thành phố đang tích cực triển khai ngay nội dung này (dự kiến đầu tháng 10/2022).

“Thành phố Hà Nội tin tưởng rằng, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng với việc tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản, tinh thần cầu thị của các cơ quan chuyên môn, các nhiệm vụ, mục tiêu của Đề án 06 sẽ tiếp tục đạt được kết quả tốt đẹp, có bước tiến bền vững trong năm 2022 và những năm tiếp theo”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Sáng nay (31/3), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra (UBKT) Công đoàn.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Tết Hàn thực cũng như Tết Nguyên đán thể hiện sự tri ân đối với thần thánh, hiếu kính tiên tổ. Có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực như khi cúng các lễ, tết khác nhưng nên có bánh trôi, bánh chay.
“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

Tập 19 của bộ phim "Cha tôi người ở lại" lên sóng tối 31/3 tiếp tục đẩy cao kịch tính trong cả công việc lẫn chuyện tình cảm, khi các mối quan hệ bắt đầu có nhiều chuyển biến bất ngờ.
Tỷ giá USD hôm nay (31/3): Thế giới vẫn suy yếu, thị trường tự do giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (31/3): Thế giới vẫn suy yếu, thị trường tự do giảm nhẹ

Sáng nay (31/3), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.843 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,01 điểm.
Giá vàng hôm nay (31/3): Vàng trong nước và thế giới vẫn cao chót vót

Giá vàng hôm nay (31/3): Vàng trong nước và thế giới vẫn cao chót vót

Sáng nay (31/3), giá vàng trong nước tạm đứng yên ở mốc cao, giá vàng nhẫn lên sát mốc 101 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng đã vượt mốc 100 triệu đồng.
Điều kiện để được nhận lương hưu từ ngày 1/7/2025

Điều kiện để được nhận lương hưu từ ngày 1/7/2025

Bộ Nội vụ vừa hoàn thành dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu, việc tính, việc xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Xây dựng những nét riêng độc đáo cho sản phẩm OCOP Thủ đô vươn mình

Xây dựng những nét riêng độc đáo cho sản phẩm OCOP Thủ đô vươn mình

Được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong triển khai, xây dựng và phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); lũy kế từ năm 2029 đến nay, Hà Nội đã đánh giá được 3.317 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao… Đáng chú ý, các sản phẩm đều có sự kết hợp giữa yếu tố thủ công và công nghệ, qua đó làm nên tính độc đáo, riêng biệt cho sản phẩm OCOP Thủ đô.

Tin khác

Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá. Việc này không chỉ đáp ứng triển khai chỉ đạo cấp trên mà là yêu cầu tự thân nhằm tạo chuyển biến tốt cho hoạt động của ngành Giáo dục vốn cần gương mẫu vì thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội.
Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chính thức vận hành trang thông tin dịch vụ công mới tại địa chỉ: https://dvc-gplx.csgt.bocongan.gov.vn
Ứng dụng iHanoi có chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc”

Ứng dụng iHanoi có chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc”

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội xây dựng chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc” trên nền tảng ứng dụng iHanoi nhằm cung cấp thông tin các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số xuất sắc đã được các cơ quan, tổ chức lựa chọn và công nhận qua các giải thưởng hàng năm tới từng người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức.
Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Chính phủ ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP ngày 2/3/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ với cơ cấu 25 tổ chức.
Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ngày 23/2, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an thông tin, khẩn trương triển khai các biện pháp công tác để tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải về Bộ Công an bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức diễn ra liên tục...
Phát triển hạ tầng số, tạo nền móng cho chuyển đổi số

Phát triển hạ tầng số, tạo nền móng cho chuyển đổi số

Năm 2024 đánh dấu giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều bứt phá. Trong đó, phát triển hạ tầng số đạt được một số thành tựu tích cực, tạo nền móng cho chuyển đổi số.
Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế lần lượt giữ 3 vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Năm 2023, chỉ số chuyển đổi số của Hà Nội là 0,7448, tăng 18 bậc so với năm 2022, vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố.
Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các phương án bảo vệ an toàn mạng lưới thông tin liên lạc, đặc biệt là ngăn chặn và xử lý các thông tin lừa đảo, giả mạo trên môi trường mạng; đảm bảo đường truyền thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong các ngày nghỉ Tết.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu

Hà Nội là địa phương đầu tiên hợp nhất 3 Ban Chỉ đạo (cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06) thành một, với phương châm “5 rõ, 1 xuyên suốt”; tiên phong thí điểm và thành công với nhiều tiện ích số cho người dân.
Khai mạc Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần VI

Khai mạc Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần VI

Ngày 15/1, Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI được tổ chức tại Hà Nội. Diễn đàn năm nay có chủ đề: “Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”.
Xem thêm
Phiên bản di động