Không chủ quan khi mắc sốt xuất huyết
Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết Ghi nhận thêm 34 trường hợp mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội |
Đông đặc phổi, áp xe phổi vì sốt xuất huyết
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 31/5 đến 6/6), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 34 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm đến nay là 745 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không ghi nhận trường hợp tử vong, tăng so với cùng kỳ 2023. Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa hè kèm mưa nhiều thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và bọ gậy truyền bệnh, dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. |
Đáng lo ngại, bệnh sốt xuất huyết không có triệu chứng điển hình, nhiều người dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường nên không tới bệnh viện thăm khám kịp thời, không ít bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình vừa qua, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho một nữ bệnh nhân bị đông đặc phổi, hình thành nhiều ổ áp xe phổi do sốt xuất huyết.
Cụ thể, nữ bệnh nhân nữ (53 tuổi, ở Đan Phượng - Hà Nội) vào cơ sở y tế gần nhà do sốt cao, đau đầu, đau mỏi người. Bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu là sốt xuất huyết. Sau 7 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân không cải thiện mà sốt cao hơn, có lúc lên đến 39 độ C, kèm theo đó là tiểu cầu giảm và đau bụng rất nhiều ở vùng thượng vị.
Sau đó, bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám và điều trị. Khi nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán là sốt xuất huyết ngày thứ 7, có tình trạng bội nhiễm. Bệnh nhân được bác sĩ cho chụp cắt lớp phổi cho thấy các đám đông đặc rải rác, có nhiều ổ áp xe ở trong phổi... Kết quả cấy máu ra vi khuẩn tụ cầu vàng kháng meticillin (tụ cầu kháng thuốc). Sau thời gian điều trị tại Khoa Cấp cứu, bệnh nhân đã dần ổn định sức khỏe, không cần thở oxy và giảm sốt.
Các bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong quá trình mắc sốt xuất huyết, cơ thể bệnh nhân suy giảm sức đề kháng, bạch cầu giảm xuống thấp dễ dẫn đến nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng máu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cần chú ý đến các biến chứng tiềm ẩn sau ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6 của bệnh. Các biến chứng như: Thoát huyết tương, giảm tiểu cầu, hoặc xuất huyết đe dọa tính mạng có thể xảy ra. Vì vậy, bệnh nhân cần được khám và đánh giá, chẩn đoán sốt xuất huyết trong những ngày đầu, đặc biệt là theo dõi ngày thứ 4 và thứ 6.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Chia sẻ với phóng viên, Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đặc biệt lưu ý, đối với các bệnh nhân bị sốt xuất huyết thể nặng, các bệnh nhân sốt xuất huyết có biểu hiện sốt trên 5 ngày có nguy cơ cao hơn bị đồng nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp là tụ cầu, nhiều chủng trong số này là tụ cầu kháng thuốc - kháng kháng sinh meticillin gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt, đối với các bệnh nhân tuổi cao, nhiều bệnh nền nếu bị mắc sốt xuất huyết cần được chẩn đoán sớm để có kế hoạch theo dõi nguy cơ đồng nhiễm vi khuẩn, từ đó can thiệp, điều trị kịp thời.
Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 2443/SYT-NVY về việc tăng cường, chủ động trong công tác chăm sóc người bệnh, phòng chống sốt xuất huyết tại các cơ sở y tế. Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện trong và ngoài công lập và trung tâm y tế quận, huyện, thị xã rà soát, có kế hoạch bổ sung, đảm bảo đủ giường bệnh, nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, phòng chống dịch và thu dung điều trị bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. |
Thực tế hiện nay vẫn có tình trạng người dân khi bị sốt, mệt mỏi, không biết mình mắc sốt xuất huyết thường tự mua thuốc điều trị tại nhà, hoặc gọi người đến truyền dịch. Song, theo bác sĩ, điều này có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm, vừa không đảm bảo điều kiện vệ sinh, làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.Vì thế, bác sĩ khuyến cáo người dân nếu có sốt cấp tính trong mùa dịch sốt xuất huyết nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cũng như những bệnh nhân khác, bệnh nhân sốt xuất huyết cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hợp lý; không chủ quan nghĩ là cảm cúm, sốt thông thường để bệnh quá nặng.
Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh, bởi vậy người dân cần chủ động phòng, chống dịch bệnh. Khẩu hiệu hành động của ngành Y tế trong phòng, chống sốt xuất huyết là “Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”. Bởi vậy, ngoài biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe, vận động cộng đồng, người dân thực hiện việc thau vét bọ gậy muỗi truyền bệnh định kỳ, thường xuyên ở các dụng cụ chứa nước tạm thời ở trong và quanh nhà ở; biện pháp dùng cá diệt bọ gậy muỗi cũng cần được tuyên truyền, ứng dụng phổ cập để góp phần trong việc chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Người dân nên đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hằng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa,... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Bên cạnh đó, cần tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch hiệu quả.
Nên xem
Trái tim mẹ chồng “thắp lửa” cho hành trình 6 năm tìm kiếm tiếng cười trẻ thơ
Sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ hơn 105.000 hành khách đi lại trong ngày đầu năm mới 2025
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025
10 sự kiện tiểu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024
Tuyển Việt Nam - Thái Lan: Thời cơ đã đến để chiến thắng
Khám phá đường dây tổ chức đánh bạc xuyên quốc gia, số tiền giao dịch khoảng 1.000 tỷ đồng
Tin khác
Trái tim mẹ chồng “thắp lửa” cho hành trình 6 năm tìm kiếm tiếng cười trẻ thơ
Y tế 01/01/2025 16:44
Đón “công dân nhí” chào đời vào khoảnh khắc đầu tiên của năm 2025
Y tế 01/01/2025 10:18
Hà Nội: Đề xuất tiêm phòng sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi
Y tế 01/01/2025 06:06
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết
Y tế 01/01/2025 06:03
Hy hữu 2 bé song sinh chào đời cách nhau 5 tuần
Y tế 31/12/2024 22:19
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ tạng hiến của người cho chết não
Y tế 31/12/2024 18:26
Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
Y tế 31/12/2024 08:15
Hà Nội ghi nhận thêm 76 trường hợp mắc sởi
Y tế 30/12/2024 15:35
Đồng Nai: Ghi nhận hơn 6.400 ca mắc bệnh sởi, 3 người tử vong
Y tế 29/12/2024 07:29
Pha oresol sai tỉ lệ có thể gây tử vong ở trẻ bị tiêu chảy
Y tế 27/12/2024 09:53