Hà Nội đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong bối cảnh dịch Covid-19
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin làm cơ sở xây dựng chính quyền số
Theo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, mặc dù gặp nhiều khó khăn, phức tạp do dịch Covid-19 bùng phát trở lại, song công tác cải cách hành chính trong 6 tháng đầu năm 2021 của Thành phố vẫn tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm 2021 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.
Theo đó, Thành phố tiếp tục quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử để làm cơ sở xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.
Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu quyết định thống nhất ban hành danh mục các trường thông tin thuộc Danh mục cơ sở dữ liệu của Thành phố; định kỳ 6 tháng/lần trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định cập nhật, điều chỉnh, bổ sung Danh mục cơ sở dữ liệu của thành phố Hà Nội.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến kiểm điểm kết quả công tác quý II và 6 tháng đầu năm. |
Đơn cử như Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến kiểm điểm kết quả công tác quý II và 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2021, Hà Nội tiếp tục tăng cường triển khai Hệ thống họp trực tuyến từ Thành phố đến các điểm cầu trực tuyến của 579 xã, phường, thị trấn và đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng, triển khai lắp đặt các thiết bị màn hình cảm ứng, trang thiết bị công nghệ thông tin, camera giám sát để tuyên truyền và hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các khu chung cư, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố tại các quận Long Biên, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoài Đức, Đông Anh,...
Bên cạnh các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi như dân cư, doanh nghiệp, bảo hiểm được duy trì, khai thác hiệu quả, thành phố Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch, các văn bản để khuyến khích, định hướng người dân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn; xây dựng, phát triển thương mại điện tử, triển khai hóa đơn điện tử, biên lai điện tử...
Đặc biệt là trước diễn biến tình hình dịch bệnh Covid -19 phức tạp, Hà Nội đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng đối tượng khai báo y tế điện tử phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Thành phố tiếp tục duy trì Cổng dịch vụ công Thành phố và các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 dùng chung của Thành phố. Thành phố đang tiếp tục triển khai cung cấp cho người người dân, tổ chức và doanh nghiệp 1685 thủ tục hành chính (bao gồm các dịch vụ công trực tuyến của Bộ, ngành và các đơn vị tự triển khai) trong đó, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là: 1217 thủ tục hành chính; dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là: 468 thủ tục hành chính.
Việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến các cấp trên Thành phố thực hiện tập trung tại hệ thống một cửa điện tử Thành phố dùng chung 3 cấp và các hệ thống thông tin chuyên ngành dùng chung (lĩnh vực giáo dục, y tế). Thành phố đã triển khai tích hợp 444 dịch vụ công trực tuyến của Thành phố lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đạt tỷ lệ 31,02% - hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đang tiếp tục rà soát, đề xuất triển khai tích hợp tiếp các thủ tục hành chính đảm bảo yêu cầu, điều kiện lên Cổng dịch vụ công Quốc gia theo đúng lộ trình và kế hoạch chung của Văn phòng Chính phủ.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, 6 tháng cuối năm là thời gian để Thành phố tập trung nỗ lực thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu của cả năm 2021 dù rất khó khăn nhưng không thể không đạt được.
Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố những tháng cuối năm đó là tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; thực hiện nghiêm túc việc kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng, tiến tới bảo đảm công tác gửi nhận văn bản điện tử liên thông giữa 4 cấp hành chính.
Công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” của Ủy ban nhân dân phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) nỗ lực giải quyết hồ sơ nhanh chóng cho công dân. |
Để hoàn thành mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021 theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cũng đã giao các sở, cơ quan tương đương sở thuộc thành phố, trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, căn cứ quy định về hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và văn bản liên quan, thực hiện rà soát, đề xuất danh mục các dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện lên mức độ 4; lập danh sách và lộ trình, phương án đề xuất triển khai gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp.
Hà Nội cũng sẽ tập trung xây dựng Chương trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang được quản lý, lưu trữ bằng văn bản giấy và lưu thông tin, dữ liệu đã được số hóa tại Hệ thống thông tin một cửa điện tử dùng chung 3 cấp của Thành phố.
Kết quả triển khai công tác cải cách hành chính của thành phố Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2021 được các cơ quan, tổ chức đánh giá qua PCI và PAPI tiếp tục được duy trì, cải thiện.
Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 của Thành phố xếp thứ 9/63, đây là năm thứ 3 liên tiếp thành phố Hà Nội thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về Chỉ số PCI, tăng 15 bậc so với năm 2015, thuộc nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt.
Chỉ số PAPI năm 2020 của Thành phố tăng 11 bậc so với năm 2019, trong đó có 6/8 chỉ số nội dung vừa tăng về điểm số và tăng về thứ hạng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59