Hà Nội: Tăng cường kiểm tra công vụ đột xuất để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính

(LĐTĐ) Để triển khai hiệu quả công tác cải cách hành chính của thành phố năm 2022, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đề nghị các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra công vụ đột xuất, tổ chức hội nghị đối thoại với người dân, tổ chức và doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan tới giải quyết thuộc thẩm quyền.
Hà Nội: Đưa học sinh trở lại trường an toàn, hiệu quả nhưng không cứng nhắc, cực đoan Hà Nội sẽ tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh thực phẩm hàng ngày tại chợ

Ngày 18/2, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chủ trì hội nghị triển khai công tác cải cách hành chính năm 2022 của thành phố Hà Nội. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 46 điểm cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội.

Hoàn thành vượt các chỉ tiêu về tinh giản biên chế

Mở đầu hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá luôn được Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đặc biệt quan tâm, coi đó là động lực then chốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn; đặt ra yêu cầu phải thường xuyên cải tiến, đổi mới trong nền hành chính, trong các cơ quan nhà nước.

Báo cáo kết quả công tác cải cách hành chính năm 2021, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, trong thời gian qua, mặc dù Thành phố phải tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, công tác cải cách hành chính của Hà Nội cũng đã đạt được một số kết quả tích cực, nổi bật.

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra công vụ đột xuất để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì hội nghị triển khai công tác cải cách hành chính năm 2022 của thành phố Hà Nội

Thành phố đã thành lập Tổ Công tác cải thiện, nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính (PARINDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước (SIPAS). Thành phố đã rà soát 550 thủ tục hành chính và thông qua phương án đơn giản hóa 177 thủ tục hành chính, phê duyệt đối với 1.754 quy trình giải quyết nội bộ thủ tục hành chính. Qua đó, tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí tuân thủ cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần cải thiện an sinh xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn Thành phố.

Đặc biệt, Thành phố đã tổ chức thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị theo quy định tại Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ. Bước đầu việc tổ chức thực hiện thí điểm, tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố trong khu vực các quận đã gọn, nhẹ hơn, hoạt động nhanh nhạy, thông suốt hơn.

Đến nay Thành phố đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu về tinh giản biên chế (từ 10% trở lên). Cụ thể, giảm 1.473 biên chế công chức (tương đương tỉ lệ 15,6%, bao gồm giảm 578 công chức thuộc Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương đã chuyển về Bộ Công Thương); giảm 12.890 biên chế sự nghiệp (tương đương tỉ lệ 10%) so với năm 2015.

Với kết quả đó, Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền Thành phố năm 2020 có sự chuyển biến rõ rệt: Chỉ số PARINDEX nằm trong top 10 địa phương dẫn đầu cả nước (xếp thứ 8/63); Chỉ số SIPAS tăng 19 bậc; chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh PAPI tăng 11 bậc.

Tổ chức hội nghị đối thoại với người dân, doanh nghiệp

Sau khi nghe các đơn vị của Thành phố tham luận, đánh giá cao những kết quả thành phố Hà Nội đạt được trong công tác cải cách hành chính, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa khẳng định: “Nếu không có đổi mới, tư duy mới, cách làm mới thì không thể có hiệu quả trong công tác cải cách hành chính”.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị, thời gian tới, Hà Nội cần tiếp tục thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai đồng bộ 6 nội dung của công tác cải cách hành chính, đồng thời quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu… Bên cạnh đó, cần rà soát lại chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức để bảo đảm thực hiện có hiệu quả mô hình chính quyền đô thị.

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra công vụ đột xuất để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính
Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 46 điểm cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết sẽ tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ các ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ và sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, triển khai ngay trong công tác cải cách hành chính của thành phố năm 2022 và các năm tiếp theo.

Theo Chủ tịch UBND Thành phố, với vị trí, vai trò là Thủ đô, thành phố Hà Nội có trách nhiệm đi đầu trong các địa phương triển khai tốt, hiệu quả các đề án, chương trình quốc gia về cải cách hành chính. Trong quá trình tổ chức thực hiện sẽ linh hoạt điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp, phương thức để hướng tới việc hoàn thành và về đích sớm các mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định trong Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 của Thành phố.

Để triển khai hiệu quả công tác cải cách hành chính của thành phố năm 2022, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung một số nội dung. Trong đó, yêu cầu ngay sau hội nghị, tất cả các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc, UBND các quân, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn căn cứ Kế hoạch cải cách hành chính 2022 của Thành phố, cụ thể hóa, ban hành và triển khai ngay Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022 của cơ quan, đơn vị mình, đặc biệt là các nhiệm vụ, đề án cần hoàn thành trong quý 1/2022.

Giao Tổ công tác cải thiện, nâng cao Chỉ số PARINDEX và SIPAS giai đoạn 2021-2025 thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ, chuyên đề theo Kế hoạch cải cách hành chính của UBND Thành phố và Tổ Công tác. Lãnh đạo Thành phố sẽ tập trung chỉ đạo, nghe một số sở, ngành báo cáo một số chuyên đề trọng tâm về cải cách hành chính.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, ngoài thành lập đoàn kiểm tra công vụ theo hình thức đột xuất, tái kiểm tra việc thực hiện kết luận được chỉ ra từ lần kiểm tra trước; Tổ chức hội nghị đối thoại với người dân, tổ chức và doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan tới giải quyết công việc của người dân, tổ chức và doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cấp huyện và cấp xã.

UBND các xã, phường, thị trấn cần tập trung triển khai thực hiện đúng, đủ các quy định về quy chế dân chủ ở cơ sở, triển khai sáng tạo các giải pháp góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ hành chính của chính quyền.

Trên cơ sở kiểm đếm tiến độ và chất lượng thực hiện các nhiệm vụ, đề án thành phố giao, Sở Nội vụ phối hợp Văn phòng UBND Thành phố tổng hợp kết quả báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố tại các cuộc họp giao ban hàng tháng của tập thể UBND Thành phố; đồng thời xác định rõ trách nhiệm cá nhân, báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố xem xét hình thức xử lý trách nhiệm gắn với việc đánh giá, xếp loại hàng tháng của thủ trưởng, giám đốc các sở, ngành...

“Với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị thành phố, sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ, công tác cải cách hành chính của thành phố chắc chắn trong năm 2022 và các năm tới sẽ tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô”, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh khẳng định.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, đóng góp ý kiến vào việc phòng chống lãng phí. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động, làm tốt công tác tư tưởng tạo sự nhận thức chung trong thực hiện sắp xếp tinh gọn lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và sắp xếp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Chiều 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì họp Ban Thường vụ Thành ủy nghe báo cáo và chỉ đạo xử lý vụ phóng hỏa xảy ra tại quán cà phê số 258 đường Phạm Văn Đồng.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

(LĐTĐ) Qua phiên giải trình cho thấy công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố nói chung và các tuyến sông Hồng, sông Đuống nói riêng, thời gian qua đã được Thành phố và các quận, huyện, thị xã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện và có nhiều kết quả, chuyển biến rõ nét.
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

(LĐTĐ) Ngày 19/12, tại phiên họp giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của Thành phố đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến những vi phạm kéo dài về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố.
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội

Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình của Thường trực HĐND Thành phố về lĩnh vực công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Đề án Thí điểm triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ hành chính công dễ dàng, nhanh chóng.
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

(LĐTĐ) Sáng nay (17/12), Ủy ban nhân dân (UBND) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn Thủ đô.
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Chiều 16/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học và công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

(LĐTĐ) Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể bị phạt cao nhất đến 40 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động