Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chợ
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ Tết tại huyện Thanh Oai Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học |
Nhiều tín hiệu tích cực
Theo Sở Công Thương Hà Nội, tiếp tục thực hiện theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025”, cuối năm 2023, Sở Công Thương đã tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 306/KH-UBND ngày 18/12/2024 về việc triển khai thực hiện Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, ngay từ đầu năm 2024, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã tích cực đẩy nhanh triển khai các nhiệm vụ tại Đề án và đạt được một số kết quả tích cực.
Nhiều kết quả tích cực trong việc thực hiện Đề án đảm bảo An toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chợ tại Hà Nội. |
Cụ thể, các quận, huyện, thị xã đã hoàn thành công tác rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu về số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ với tổng số 19.034 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong các chợ, trong đó 15.125 cơ sở thuộc lĩnh vực Nông nghiệp; 2.463 cơ sở thuộc lĩnh vực Công Thương; 1.446 cơ sở thuộc lĩnh vực Y tế. Đến nay, đã có 7.823 cơ sở thực hiện việc đăng ký kinh doanh; 17.109 cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP hoặc cam kết bảo đảm ATTP; 13.922 người kinh doanh đã được khám sức khỏe định kỳ; 15.754 người kinh doanh đã được tập huấn kiến thức về ATTP.
Các cơ sở cũng đã quan tâm đầu tư trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh thực phẩm và lưu trữ hồ sơ với 14.484 cơ sở có quầy, kệ trưng bày; 13.125 cơ sở có thiết bị vệ sinh cơ sở; 5.897 cơ sở đã trang bị thiết bị bảo quản; 8.404 cơ sở có đầy đủ hồ sơ truy xuất nguồn gốc sản phẩm; 2.899 cơ sở có sản phẩm thực phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc… UBND các quận huyện thị xã đã hướng dẫn và cấp biển nhận diện cho 2.791 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các chợ đáp ứng yêu cầu tại Đề án.
Bên cạnh đó 6 quận/huyện trên địa bàn Thành phố (Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đông Anh, Mê Linh) đã xây dựng 22 trạm xét nghiệm nhanh để phục vụ công tác lấy mẫu xét nghiệm để giám sát thực phẩm tại chợ; 24/30 quận, huyện, thị xã đã triển khai xây dựng và ban hành quy chế về quản lý đảm bảo ATTP đối với 303 chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn
Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATTP tại chợ
Song song với công tác hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ hoàn thiện các điều kiện về hồ sơ, con người, cơ sở vật chất, nguồn gốc xuất xứ… công tác thanh kiểm tra, giám sát về ATTP đối với các cơ sở trên địa bàn, trong đó có cơ sở tại chợ được các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường: Sở đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với 92 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đã tiến hành kiểm tra đối với 15 đơn vị, xử lý vi phạm hành chính 2 cơ sở với số tiền phạt vi phạm 8 triệu đồng; Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có Kế hoạch thực hiện giám sát ATTP trong năm 2024 tại các chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối, chợ dân sinh trên địa bàn với dự kiến giám sát trên 500 mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản; UBND các quận, huyện, thị xã đều có kế hoạch tăng cường kiểm tra, lấy mẫu giám sát đối với sản phẩm thực phẩm trong chợ năm 2024 .
Hà Nội triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp quản lý Nhà nước về ATTP bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu trong năm 2024 và những năm tiếp theo. |
Đặc biệt, trước thực trạng trên địa bàn còn nhiều chợ đã tồn tại từ lâu, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường, ATTP nhất là chợ tại các huyện ngoại thành…Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 301/KH-UBND ngày 15/12/2023 về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024, trong đó phấn đấu đầu tư xây mới 36 chợ, cải tạo, nâng cấp 76 chợ. Đến nay, có 7 chợ hoàn thành công tác đầu tư xây dựng và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị phân hạng; 11 chợ đang hoàn thiện hạng mục công trình dự kiến hoàn thành trong năm 2024; 5 chợ chuẩn bị khởi công; 20 chợ đã hoàn thành thủ tục đầu tư chuẩn bị đầu tư dự kiến hoàn thành năm 2025; 21 chợ đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp; 4 chợ đang thi công; 15 chợ chuẩn bị đầu tư dự kiến hoàn thành năm 2024.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chỉ tiêu được giao tại Đề án đang còn chậm, công tác hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở hoàn thiện các thủ tục về ATTP theo quy định chưa được thực hiện quyết liệt, một số tỷ lệ đạt dưới 50 chỉ tiêu kế hoạch; công tác cấp biển nhận diện mới chỉ được triển khai tại một số quận nội thành và một số huyện...
Tập trung tăng cường triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao tại Đề án, Sở Công Thương đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch, tiến độ cụ thể thực hiện từng chỉ tiêu tại Đề án; tập trung triển đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ATTP, các nội dung của Đề án đến 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ; tập trung quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh tại chợ hoàn thiện các thủ tục pháp lý, điều kiện bảo đảm ATTP để được cấp biển nhận diện; tập trung tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu theo Kế hoạch số 301/KH-UBND của UBND Thành phố về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024; nghiên cứu đẩy nhanh triển khai xây dựng, lắp đặt nhà trạm kiểm nghiệm nhanh chất lượng thực phẩm lưu thông tại chợ, phấn đấu mỗi quận, huyện xây dựng tối thiểu 1 nhà trạm. Đồng thời, tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối tiêu thụ nông lâm thủy sản, thực phẩm an toàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn cho Thành phố và các chợ.
Sở Công Thương Hà Nội sẽ cùng các sở, ngành Thành phố, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý Nhà nước về ATTP bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu trong năm 2024 và phấn đấu đến hết năm 2025, 100% cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ trên địa bàn Thành phố được cấp biển nhận diện. Từ đó góp phần phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ông Phạm Trọng Nhân được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương
Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí
Chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service
Cầu Giấy: Hoạt động công đoàn hướng về cơ sở, vì người lao động
TP.HCM: Ra quân thực hiện năm an toàn giao thông 2025
Xe khách bị mắc kẹt trên cầu vượt Tây Sơn, tài xế bị xử phạt
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Tin khác
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại
Tiêu dùng 05/01/2025 17:05
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Tiêu dùng 26/12/2024 08:47
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52
Nóng trong người khi nỗ lực gấp đôi, gấp ba chạy deadline cuối năm
Tiêu dùng 10/12/2024 12:24
Khai mạc Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024 tại Hà Nội
Tiêu dùng 06/12/2024 17:36
Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024
Tiêu dùng 04/12/2024 16:14