Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ truyền thống

(LĐTĐ) Trên địa bàn Hà Nội hiện có 455 chợ, gồm các chợ từ hạng 1 đến hạng 3. Các chợ truyền thống đang đáp ứng khoảng 40% nhu cầu mua sắm của người dân các quận và 70% nhu cầu của người dân ngoại thành. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ xuống cấp không đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự, văn minh đô thị…
Phát động giải thưởng KOLs phòng, chống lừa đảo trực tuyến Thành lập 13 đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT

Hà Nội xây mới 4 chợ, hoàn thành cải tạo thêm 7 chợ

Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội tại hội nghị giao ban công tác quản lý các dự án đầu tư chợ trên địa bàn thành phố theo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy và Kế hoạch số 194/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố cho thấy, trên địa bàn Thành phố hiện có 455 chợ, gồm các chợ từ hạng 1 đến hạng 3. Các chợ truyền thống đang đáp ứng khoảng 40% nhu cầu mua sắm của người dân các quận và 70% nhu cầu của người dân ngoại thành.

Tuy nhiên, hiện nhiều chợ xuống cấp không đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự, văn minh đô thị... Đồng thời, hệ thống chợ dân sinh tại một số huyện còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, dẫn đến việc các tụ điểm chợ cóc phát triển.

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ truyền thống
Hội nghị giao ban công tác quản lý các dự án đầu tư chợ trên địa bàn thành phố theo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy và Kế hoạch số 194/KH-UBND của UBND Thành phố.

Từ đầu năm đến hết tháng 3/2024, Sở Công Thương Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã đã đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp xây mới hệ thống chợ truyền thống. Trong đó, hoàn thành đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động 4 chợ mới, gồm: Phú Đô (quận Nam Từ Liêm), Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng), chợ Trung tâm thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức), chợ Châu Long (quận Ba Đình). Về cải tạo, nâng cấp chợ, đến hết tháng 10/2024, các quận, huyện, thị xã đã hoàn thành cải tạo 19/38 chợ.

Đối với các điểm kinh doanh tự phát trái phép, đến nay, các quận, huyện, thị xã cùng các lực lượng chức năng đã giải tỏa 176/213 tụ điểm kinh doanh tự phát trái phép. Hiện, còn tồn tại 37 tụ điểm kinh doanh tự phát trái phép trên địa bàn các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, cần phải giải tỏa trong thời gian tới.

Dự kiến đến hết năm 2024, Thành phố sẽ hoàn thành xây mới thêm 4 chợ (đạt 8/21 chợ); hoàn thành cải tạo thêm 7 chợ. Đến hết năm 2025, dự kiến sẽ hoàn thành xây thêm 2 chợ mới trên địa bàn các quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm; đồng thời, hoàn thành cải tạo thêm 10 chợ.

Thực tế cho thấy, việc cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ trên địa bàn đã mang lại công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều người lao động. Hoạt động kinh doanh của các chợ đã góp phần tăng mức lưu chuyển hàng hóa, tăng thu cho ngân sách địa bàn, thuận tiện cho việc mua bán đáp ứng nhu cầu của dân cư, nhất là các vùng ngoại thành.

Cần xây dựng cơ chế hỗ trợ miễn, giảm tiền thuê đất

Theo Kế hoạch số 110/KH-UBND được UBND Thành phố ban hành ngày 8/4/2024, thực hiện chỉ tiêu về đầu tư, cải tạo chợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2024 - 2025 trong Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy với tổng số 38 chợ, trong đó có 17 dự án chợ xây mới và 21 chợ cải tạo, sửa chữa.

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ truyền thống
Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô.

Tuy nhiên, theo Sở Công Thương Hà Nội, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn chưa được quan tâm một cách đầy đủ nên việc đầu tư, cải tạo, sửa chữa theo kế hoạch Thành phố ban hành giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm chưa đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Một số quận, huyện chưa quan tâm đầu tư cải tạo nên chưa đáp ứng được hạ tầng thương mại theo tiêu chí quy định, khó khăn cho việc công nhận tiêu chí hạ tầng thương mại.

Một số chợ trên địa bàn, nhất là khu vực ngoại thành họp chợ theo phiên, quy mô nhỏ, manh mún, có doanh thu rất thấp, chỉ đủ bù đắp chi phí vệ sinh môi trường của chợ và một phần chi phí quản lý, không đủ cho các khoản khấu hao và phục vụ sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, nên rất khó thu hút doanh nghiệp đầu tư cải tạo theo hướng xã hội hóa nguồn vốn. Cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, nhất là tiền thuê đất còn hạn chế, chưa khuyến khích để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư theo kêu gọi của Thành phố.

Nêu kiến nghị về vấn đề này, đại diện lãnh đạo các quận, huyện chia sẻ, một số chợ không phải là tài sản công (đất do UBND phường sở hữu nhưng tài sản trên đất là do doanh nghiệp trúng thầu đầu tư) dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết thủ tục giao đất, cho thuê đất của các chợ sau chuyển đổi, khó áp dụng theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP.

Nhiều địa phương không có quỹ đất hoặc chưa xác định được vị trí đất cụ thể đầu tư xây dựng chợ đảm bảo yêu cầu về quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất để đề xuất đưa vào Danh mục dự án có sử dụng đất trình UBND Thành phố phê duyệt làm căn cứ kêu gọi đầu tư…

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ truyền thống
Cần quan tâm xem xét bố trí kinh phí đầu tư công trong lĩnh vực chợ để đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư, cải tạo chợ.

Cụ thể như Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Phùng Ngọc Sơn cho rằng mặc dù Nhà nước đã đồng ý sử dụng một phần vốn ngân sách đầu tư xây dựng chợ, nhưng trong quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn như về giá đất, tiền thuê đất. Việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ cũng không dễ dàng do gặp nhiều vướng mắc liên quan đến đầu tư xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền thuê đất…

“Thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội và các sở, ngành liên quan nên có mẫu quy hoạch, thiết kế cơ bản của chợ như diện tích sạp hàng, bãi giữ xe, đường giao thông… để doanh nghiệp có căn cứ pháp lý trong quá trình xây dựng chợ”, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm kiến nghị.

Để gỡ khó cho hoạt động cải tạo, xây mới hệ thống chợ, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh kiến nghị, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế hỗ trợ miễn, giảm tiền thuê đất, ưu đãi lãi suất cho vay đối với đầu tư xây dựng chợ... Về phía thành phố Hà Nội, đề nghị quan tâm xem xét bố trí kinh phí đầu tư công trong lĩnh vực chợ để đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư, cải tạo chợ theo danh mục và tiêu chí tại các chương trình của Thành ủy đã đề ra.

Để đạt chỉ tiêu được giao, bà Nguyễn Kiều Oanh đề nghị, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chỉ tiêu được giao. Trong đó, đối với các dự án trung tâm thương mại, chợ, siêu thị…, các quận, huyện, thị xã cần báo cáo cụ thể những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác quy hoạch, tiến độ hoàn thành đầu tư, cân đối bố trí vốn… để Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan rà soát, báo cáo UBND Thành phố phối hợp giải quyết nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu.

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ truyền thống
Người dân mua thực phẩm tại chợ dân sinh.

Chỉ đạo về công tác này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền giao Sở Công Thương rà soát, phân tích các nội dung về quản lý chợ, phân hạng, giá dịch vụ, an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy… chưa đạt; xây dựng kế hoạch khắc phục 100% các tồn tại. Đồng thời, sớm cập nhật, bám sát Luật Thủ đô để xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các quận, huyện khó khăn phát triển các chợ.

Liên quan đến 37 tụ điểm kinh doanh trái phép, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị các địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình xóa bỏ dứt điểm các điểm này, hoàn thành chậm nhất trong năm 2025.

Về xây dựng 20 chợ mới và cải tạo 37 chợ, đề nghị các quận, huyện khuyến khích xã hội hóa, nếu không thực hiện được thì bố trí cân đối trong ngân sách.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị, các quận, huyện cần yêu cầu người dân, các hộ kinh doanh đưa hàng vào chợ phải cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ, hướng tới mua sắm không sử dụng tiền mặt.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị, quận Hoàng Mai phối hợp với Sở Công Thương cùng các ngành liên quan xây dựng phát triển chợ cá Hoàng Mai thành một chợ đầu mối hải sản lớn của thành phố theo mô hình thu hút tất cả các loại hải sản tươi sống nước mặn, nước ngọt từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước và nhập khẩu; kết nối với ngành du lịch thiết kế các tour, tuyến để du khách trong, ngoài nước có thể tham quan các loại hải sản tươi sống, đồng thời được thưởng thức ẩm thực hải sản tại chỗ.

Về chợ Đồng Xuân, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị quận Hoàn Kiếm nghiên cứu đưa các đặc sản vùng, miền, sản phẩm OCOP của Thành phố và các tỉnh, thành phố trên cả nước vào chợ phục vụ khách du lịch, tham quan chuỗi khu phố cổ, chợ truyền thống trên địa bàn.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).

Tin khác

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn

Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng nay (18/11), tại khuôn viên Công viên Thống Nhất, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Đoàn đại biểu dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố

(LĐTĐ) Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổ dân vận ở Tổ dân phố luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Chính vì vậy, công tác dân vận từ cơ sở luôn được cấp ủy chi bộ quan tâm với trọng tâm là lấy người dân làm trung tâm.
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị chính quyền quận Long Biên, phường Long Biên phát huy tinh thần, vai trò làm chủ của nhân dân; triển khai hiệu quả, chất lượng nhất Nghị quyết Đại hội Mặt trận các cấp, trong đó chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô

Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội và Trường Lê Duẩn kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương hiệu trưởng có nhiều đóng góp cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô; tuyên dương giáo viên làm tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân

(LĐTĐ) Thời gian qua, quận Bắc Từ Liêm đã tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức và mang lại hiệu quả thiết thực, qua đó nâng cao nhận thức của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động