Hà Nội: Chú trọng nâng cao nhận thức của người tiêu dùng Việt với hàng Việt
Để quyền của người tiêu dùng ngày càng đi vào thực chất Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho sinh viên Người tiêu dùng Việt Nam đang nhanh chóng thích nghi với thanh toán số |
Năm 2009, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và trong nỗ lực đưa hàng Việt Nam tới gần hơn với người tiêu dùng Việt, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tổ chức Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” để vinh danh, lan tỏa thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước.
Bước vào năm 2023, năm Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” được thành phố Hà Nội tổ chức lần thứ 13. Chương trình tiếp tục trở thành một trong những hoạt động quan trọng của Thành phố nhằm xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng của người Việt với hàng Việt. Qua đó, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh cho thương hiệu Việt…
Chú trọng nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng Việt với hàng Việt. (Ảnh: T.Tân) |
Chia sẻ về Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho biết, các hoạt động Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” triển khai trong 13 năm qua của thành phố Hà Nội rất hiệu quả, đó là sự tăng trưởng lợi nhuận khi tham gia bình chọn đều tăng từ 10 - 20%; lợi nhuận trên đầu sản phẩm từ 15 - 20%; hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ít đi. Ngoài ra, Chương trình tạo được sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, mặt hàng vì đã tham gia cuộc bình chọn phải thực thi các chính sách pháp luật tốt.
Theo ông Mạc Quốc Anh, khi tham gia, các doanh nghiệp xác định được phân khúc khách hàng; quy trình sản xuất đầu tư của doanh nghiệp thay đổi nhiều; xác lập được kênh bán hàng; chất lượng sản phẩm khi tham gia đều được thay đổi, được làm mới. Doanh nghiệp đưa ra mức giá phù hợp; chuỗi liên kết cung ứng giữa các doanh nghiệp được xác lập. Đáng lưu ý, trách nhiệm và ý thức của doanh nghiệp khi tham gia cuộc bình chọn ngày càng lớn, đặc biệt là trách nhiệm với xã hội, người tiêu dùng, với cán bộ công nhân viên của mình.
Cùng chung quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Hiền Phương - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” quận Hai Bà Trưng cho biết, vẫn có nhiều người dân còn tâm lý tiện đâu mua đó, chưa thực sự quan tâm tới thương hiệu, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường, trong khi tâm lý sính ngoại, chuộng hàng xách tay còn phổ biến.
Đối với Ban Chỉ đạo cấp cơ sở, mặc dù đã đẩy mạnh công tác vận động doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tham gia các chương trình bình chọn, những việc này đối với các quận là rất khó khăn vì chỉ có thể vận động doanh nghiệp trên địa bàn, nhưng hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chủ yếu hoạt động kinh doanh thương mại.
Cũng đề cập đến vấn đề trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, ở nhiều nơi, người dân chỉ hiểu đơn giản là vận động ưu tiên dùng hàng Việt Nam mà chưa hiểu tường tận mục đích của chương trình còn gắn với niềm tự hào dân tộc, việc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái… Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn lợi dụng Cuộc vận động để đưa hàng hóa về nông thôn và giới thiệu không chính xác, khiến lòng tin của người dân về sản phẩm giảm đi.
Người tiêu dùng Việt ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của mình đối với việc phát triển các thương hiệu Việt |
Từ việc nhìn nhận những hạn chế, các chuyên gia kinh tế cũng đề xuất, chính quyền các cấp nên tạo cơ chế tốt nhất để đẩy mạnh hàng tiêu dùng tới người dân, phải bảo đảm lợi ích, quyền lợi của người tiêu dùng.
Bởi, Chương trình bình chọn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong khâu tổ chức bình chọn, như: Số lượng doanh nghiệp có đủ tiêu chí tham gia luôn tăng trưởng hằng năm nhưng tỷ lệ chưa cao; số lượng doanh nghiệp lớn và có uy tín tham gia bình chọn còn hạn chế; hoạt động về chuyển đổi số, đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bình chọn đã được thực hiện nhưng cần đẩy mạnh theo xu hướng phát triển của thị trường, việc triển khai bình chọn trực tuyến trên website chương trình, fanpage nhưng người tiêu dùng tham gia chưa cao.
Liên quan đến những kiến nghị của các chuyên gia, ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, thời gian tới, chương trình bình chọn sẽ được đổi mới, nhất là việc nâng cao hơn nữa các tiêu chí xét chọn, cách thức để thu hút người dân bình chọn, đánh giá một cách thực chất nhất.
Công tác tổ chức cũng sẽ được thay đổi nhằm tối ưu hóa. Trong đó, không giới hạn số lượng doanh nghiệp tham gia; tăng cường truyền thông, quảng bá chương trình trên phương tiện truyền thông tại các quận, huyện… để tạo hiệu ứng cho chương trình, đặc biệt là tập trung vào truyền thông đến người tiêu dùng về lợi ích khi dùng sản phẩm hàng Việt.
Theo ông Hiệp, ngành Công Thương Thành phố sẽ đổi mới trong công tác tổ chức về tiêu chí sản phẩm, dịch vụ đăng ký tham gia, trong đó ưu tiên sản phẩm mới để qua đó thúc đẩy doanh nghiệp tích cực sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, năm 2023, nếu doanh nghiệp đăng ký tham gia 1 sản phẩm thì đó phải là sản phẩm mới; 2 sản phẩm thì phải có ít nhất 1 sản phẩm mới; 3 sản phẩm thì phải có ít nhất 2 sản phẩm mới…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36
Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 7/11
Tiêu dùng 07/11/2024 15:30