Hà Nội chủ động phòng “dịch chồng dịch”
Xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch sốt xuất huyết Dengue bùng phát Chủ động biện pháp ứng phó dịch bệnh đậu mùa khỉ Không để dịch sốt xuất huyết bùng phát |
Dịch bệnh diễn biến phức tạp
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua (từ 23/9 đến 29/9), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 807 ca mắc sốt xuất huyết. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 cho đến nay, Thành phố ghi nhận 4.720 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,8 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021), trong đó có 5 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã.
75% tổng số trẻ mắc vi rút adeno tại Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh nhân có địa chỉ tại Hà Nội. |
Trong khi bệnh sốt xuất huyết đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Trao đổi với các phóng viên báo chí tác nghiệp tại Bệnh viện Thanh Nhàn, bác sĩ Vũ Thị Mai, Khoa Nhi cho biết: Khoảng 1 tháng nay, số trẻ nhập viện có dấu hiệu tăng nhanh, chủ yếu trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm phổi, sốt xuất huyết.
“Những ngày gần đây, trung bình mỗi ngày Khoa Nhi tiếp nhận khoảng 150 bệnh nhân đến khám và điều trị. Trong đó, chúng tôi đã ghi nhận một số trẻ mắc viêm phổi do vi rút adeno. Các trường hợp nhập viện phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi, cũng có trẻ lớn từ 5 - 14 tuổi nhập viện chủ yếu do mắc sốt xuất huyết”- bác sĩ Mai cho hay.
Điển hình như trường hợp bệnh nhi nam, 14 tuổi bị sốt xuất huyết ở nhà đã 5 ngày mới được gia đình đưa vào bệnh viện khám, nên việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Bệnh nhi này vào viện trong tình trạng bị tràn dịch ổ bụng, màng phổi, tràn dịch tinh hoàn, sần nốt dày; tiểu cầu giảm thấp, có hiện tượng chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen. Sau khi được điều trị tích cực, bệnh nhi đã tiến triển tốt và được chuyển xuống phòng chăm sóc bình thường.
Mặc dù bệnh sốt xuất huyết có thể theo dõi tại nhà bởi bệnh có diễn biến theo chu kỳ và tự khỏi, tuy nhiên, các bác sĩ lưu ý người bệnh sốt xuất huyết cần đến bệnh viện nếu có một trong những dấu hiệu như khó chịu hơn dù sốt giảm hoặc hết sốt, không ăn uống được, nôn ói nhiều. Ngoài ra, một trong các dấu hiệu khác cần đến viện ngay là đau bụng nhiều hơn; tay chân lạnh, ẩm; mệt lả, bứt rứt; chảy máu mũi, miệng, xuất huyết âm đạo bất thường, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc máu đỏ; có các hành vi thay đổi như lú lẫn, kích thích, vật vã hoặc li bì; không tiểu trên 6 giờ,
Cùng với sốt xuất huyết, thời điểm giao mùa như hiện nay, số ca mắc bệnh do vi rút adeno cũng gia tăng. Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến ngày 3/9, Hà Nội ghi nhận hơn 2.300 bệnh nhân nhiễm vi rút adeno, trong đó có 16% bệnh nhân đang điều trị. Cụ thể, tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đến nay ghi nhận 84 ca, tuần qua có 57 ca điều trị nội trú, với 5 ca nặng, nguy kịch phải hỗ trợ hô hấp (thở CPAP, thở máy).
Tại các đơn vị như Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận gần 40 bệnh nhi nhiễm vi rút này từ Bệnh viện Nhi Trung ương chuyển về hoặc từ các bệnh viện tư nhân. Dù số ca mắc đang gia tăng, nhưng theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hiện chưa phát hiện ổ dịch vi rút adeno trong cộng đồng.
Trong các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương có số bệnh nhân viêm đường hô hấp đến khám được phát hiện mắc vi rút adeno nhiều nhất. Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay, bệnh viện này ghi nhận hơn 3.130 ca mắc vi rút adeno, 9 ca tử vong. Ca bệnh có xu hướng tăng nhanh theo từng tuần từ giữa tháng 9 cho đến nay. Chỉ trong 3 tuần qua, bệnh viện đã ghi nhận gần 2.900 trẻ mắc vi rút adeno, chủ yếu từ 1 đến 3 tuổi. Riêng bệnh nhân có địa chỉ tại Hà Nội ghi nhận tới 2.344 ca, tương đương 75% tổng số bệnh nhân.
Đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh
Lý giải về tình trạng số ca mắc do vi rút adeno tăng nhanh trong thời gian qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, bệnh do vi rút adeno gây ra xuất hiện quanh năm, nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa xuân – hè, hoặc thu - đông.
“Vi rút adeno lây truyền qua đường giọt bắn, đường hô hấp giữa người với người. Điều đáng nói, vi rút này có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Trong đó, các đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao do có sức đề kháng kém”- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Hồng Hanh phân tích.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành Y tế Thủ đô, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người dân. Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, dù số ca mắc sốt xuất huyết giảm nhẹ so với tuần trước nhưng hiện đang là cao điểm mùa dịch nên số mắc có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Chính vì vậy, ngành Y tế Thành phố tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết, đặc biệt là tại các xã, phường, thị trấn đã xuất hiện ổ dịch, những nơi có khu vực ổ dịch cũ phức tạp hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao và ổ dịch cũ; đồng thời chủ động triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi. Tại các địa phương cần huy động các ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng khác tham gia hỗ trợ vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy.
Riêng đối với vi rút adeno, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cũng yêu cầu trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát phát hiện ca mắc tại cộng đồng và các cơ sở y tế để phát hiện sớm ca bệnh, tránh các biến chứng do phát hiện muộn; chú trọng điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch kịp thời, hạn chế dịch bệnh lan rộng.
Cũng liên quan tới căn bệnh nguy hiểm này, phát biểu tại cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ Y tế và các chuyên gia về các giải pháp thu dung, điều trị bệnh nhân mắc vi rút adeno do Bộ Y tế tổ chức vừa qua, bà Nguyễn Xuân Anh, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế Hà Nội cho hay, cơ quan này đã khảo sát nhanh số giường bệnh nhi, máy thở, nhân lực điều trị… phòng tình huống bùng phát dịch do vi rút adeno.
Hiện chưa có bệnh viện công lập trực thuộc ngành Y tế Hà Nội có thể xét nghiệm phát hiện vi rút Adeno. Chỉ có 2 bệnh viện tư nhân do Sở Y tế Thành phố quản lý có thể thực hiện xét nghiệm được vi rút này. Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội cũng đề nghị các bệnh viện Trung ương hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân nặng.
Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, trong quá trình khám, bác sĩ sẽ tiến hành phân loại, bệnh nhân nhẹ sẽ được hướng dẫn về nhà điều trị. Để phòng bệnh do vi rút adeno, sốt xuất huyết hay các bệnh về đường hô hấp… mỗi người cần bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, rửa tay khử khuẩn thường xuyên, vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối. Bên cạnh đó, người dân nên đeo khẩu trang tại nơi công cộng, ăn uống đủ chất, tập thể dục để nâng cao thể trạng.
Riêng với những bệnh có vắc xin, như cúm, Covid-19… người dân cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời; không tự mua thuốc điều trị tại nhà./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Y tế 12/12/2024 17:09