Hà Nội ban hành tiêu chuẩn chọn đại biểu Hội đồng nhân dân khóa mới
Về tiêu chuẩn chung, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương như: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật.
Các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV ấn nút thông qua một số nghị quyết chuyên đề tại Kỳ họp thứ 18 |
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Thành ủy Hà Nội yêu cầu, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước nói chung phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu; "Nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ ( nam sinh từ tháng 2/1966, nữ sinh từ tháng 1/1971 trở lại đây); có tư tưởng chính trị vững vàng; có năng lực xây dựng chính sách và khả năng tổ chức hoạt động giám sát, có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
Thành ủy Hà Nội lưu ý: Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Hội đồng nhân dân các cấp.
Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, ngoài các tiêu chuẩn chung, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách ở các cấp phải đáp ứng tiêu chuẩn các chức danh cán bộ theo quy định của thành phố Hà Nội và các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể.
Về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phải có trình độ đại học trở lên. Về chức vụ: Ở cấp Thành phố, cán bộ ứng cử phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là Thành ủy viên trở lên (trong đó có 1 đồng chí là Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy), đang giữ chức vụ từ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và đã được quy hoạch Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trở lên; Cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ Phó giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và được quy hoạch giám đốc sở hoặc tương đương trở lên; ứng cử phó trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ trưởng phòng hoặc tương đương trong các sở, ban, ngành Thành phố trở lên và được quy hoạch Phó Giám đốc sở hoặc tương đương trở lên.
Ở cấp quận, huyện, thị xã: Cán bộ ứng cử Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách quận, huyện, thị xã phải là ủy viên ban chấp hành đảng bộ quận, huyện, thị xã; giữ chức vụ trưởng phòng hoặc tương đương trở lên, đã được quy hoạch phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã trở lên. Cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân quận, huyện, thị xã phải giữ chức vụ phó trưởng phòng hoặc tương đương trở lên và được quy hoạch trưởng phòng hoặc tương đương trở lên. Cán bộ ứng cử phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận, huyện, thị xã phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên từ 5 năm trở lên và đã được quy hoạch vào chức vụ từ phó trưởng phòng hoặc tương đương trở lên của quận, huyện, thị xã. Đối với những người dự kiến bố trí làm trưởng các ban Hội đồng nhân dân kiêm nhiệm, cần có năng lực, trình độ, sức khỏe và thời gian để đáp ứng yêu cầu công việc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51