Gương sáng trong phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Cựu chiến binh vươn lên làm kinh tế giỏi Hà Tĩnh: Lan tỏa những tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi |
Nằm ở vùng sâu vùng xa của huyện Hương Sơn, địa hình đồi núi phức tạp, trình độ dân trí thấp nên các cô giáo Trường Mầm non Sơn Lễ gặp không ít khó khăn trong công tác dạy và học.
Để khắc phục những khó khăn nói trên Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên nhà trường đã cùng nhau cố gắng, xây dựng một tập thể đoàn kết, gắn bó và cùng quyết tâm để gặt hái được những thành công trong công tác nuôi dạy trẻ. Thành công của tập thể Công đoàn Trường Mầm non Sơn Lễ có được đều xây dựng trên tình yêu thương, trách nhiệm và in dấu của cô Nguyễn Thị Minh Thủy - người mang luồng gió mới, nhiệt huyết, tài năng, trách nhiệm.
Cô Nguyễn Thị Minh Thủy (thứ 3 bìa phải) nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. |
Trao đổi với phóng viên, cô Nguyễn Thị Minh Thủy cho biết: Nhờ Ban Giám hiệu Trường Mầm non Sơn Lễ luôn tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động, nên từ những việc làm rất nhỏ bé, chỉ nghĩ rằng cái gì tốt cho đoàn viên, tốt cho Công đoàn thì tôi phải cố gắng. Làm cán bộ Công đoàn phải có tâm để thông cảm, chia sẻ khó khăn với đoàn viên, và hơn hết phải tạo được môi trường thân thiện, lành mạnh để các đoàn viên an tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn.
Nhận xét về cô Nguyễn Thị Minh Thủy, bà Phạm Thị Hồng Thắm, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Lễ cho biết: Qua nhiều lần luân chuyển tới các trường, cô Thủy mới chuyển về Trường Mầm non xã Sơn Lễ từ đầu năm nay. Trên cương vị Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở, cô Thủy có nhiều hoạt động chuyên môn như: Lồng ghép các hoạt động của Công đoàn, chủ động, dẫn dắt, bồi dưỡng các đoàn viên phát huy khả năng về nghệ thuật của mình để Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Sơn Lễ tham gia các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao của trường, xã, huyện, Phòng, Sở Giáo dục và đào tạo, trong các cuộc thi Công đoàn trường luôn giành được thành tích cao.
“Trước khi về giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Lễ, cô Nguyễn Thị Minh Thủy từng đạt giáo viên giỏi cấp huyện, được tặng “Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục”, nhiều năm có sáng kiến được công nhận cấp huyện. Đặc biệt trong năm 2022, cô vinh dự được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”, bà Thắm cho biết thê.
Ngoài công việc ở trường, cô Thủy mạnh dạn đưa giống hươu sao vao chăn nuôi phát triển kinh tế hộ gia đình. |
Bà Cù Bích Thuận, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Hương Sơn cho biết: Cô Nguyễn Thị Minh Thủy - Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Sơn Lễ luôn thể hiện được những phẩm chất mẫu mực của một nhà giáo, khẳng định được năng lực, uy tín của mình trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; đồng thời là một Chủ tịch Công đoàn trường năng nổ, nhiệt huyết; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên.
Ngoài những thành tích được Ban Giám hiệu nhà trường, phụ huynh và các ngành cơ sở khen ngợi, thì cô Thủy đang được người dân gọi là "Cô giáo nhà nông". Tìm hiểu về cái tên ấy, được biết, ngoài công việc ở trường, gia đình cô Thủy còn có một mô hình chăn nuôi gồm hươu, dê, gà và vườn cây ăn quả.
Hỏi về cái biệt danh được người dân đặt cho, cô Thủy kể lại: Sinh sống tại huyện miền núi, nhưng chồng hay đau ốm không thể làm được những việc nặng, chính vì vậy tôi đã bàn bạc với chồng cùng nhau tăng gia sản xuất, tăng thêm thu nhập. Với tiêu chí lấy ngắn nuôi dài, gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu theo mô hình trồng cây làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
Mô hình vườn mẫu của cô Thủy được địa phương ghi nhận, đánh giá cao |
Năm 2015, vợ chồng tôi đã vay vốn ngân hàng lấy tiền xây dựng chuồng trại kiên cố đáp ứng yêu cầu chăn nuôi, kết hợp trồng cây ăn quả, trồng rau. Vợ chồng tôi triển khai nuôi 10 con hươu; 5 con dê và tận dụng đất khoảng 60 m2 khoanh vùng bằng tường bao để cho hươu có sân chạy nhảy, và nuôi thả được hơn 500 con gà; ngan; ngoài vườn trồng 20 gốc cây ăn quả và 500m2 trồng cỏ để lấy nguồn thức ăn cho hươu.
Mô hình sản xuất chăn nuôi của gia đình tôi ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên từ năm 2020 đến nay cho thu nhập bình quân lên đến 150 triệu đồng/năm.
Qua nhiều năm tôi đã có sơ bộ kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi, gia đình tôi nhiệt tình chia sẻ cho bà con nhân dân địa phương để cùng nhau phát triển kinh tế, giống hươu hàng năm được xuất chuồng và được nhân rộng trong tổ hợp tác nuôi hươu của thôn trong và ngoài xã.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40