Hội thảo về các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây
LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên Sơn Tây: Công tác an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực Chung khảo giải thưởng "Nhà giáo Sơn Tây tâm huyết, sáng tạo” lần thứ III |
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Quang Hán - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây cho biết: Sơn Tây được coi là thủ phủ, trung tâm của vùng xứ Đoài xưa, nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Sơn Tây như một pháo đài phòng thủ vững chắc, che chở, bảo vệ cho kinh thành Thăng Long cả một thời kỳ dài của lịch sử.
Ông Nguyễn Quang Hán - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây phát biểu khai mạc hội thảo. |
“Là vùng đất cổ, giàu truyền thống văn hiến, người Sơn Tây rất đỗi tự hào là đang được sở hữu, bảo tồn, quản lý một khối lượng giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, đa dạng và có giá trị. Đây cũng là mảnh đất nuôi dưỡng và sinh ra những anh hùng, vĩ nhân kiệt xuất tiêu biểu. Những con người của quê hương đã có những đóng góp to lớn, làm rạng rỡ trong lịch sử tự hào của toàn dân tộc. Các di sản văn hóa của thị xã Sơn Tây đang trở thành một tiền đề, động lực quan trọng để xây dựng và phát triển thị xã trở thành thành phố vệ tinh với định hướng là đô thị văn hoá, nghỉ dưỡng, du lịch, sinh thái”, ông Nguyễn Quang Hán nhấn mạnh.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây, trong những năm qua thị xã luôn quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị của hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, từng bước đưa vào khai thác có hiệu quả.
Đáng chú ý, tại Sơn Tây có Văn Miếu Sơn Tây. Đây là một trong những Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu, được Triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng để thờ Đức Thánh Khổng Tử cùng các vị hiền triết và hàng trăm danh nhân khoa bảng vùng xứ Đoài xưa từng đỗ đạt những danh hiệu cao quý.
Văn Miếu Sơn Tây được khánh thành đời vua Thành Thái 1892, thuộc địa phận thôn Văn Miếu, xã Đường Lâm ngày nay. Theo các tư liệu cũ để lại, suốt một thời gian dài tồn tại, Văn Miếu Sơn Tây là một công trình tâm linh tín ngưỡng bề thế. Điều đó khẳng định sự quan tâm của Nhà nước phong kiến đến công việc chú trọng đạo học, tuyển chọn những người hiền tài để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, kiến thiết đất nước.
Năm 2007, Văn Miếu Sơn Tây đã được tỉnh Hà Tây cũ ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa, giai đoạn 2008 - 2018: Nhà nước đã đầu tư, tôn tạo lại các hạng mục trong khu di tích Văn Miếu Sơn Tây theo những vị trí và kiến trúc vốn có của di tích. Tuy nhiên, khi khánh thành và đưa vào sử dụng, trong di tích còn thiếu rất nhiều cơ sở dữ liệu, hiện vật, đồ thờ…
Theo PGS.TS Đinh Quang Hải - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Sơn Tây vốn là vùng đất văn vật, có truyền thống khoa bảng và truyền thống hiếu học. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều danh sĩ hiền tài, nhiều người đỗ đạt cao trong các kỳ thi. Trong lịch sử khoa cử Việt Nam, xứ Đoài đã cung cấp hàng trăm nhà khoa bảng nổi danh, tên tuổi của họ được khắc ghi trên các bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Các nhà khoa bảng Sơn Tây được triều đình trọng dụng, bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, các nhà khoa bảng Sơn Tây đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đã tập trung trao đổi, thảo luận nhằm làm sáng tỏ những vấn đề như: Xác định rõ sự thay đổi địa giới và tổ chức chức hành chính của tỉnh Sơn Tây qua các thời kỳ lịch sử. Tính từ địa danh Sơn Tây lần đầu tiên xuất hiện là đơn vị hành chính Thừa tuyên Sơn Tây thời Lê sơ thế kỷ 15 (năm 1469), tiếp tục duy trì thời nhà Mạc thế kỷ 16, sau đó là trấn Sơn Tây thời Lê trung hưng và tỉnh Sơn Tây (năm 1831) đến cuối thời Nguyễn đầu thời Pháp thuộc.
Ngoài ra, các nhà khoa bảng Sơn Tây phân chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất gồm các vị khoa bảng đỗ đạt thời kỳ thuộc Thừa tuyên Sơn Tây, tiếp đến thời Lê-Mạc, trấn Sơn Tây thời Lê trung hưng và tỉnh Sơn Tây trong những năm đầu thời Nguyễn. Giai đoạn thứ hai gồm các nhà khoa bảng Sơn Tây từ năm xây dựng Văn miếu Sơn Tây (1891) trở về sau. Trong đó, cần hệ thống hóa, lập danh sách giới thiệu cụ thể , đầy đủ về các nhà khoa bảng Sơn Tây trước khi xây dựng Văn miếu Sơn Tây (1891), bao gồm: phủ Đoan Hùng, huyện Đan Phượng, phủ Vĩnh Tường, phủ Lâm Thao và một số tổng thuộc 2 huyện Mỹ Lương, Yên Sơn thuộc phủ Quốc Oai nhập vào huyện Hoài An, Chương Đức thuộc phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội và giai đoạn sau khi xây dựng Văn miếu Sơn Tây (khi Sơn Tây chỉ gồm các xã thôn thuộc các huyện trong phủ Quốc Oai và Quảng Oai).
Toàn cảnh hội thảo. |
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng thảo luận về vấn đề Văn Miếu Sơn Tây được khởi công xây dựng ở vào thời điểm nào? trong Văn Miếu Sơn Tây đã từng có bao nhiêu bia? Ghi chép bao nhiều người đỗ đạt? Tra cứu trong sách Đăng Khoa lục các vị đỗ đạt là người thuộc trấn Sơn Tây? có 128 bia, hay có 2 tấm bia đá cỡ lớn khắc chữ cả hai mặt khắc ghi 288 vị khoa giáp hay còn có bao nhiêu bia và có bao nhiêu người đã đỗ đạt được khắc ghi trên bia là nội dung cần được nghiên cứu, trao đổi thảo luận làm rõ để đi đến thống nhất?
Cùng đó, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy giá trị của di tích Văn Miếu Sơn Tây. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Sơn Tây nói chung, thế hệ trẻ và học sinh, sinh viên nói riêng; góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ phát triển du lịch bền vững của Sơn Tây hiện nay và giai giai đoạn tiếp theo.
Bài viết cùng chủ đề
70 năm ngày Giải phóng Thủ đôCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20