GS.TS Hoàng Thế Liên: Cần giao việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho những chuyên gia giỏi

Đẩy mạnh cải cách thể chế, pháp luật là yêu cầu quan trọng hàng đầu nhằm tạo dựng cho được hệ thống thể chế tổng thể, đồng bộ và vận hành hiệu quả, thúc đẩy phát triển đất nước.
Đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới Dứt khoát từ bỏ tư duy “không biết mà vẫn quản” trong xây dựng pháp luật

Đây là quan điểm của GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, Ủy viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”.

Điểm nghẽn tập trung chủ yếu ở sự kém hiệu lực, hiệu quả

“Cần có một thiết kế tổng thể, đồng bộ và khả thi về cải cách thể chế, pháp luật, chỉ đạo thực hiện quyết liệt và nhất quán với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Đồng thời, phải theo phương châm đã bắt đầu thì phải kiên định thực hiện cho đến khi đạt được mục tiêu đề ra, tránh tình trạng đẽo cày giữa đường”, theo GS.TS Hoàng Thế Liên.

Theo dõi các cuộc thảo luận, các công trình nghiên cứu đã công bố về điểm nghẽn thể chế, GS.TS Hoàng Thế Liên cho hay, có thể thấy điểm nghẽn tập trung chủ yếu ở sự kém hiệu lực, hiệu quả, thậm chí hoạt động bế tắc của các thiết chế bộ máy nhà nước, ở nhiều bất cập về chất lượng pháp luật và thi hành pháp luật, ở sự chưa ngang tầm về năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

GS.TS Hoàng Thế Liên: Cần giao việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho những chuyên gia giỏi
GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, Ủy viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp chỉ ra một số nguyên nhân quan trọng như tư duy xây dựng pháp luât chưa theo kịp yêu cầu phát triển, nhất là yêu cầu của kỷ nguyên mới.

Việc đổi mới, chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới là một quá trình lâu dài, phức tạp với nhiều biến cố khó lường, nhiều cái mới chưa kịp nhận thức đầy đủ, thấu đáo nhưng vấn phải cố gắng xây dựng chính sách, thể chế để kịp thời đáp ứng yêu cầu của đổi mới, của cuộc sống.

Hơn nữa, chúng ta thực hiện đổi mới theo phương châm tiệm tiến, từng bước vững chắc nhằm bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, tránh gây sốc vĩ mô, do đó chính sách đổi mới tiếp cận theo hướng đổi mới đối với những vấn đề bức xúc, chín mùi và đạt được đồng thuận cao, khó tránh khỏi tình trạng chắp vá, thiếu tính hệ thống.

Trong điều kiện như vậy, việc xây dựng pháp luật, thể chế khó tránh khỏi tính phiến diện, chủ yếu mang tính giải quyết tình thể, khó có thể có giải pháp căn cơ dẫn đến tình trạng vướng mắc trong thực thi, bỏ lỡ thời cơ.

Một nguyên nhân nữa được GS.TS Hoàng Thế Liên chỉ ra là khoa học pháp lý của chúng ta con non trẻ, chưa được đầu tư mạnh mẽ để phát triển, chưa làm được vai trò đi trước một bước trong việc tạo cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc phục vụ việc xây dựng pháp luật, thể chế.

“Chúng ta xây dựng pháp luật, thể chế trong điều kiện chưa nhuyễn về lý thuyết, thiếu căn cứ thực tiễn, phải mò mẫm rất khó khăn”, theo ông Liên.

Bên cạnh đó, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp cũng đề cập đến thực trạng trình độ, kỹ năng và cả thái độ của một bộ phận khá lớn công chức, người được giao trách nhiệm hoạch định chính sách, pháp luật, thể chế chưa ngang tầm với yêu cầu của công việc đặc biệt khó khăn và phức tạp này...

Nhà nước giảm bớt sự tham gia vào hoạt động kinh tế

Để khắc phục thực trạng này, GS, TS Hoàng Thế Liên cho rằng cần giao việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho những chuyên gia giỏi. Chưa có đội ngũ này thì cần có chủ trương đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn để hình thành cho được.

Tiếp đến, cần phải đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu khoa pháp lý, cho quá trình soạn thảo chính sách, xây dựng dự thảo văn bản, cho việc thảo luận, khảo sát, lấy ý kiến nhân dân, cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật.

GS.TS Hoàng Thế Liên: Cần giao việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho những chuyên gia giỏi
Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới".

Đồng thời, phải tập trung nghiên cứu thấu đáo để có cơ sở để xử lý tốt, đồng bộ, hài hoà và hợp lý mối quan hệ lớn “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”; trên cơ sở đó, xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật, cơ chế vận hành tổng thể, đồng bộ, thống nhất và khả thi, bảo đảm việc tổ chức, vận hành thông suốt, nhịp nhàng một cách bền vững, hiệu quả của các thiết chế quan trọng trong hệ thống chính tri, trong xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

“Nhà nước sẽ tinh gọn và hiệu quả hơn nhờ vào việc đẩy mạnh cải cách mang tính cách mạng nhằm thiết lập một bộ máy chính quyền ít tầng nấc, gắn kết, dựa trên thực tài; có kỉ cương, kỷ luật cao; áp dụng nguyên tắc thị trường, nguyên tắc pháp quyền trong hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; và tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước thông qua việc bảo đảm sự minh bạch, công khai và sự tham gia hữu hiệu của người dân vào quá trình ra quyết định.

Việc phân công, phân cấp, phân quyền phải dựa trên nguyên tắc phi tập trung hóa; bảo đảm phân công trách nhiệm rõ ràng, gắn với điều chỉnh khung tài chính giữa các cấp chính quyền nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình và giải quyết vấn đề kém hiệu quả trong điều phối và sử dụng nguồn lực công”, theo GS.TS Hoàng Thế Liên.

Trong mối quan hệ với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần xây dựng một nhà nước kiến tạo thể chế phát triển, một nền kinh tế thị trường năng động, có năng lực cạnh trạnh và tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhà nước sẽ giảm bớt sự tham gia vào hoạt động kinh tế; tập trung thực hiện vai trò tạo sân chơi bình đẳng, hòa nhập, trong đó cần bảo đảm tốt hơn, minh bạch hơn quyền sở hữu, quyền tài sản, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất.

Trong mối quan hệ với xã hội, cần đổi mới cơ chế pháp lý theo hướng bảo đảm tiếng nói của người dân, của xã hội ngày càng mạnh mẽ, ngày càng có trọng lượng trong công việc của nhà nước. Muốn vậy cần phải phát huy vai trò của các tổ chức xã hội với tư cách là đối tác quan trọng của nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra.

Đồng thời, cần gắn công tác xây dựng pháp luật với công tác tổ chức thi hành pháp luật. Theo đó, những yếu tố bảo đảm thi hành pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật phải được đặt ra, cân nhắc kỹ lưỡng trong quá trình soạn thảo pháp luật. Tính khả thi của pháp luật phải được đánh giá nghiêm túc trong tất cả các giai đoạn của xây dựng pháp luật...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Hàng trăm món quà đậm đà bản sắc văn hóa Thủ đô đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025. Trong ba ngày từ 11-13/4, không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) trở thành nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống, đây là cơ hội để du khách trong và ngoài nước khám phá chiều sâu di sản văn hóa Hà Nội.
Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Chào mừng Kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phấn đấu hoàn thành và thông toàn tuyến Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4.
LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

Thời gian qua, để “mềm hóa” các văn bản pháp luật vốn khô khan, giúp đoàn viên, người lao động nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực…
Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Kỹ thuật điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU) là phẫu thuật không xâm lấn - không dùng dao có hiệu quả đột phá trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai bám sẹo mổ lấy thai, u vú, các khối u lành tính và ác tính khác tại mô mềm, gan, thận, tụy, xương,…
Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87 ngày 11/4 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Nghị định quy định giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người sử dụng đất.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Thực hiện Ch­ương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội, bám sát chương trình công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Đảng ủy Sở Công Thương Hà Nội, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã chỉ đạo có hiệu quả công tác Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong quý I/2025. Trong thời gian tới, Công đoàn từ ngành đến cơ sở tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động

Bên cạnh việc thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động thì việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng. Qua đó, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần và tăng cường sự gắn kết trong đội ngũ người lao động trên địa bàn quận.

Tin khác

Ra mắt kênh tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số

Ra mắt kênh tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số

Ngày 9/4, Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức công bố, ra mắt Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu tại buổi gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Không thể từ từ, chậm trễ trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Không thể từ từ, chậm trễ trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế, Nghị quyết mới về phát triển kinh tế tư nhân cần đạt được yêu cầu đột phá cả trong giải pháp và cách làm.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu

Tổng Bí thư khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia số, một xã hội số, một nền kinh tế số thịnh vượng.
Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Việc tuyên truyền, quán triệt thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ được Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ thực hiện bằng nhiều hình thức; đưa vào nội dung sinh hoạt cấp ủy, thông tin kịp thời các phương án, mô hình hệ thống tổ chức, đề án sắp xếp; các chế độ, chính sách đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó đã động viên, khích lệ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phát huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Chặng đường gần 40 năm đổi mới đã ghi dấu một Việt Nam kiên cường, bứt phá và khát khao phát triển.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Xem thêm
Phiên bản di động