Gỡ vướng về đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Đối với việc mua thuốc không thuộc danh mục thuốc do bảo hiểm y tế chi trả, mua vắc xin để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế tự quyết định việc mua sắm...
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu Vướng thủ tục khiến địa phương "loay hoay" làm quy hoạch

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Vấn đề đấu thầu trong lĩnh vực y tế được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận.

Theo dự thảo sửa đổi Luật Đấu thầu, đối với việc mua thuốc không thuộc danh mục thuốc do bảo hiểm y tế chi trả, mua vắc xin để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế tự quyết định việc mua sắm trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

Luật cũng sửa đổi quy định về áp dụng mua sắm trực tiếp với việc mua thuốc để bán lẻ tại các cơ sở bán lẻ thuốc, nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng chất lượng và yêu cầu phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Gỡ vướng về đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh
Đại biểu Nguyễn Công Hoàng trả lời báo chí bên hành lang Kỳ họp.

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Công Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Đoàn tỉnh Thái Nguyên) chia sẻ: Trong lĩnh vực Y tế có những máy móc chuyên dụng, chỉ có 1 hãng sản xuất, mặt hàng thay thế cũng chỉ sử dụng sản phẩm của hãng đó, hãng khác không thay được, ví dụ máy chụp city, hay các máy kỹ thuật cao khác.

Như vậy, nếu chỉ hỏng 1 cái bóng phải thay thế, mà các bệnh viện phải đấu thầu rộng rãi sẽ gặp nhiều khó khăn, mất rất nhiều thời gian. Có trường hợp các hãng khác cũng đưa những mặt hàng thay thế vào, đấu thầu trúng, nhưng đem vào lắp thì máy không chạy được. Chưa kể mỗi đơn vị đấu thầu một giai đoạn giá sẽ khác nhau.

“Để có nguồn phục vụ bệnh nhân nhanh, máy móc không bị ngừng trệ hoạt động, theo tôi, hằng năm, nên rà soát các mặt hàng y tế thông dụng mà cần thay thế để đưa vào định giá tài sản, đấu thầu chung các mặt hàng đấy cho cả 1 năm”, theo đại biểu.

Có thể cơ quan chủ quản cho đấu thầu tập trung vào đầu năm, và trong năm thì các mặt hàng như bóng đèn, bóng chiếu, bóng chụp, xạ trị... bị hỏng, các đơn vị chỉ cần liên hệ đặt hàng là xong, không phải đấu thầu. Như vậy không xảy ra tiêu cực và nhanh chóng thuận lợi phục vụ người bệnh.

Về đấu thầu thuốc, đại biểu cho rằng, trong nhà thuốc bệnh viện có vô vàn các loại thuốc, đưa ra vấn đề đấu thầu thuốc nằm trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả và thuốc không nằm trong danh mục là tốt rồi.

Nhưng có chuyện là khi các thuốc đó đưa vào chuyên ngành sâu khác nhau, đưa về các bệnh viện chuyên khoa, bệnh nhân về các tỉnh, mua thuốc ở nhà thuốc bệnh viện không có.

Để đặt hàng, theo luật sửa đổi cho đấu thầu theo phương pháp mua sắm trực tiếp. Nhưng nếu mua sắm trực tiếp mà mỗi năm chỉ mua sắm một lần, thì coi như một người mua thuốc mà thuốc đó không có, cả năm chỉ mua 1 lần như thế thì không phù hợp.

Vì vậy, nên cho nhà thuốc bệnh viện được phép gọi hàng và nhập thuốc với thuốc đã công khai giá trên mạng và công khai của các đơn vị đấu thầu rộng rãi, rồi chỉ cần gọi về chứ không cần đấu thầu. Cái này phải sửa đổi ngay, nếu không các nhà thuốc bệnh viện không thể phục vụ kịp thời bệnh nhân.

Thảo luận tại tổ, đại biểu Nguyễn Văn Dương (Đoàn tỉnh Tiền Giang) cho rằng, trong cơ cấu giá của Thông tư 07 ngày 17/5/2024 của Bộ Y tế quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập có nêu nhà thầu nộp các tài liệu chứng minh liên quan chi phí sản xuất trong nước.

Gỡ vướng về đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh
Các đại biểu thảo luận tại tổ.

Vấn đề này mỗi nhà thầu nộp hồ sơ chứng minh khác nhau, đơn vị chưa đủ cơ sở đánh giá thống nhất cho tất cả các nhà thầu dự thầu. Vì vậy, Bộ Y tế cần sớm có hướng dẫn quy định thống nhất danh mục tài liệu chứng minh liên quan chi phí sản xuất trong nước.

Khoản 7, Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu quy định “Không sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với gói thầu áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ”.

Theo đó, Chính phủ quy định không sử dụng phương pháp giữa kỹ thuật và giá đối với gói thầu áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ, và theo Điều 12, Thông tư 07 cũng quy định lựa chọn nhà thầu áp dụng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, theo quy định tại Điều 30 của Luật Đấu thầu. Điều này sẽ hạn chế chủ đầu tư lợi dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ để loại bỏ nhà thầu ngay trong bước đánh giá về kỹ thuật.

Tuy nhiên, đối với đấu thầu thuốc như vậy thì sẽ hạn chế chủ đầu tư lợi dụng phương thức “một giai đoạn hai túi hồ sơ”, tạo điều kiện cho nhà thầu có giá trị dự thầu thấp trúng thầu, sẽ dẫn đến kết quả hiệu quả điều trị bệnh không cao.

Vì vậy, đại biểu đề xuất áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá phù hợp với các gói thầu mua sắp thuốc để lựa chọn thuốc có kết quả điều trị cao, giá thành hợp lý.

Về đấu thầu thuốc cho nhà thuốc bệnh viện, đại biểu Nguyễn Văn Dương đề nghị bổ sung: “Đối với việc mua thuốc để bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên của cơ sở khám bệnh chữa bệnh, trường hợp áp dụng mua sắm trực tiếp, chủ đầu tư được áp dụng nhiều lần đối với một hoặc nhiều loại thuốc...”, để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở khám chữa bệnh cung cấp đầy đủ kịp thời thuốc cho người bệnh.

Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn tỉnh Thái Bình) đề nghị, cần nghiên cứu sửa đổi đối với việc mua thuốc không thuộc Danh mục thuốc do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả, mua vắc xin để tiêm chủng theo dịch, hình thức dịch vụ mua hàng hóa để bán lẻ bao gồm cả mua thuốc để bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế được tự quyết định mua sắm trực tiếp trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

Việc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế sẽ chịu trách nhiệm về việc quyết định hình thức mua sắm và lựa chọn hình thức mua sắm sẽ bảo đảm tháo gỡ được những vướng mắc đang tồn tại hiện nay khi thực hiện Luật Đấu thầu...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thế hệ thủ lĩnh tiếp theo của ngành bất động sản chính thức lộ diện

Thế hệ thủ lĩnh tiếp theo của ngành bất động sản chính thức lộ diện

(LĐTĐ) Ngày 30/10/2024, Ngày hội tuyển dụng CaraWorld Career Day 2024 với chủ đề: The Nextgen Realty chính thức được tổ chức tại Nhà văn hóa Thanh Niên (Quận 1, TP.HCM). Đây là sự kiện tuyển dụng bất động sản lớn nhất năm 2024, quy tụ 80 đại lý uy tín hàng đầu thị trường tham gia tuyển dụng, cùng hàng nghìn tài năng trẻ tham gia ứng tuyển.
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

(LĐTĐ) Đại biểu Châu Quỳnh Dao đề nghị cân nhắc giữ mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) với học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành. Đồng thời Nhà nước tiếp tục tăng mức hỗ trợ tối thiểu là 50% cho các học sinh, sinh viên tham gia BHYT.
SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

(LĐTĐ) Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024. Bên cạnh phát triển hoạt động kinh doanh, Ngân hàng tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ người nghèo, xóa nhà tạm theo chủ trương của Chính phủ, thực hiện tốt trách nhiệm cộng đồng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM

Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định số 4836 về kế hoạch thực hiện các khu vực TOD (phát triển giao thông công cộng) dọc tuyến metro số 1, metro số 2, Vành đai 3 theo Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024

(LĐTĐ) Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024 do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, đã quy tụ nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng. Tại sự kiện, Techcombank một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành, với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile.
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng

Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - Mã chứng khoán: HDB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng, với lợi nhuận trước thuế đạt tới 12.655 tỷ đồng, tăng 46,6% so với cùng kỳ.
Niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

Niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

(LĐTĐ) Trong hành trình chiến đấu với ung thư, tìm kiếm một giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn là điều vô cùng quan trọng. Fucoidan, hợp chất được khoa học chứng minh có tác dụng tích cực với sức khỏe người bệnh, đã mở ra niềm hy vọng mới cho cộng đồng ung bướu. Đặc biệt, tại Việt Nam, K1-Fucoidan - sản phẩm đầu tiên được nghiên cứu bởi Viện Ung thư Quốc gia - Bệnh viện K, mang đến sự an tâm và hy vọng cho bệnh nhân ung thư.

Tin khác

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

(LĐTĐ) Đại biểu Châu Quỳnh Dao đề nghị cân nhắc giữ mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) với học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành. Đồng thời Nhà nước tiếp tục tăng mức hỗ trợ tối thiểu là 50% cho các học sinh, sinh viên tham gia BHYT.
TP.HCM: Dự kiến thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất

TP.HCM: Dự kiến thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất

(LĐTĐ) Dự kiến trong năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ thu gần 33.000 tỷ đồng từ 3 nguồn gồm bán đấu giá 3 khu đất trong dự án Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm, thu nghĩa vụ tài chính 8 khu đất khác trong KĐTM Thủ Thiêm và thu nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với 32 khu đất khác trên địa bàn.
Tạo khung pháp lý chung để quản lý hoạt động của tàu bay không người lái

Tạo khung pháp lý chung để quản lý hoạt động của tàu bay không người lái

(LĐTĐ) Đa số các đại biểu Quốc hội đều thống nhất đánh giá, dự thảo Luật Phòng không nhân dân trình tại Kỳ họp lần này đã được tiếp thu và giải trình đầy đủ, rõ ràng, thấu đáo ý kiến của đại biểu. Dự thảo luật đã bám sát đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã được ban hành trong thời gian qua.
Tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả

Tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả

(LĐTĐ) Thành phố Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương, trọng điểm phát triển kinh tế (đặc biệt là kinh tế biển) của khu vực Bắc Bộ và cả nước; trung tâm giáo dục, y tế và khoa học công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng, kết nối các tuyến giao thông hàng hải quốc tế; nằm trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Khái niệm “Tàu bay không người lái” bao quát cả những thiết bị tương lai

Khái niệm “Tàu bay không người lái” bao quát cả những thiết bị tương lai

(LĐTĐ) Qua nghiên cứu các khái niệm của một số nước và quy định tại Công ước về Hàng không dân dụng năm 1944 (sử dụng thống nhất cụm từ “Tàu bay không người lái” - Điều 8 Công ước), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý lại khái niệm “Tàu bay không người lái” bảo đảm phù hợp, đầy đủ, bao quát đối với cả những thiết bị bay khác không người lái có thể có trong tương lai như taxi bay, motor bay.
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển

Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại kéo dài đối với những dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn.
Vướng thủ tục khiến địa phương "loay hoay" làm quy hoạch

Vướng thủ tục khiến địa phương "loay hoay" làm quy hoạch

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa

(LĐTĐ) Đại biểu, Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, Công an thành phố Hà Nội đang hằng ngày, hằng giờ phải quản lý, xử lý khối lượng vật chứng rất lớn, có những vật chứng từ nhiều năm nay gây lãng phí...
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu được xây dựng nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế.
Giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó của dự án đầu tư công

Giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó của dự án đầu tư công

(LĐTĐ) Thảo luận ở tổ về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, chiều 29/10, các đại biểu Quốc hội cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó khăn, vướng mắc gặp phải đối với các dự án đầu tư công. Vì thế, việc cho phép tách dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư thành dự án riêng đã góp phần thúc đẩy quá trình triển khai các dự án.
Xem thêm
Phiên bản di động