Gỡ vướng nhà ở công nhân để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư
Không thể để người lao động ở trong nhà trọ mấy m2, điều kiện rất khó khăn! Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển 44 triệu mét vuông sàn nhà ở Nhà ở công nhân… |
Còn nhiều vướng mắc
Có thể khẳng định, việc phát triển nhà ở cho công nhân lao động nói chung, công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Thực tế, các cấp, ngành, doanh nghiệp đã nỗ lực tìm giải pháp và triển khai nhiều dự án nhà ở cho công nhân, tuy nhiên, số dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu về nhà ở của lực lượng công nhân. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, để bảo đảm sản xuất, kinh doanh, vấn đề phát triển nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp càng trở nên cấp thiết...
Việc phát triển nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp luôn được người lao động quan tâm - Ảnh: Mai Quý |
Tại tọa đàm “Phát triển nhà ở cho công nhân - Thực trạng và giải pháp” do Báo Xây dựng tổ chức mới đây, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Hà Quang Hưng thông tin, đến cuối tháng 9/2021, cả nước đã đầu tư xây dựng 121 dự án nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp (khoảng 54.000 căn hộ, tương ứng 2,7 triệu m2) và đang tiếp tục triển khai 100 dự án (khoảng 134.000 căn, 6,7 triệu m2). Kết quả này chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó phấn đấu đáp ứng cho khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở.
Ông Hà Quang Hưng lý giải, nguyên nhân chính là do thiếu nguồn lực hỗ trợ. Trong giai đoạn 2016- 2020 chưa có chủ đầu tư dự án nhà ở công nhân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi do các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định chưa được bố trí nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho vay nhà ở xã hội. Trong khi đó, Ngân hàng Chính sách xã hội mới được phân bổ 2.163/9.000 tỷ đồng (chiếm 27% nhu cầu giai đoạn 2016-2020) để cho các đối tượng cá nhân vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
Bên cạnh vướng mắc trên, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) Phạm Văn Ân chia sẻ, mặc dù Nhà nước có chính sách ưu đãi phát triển nhà ở công nhân như với phát triển nhà ở xã hội, song do giới hạn về lợi nhuận, đối tượng khách hàng, yêu cầu bắt buộc bố trí 20% căn hộ dành cho thuê... khiến phân khúc này không hấp dẫn các nhà đầu tư.
PGS.TS Lưu Đức Cường – Viện trưởng Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng) chỉ ra, hiện không ít nhà ở xã hội cũng đang có hiện tượng kém hấp dẫn. Các dịch vụ thiết yếu phục vụ công nhân như chợ, siêu thị, khu vui chơi giải trí… chủ yếu mang tính tự phát, chưa được đầu tư bài bản gắn với địa bàn và nhu cầu thực tế của người dân.
Nguyên nhân bởi sự phát triển quá nhanh, có phần thiếu kiểm soát về quy mô, ranh giới đô thị khiến cho cấu trúc đô thị có phần bất ổn. Nhiều khu vực trước đây được xác định thuộc ngoại vi như các khu công nghiệp, khu xử lý chất thải, nghĩa trang, tuyến đường sắt và nhà ga đường sắt… nay bị bao vây bởi các khu đô thị mới. Tại nhiều đô thị có các khu công nghiệp phát triển ở khu vực ven đô thì hệ thống nhà ở công nhân thiếu tiện ích đô thị, hạ tầng xã hội vì nằm xa các trung tâm đô thị.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động
Về vấn đề nhà ở, trong những năm qua, một số địa phương đã triển khai xây dựng nhà ở công nhân theo các hình thức vốn đầu tư từ ngân sách, vốn do doanh nghiệp tự bỏ ra. Trong đó, Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong. Ví dụ, Thành phố đã có những khu nhà ở cho công nhân ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Khu công nghiệp Thăng Long), khu nhà ở công nhân tại Khu Công nghiệp Phú Nghĩa (Chương Mỹ); khu nhà ở công nhân tại Khu Công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai.
Việc phát triển nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp và công nhân lao động thời gian qua được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Ảnh: K.Tiến |
Tuy nhiên, có thể thấy, tại Hà Nội, nguồn cung về nhà ở cho công nhân hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng so với nhu cầu thực tế. Anh Nguyễn Văn Hưng (quê ở Thanh Hóa) rời quê hương ra Hà Nội lập nghiệp, nhưng sau 10 năm làm việc ở Khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh), vợ chồng anh Hải vẫn chưa thể có tiền để sở hữu một căn hộ chung cư. Anh Nguyễn Văn Hưng tâm sự, lương mỗi tháng của hai vợ chồng anh xấp xỉ 17 triệu đồng. Cuộc sống hằng ngày biết bao khoản phải chi, như tiền thuê nhà, tiền học cho 2 con. Việc tìm được căn hộ vừa túi tiền cũng không dễ.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn Thành phố hiện có 149 dự án nhà ở đang triển khai. Trong đó có 92 dự án nhà ở thương mại (tương đương khoảng 34,69 triệu mét vuông sàn nhà ở), 57 dự án nhà ở xã hội (khoảng 6,64 triệu mét vuông sàn). Cụ thể, đối với 92 dự án nhà ở thương mại, có 76 dự án có khả năng hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 với 18,82 triệu mét vuông sàn. Trong đó, có 64 dự án đã có quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ bản xong giải phóng mặt bằng, chuẩn bị hoặc đang chuẩn bị thi công xây dựng; 12 dự án đang rà soát, điều chỉnh tiến độ đã phê duyệt, cơ bản xong giải phóng mặt bằng, chuẩn bị hoặc đang thi công xây dựng. Còn với 57 dự án nhà ở xã hội, có 43 dự án dành cho người thu nhập thấp với khoảng 3,57 triệu mét vuông sàn nhà ở; 9 dự án nhà ở dành cho công nhân các khu công nghiệp với khoảng 0,57 triệu mét vuông sàn nhà ở; 5 dự án khu nhà ở xã hội tập trung với khoảng 2,5 triệu mét vuông sàn nhà ở. Cũng theo Sở Xây dựng, giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn thành phố đã hoàn thành 346 dự án nhà ở thương mại, 25 dự án nhà ở xã hội, 19 dự án nhà ở tái định cư, 4 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. |
Thực tế, những hoàn cảnh như vậy không hiếm. Theo tìm hiểu, thu nhập của công nhân (bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ và các loại phụ cấp khác) trong khoảng từ 6,7-7,8 triệu đồng/người/tháng tùy ngành nghề. Với mức thu nhập này, nếu không được hỗ trợ từ gia đình và người thân, người lao động rất khó có đủ tiền để mua nhà ở xã hội. Nói cách khác, nếu không có sự hỗ trợ hay ưu đãi từ Nhà nước và doanh nghiệp nơi họ làm việc. Giấc mơ an cư với người công nhân càng trở nên xa vời, nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh.
Hơn hết, việc thiếu nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp dẫn đến thực trạng công nhân phải di chuyển xa, doanh nghiệp sử dụng lao động phải bố trí xe đưa đón công nhân, gây tốn thời gian và chi phí. Công nhân phải thuê trọ trong những khu nhà tạm, không đủ điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Đặc biệt, tại một số địa phương, số lượng công nhân ở trọ rất lớn, lên tới hàng vạn người, làm gia tăng mật độ dân số, tạo sức ép lên hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đây là môi trường sống có nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao, khó kiểm soát.
Để thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân, PGS.TS Lưu Đức Cường - Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng) cho rằng, cần đưa danh mục phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; bổ sung gói tín dụng cho các chủ đầu tư loại hình nhà ở này; đồng thời, khi phát triển các khu công nghiệp trong quy hoạch tỉnh, phải tính đến việc bố trí nhà ở cho công nhân và các thiết chế xã hội liên quan...
Rõ ràng, phát triển nhà ở cho công nhân lao động nói chung, công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Thực tế, thời gian qua, các cấp, ngành, doanh nghiệp đã nỗ lực tìm giải pháp và triển khai nhiều dự án nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải có chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, bao gồm cả hỗ trợ từ ngân sách về vốn, lãi suất khi doanh nghiệp làm nhà ở cho công nhân. Ngoài ra, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân nói chung, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng cần được xây dựng trong luật hoặc nghị định, để có tính pháp lý. Pháp lý đi đôi với đãi ngộ tương xứng sẽ góp phần ràng buộc rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, đây cũng là tiền đề để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai dự án./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21