Gỡ thủ tục để “cứu” doanh nghiệp

Theo đại diện nhiều hiệp hội, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19 tới mức khó có khả năng vực dậy là rất lớn và đang rất cần những giải pháp mạnh để "gượng dậy".
Tìm giải pháp “hồi sức” cho các doanh nghiệp vận tải Những "di chứng" còn lại với doanh nghiệp sau "cơn bão" COVID-19

Hơn 85.500 doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động trong 8 tháng qua, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp đang còn cầm cự, hoạt động để tồn tại cũng không dễ dàng gì.

Theo đại diện nhiều hiệp hội, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn tới mức khó có khả năng vực dậy là rất lớn, rất cần những giải pháp mạnh. Theo đó, cùng với việc hỗ trợ trực tiếp thông qua chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, như đẩy mạnh đầu tư công, giãn, hoãn nợ, hỗ trợ về lãi vay, miễn giảm thuế và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội... thì tăng cường cải cách thủ tục, nhất là cởi bỏ những thủ tục phiền hà “đẻ” ra trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua là vô cùng quan trọng.

Chỉ tính riêng tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế trong hơn 2 tháng trở lại đây, hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại đều có sự sụt giảm mạnh. Trong đó, sản xuất công nghiệp tháng 8 đã giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh hơn 85% giá trị xuất khẩu từ các ngành công nghiệp chế biến thì khó khăn của ngành này đã kéo theo những hệ lụy không nhỏ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 giảm 6% so với tháng trước và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 8 tháng lên tới hơn 3,71 tỷ USD…

Hơn 85.500 doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động trong 8 tháng qua, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
Hơn 85.500 doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động trong 8 tháng qua, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân căn bản được chỉ ra chính là do các điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 quá cứng nhắc đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của DN và thị trường, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), các hộ kinh doanh.

Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội Mạc Quốc Anh, cho rằng: "Giải pháp căn cơ nhất hiện nay đối với doanh nghiệp chính là phải thông thương được. Để bán được hàng thì phải có những vùng xanh an toàn để cho các doanh nghiệp có thể phân phối lượng hàng bán được.

Có những hàng không thiết yếu thì vẫn phải cho doanh nghiệp cung ứng vào thị trường vùng xanh. Bây giờ, không phải mặt hàng thiết yếu thì không được giao thương, vậy doanh nghiệp sản xuất ra làm gì. Do đó tôi mong muốn là mấu chốt hiện nay, đó là phải để cho doanh nghiệp bán được hàng, tiêu thụ được hàng hóa...".

Dẫn chứng về các khó khăn của doanh nghiệp, từ việc bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất phải áp dụng nhiều quy định về phòng dịch và phân luồng giao thông của các địa phương, đặc biệt là khó khăn trong vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, đến những khó khăn về việc bố trí sản xuất an toàn trong doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do không áp dụng được phương án sản xuất “3 tại chỗ” do số lượng lao động tập trung rất lớn (có thể lên tới hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn lao động), quy mô cơ sở vật chất thiếu thốn, chi phí tổ chức tăng cao, rồi khó khăn về nguồn cung phục vụ sản xuất, hay thị trường tiêu thụ...

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, đại diện cơ quan thường trực của Tiểu ban sản xuất và lưu thông hàng hóa thuộc Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ cho rằng, các địa phương cần thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành không quy định thêm “giấy phép con” để tăng rào cản, gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp. Cùng với đó, phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để các lực lượng thực thi phòng chống dịch cũng như doanh nghiệp và người dân hiểu đúng chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành để lưu thông hàng hóa thông suốt, đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế…

"Tôi lấy ví dụ, hiện nay vẫn còn có một số địa phương, cán bộ công vụ chưa nắm được chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ về lưu thông hàng hóa. Hiện nay, chỉ trừ là những mặt hàng cấm thi không được lưu thông, còn tất cả các mặt hàng còn lại đều được phép. Việc chúng ta kiểm soát để phòng chống dịch bệnh là đối với người lái xe, phụ xe, kể cả đối với lực lượng shipper thì phải giám sát chặt chẽ" - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Chỉ tính riêng tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế trong hơn 2 tháng trở lại đây, hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại đều có sự sụt giảm mạnh.
Chỉ tính riêng tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế trong hơn 2 tháng trở lại đây, hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại đều có sự sụt giảm mạnh.

Nhấn mạnh “lưu thông hàng hóa quan trọng như mạch máu trong cơ thể con người, nếu không vận hành được thì doanh nghiệp cũng không hoạt động được”, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đồng quan điểm với các chuyên gia khi cho rằng, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của nhiều tỉnh đã “thụt lùi” bởi tác động của Covid-19, thậm chí đã có rất nhiều thủ tục gây phiền hà cho doanh nghiệp, khiến khó khăn thêm chồng chất khó khăn.

Theo ông Anh Tuấn: "Có lẽ điều lo lắng, trăn trở của nhiều người trong thời gian vừa rồi là sự thay đổi quá nhanh, không nhất quán hay tính tin cậy thấp của các thủ tục mà nhiều cơ quan ban hành trong thời gian phòng, chống dịch bệnh vừa rồi.

Cũng có nhiều chính sách được ban hành rất tốt, nhưng cũng có nhiều chính sách mà các cơ quan cấp địa phương ban hành thể hiện sự thiếu cân nhắc và cũng tương đối tùy tiện... Đúng là đã có nhiều nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư nước ngoài họ rất lo ngại khi một lãnh đạo cấp sở, cấp huyện có thể tự ra quyết định đóng cửa doanh nghiệp, mặc dù doanh nghiệp rất lớn và người ta đã nỗ lực để đáp ứng các điều kiện nhưng vẫn có thể bị đóng cửa.

Chính những hệ lụy như vậy cũng khiến nhà đầu tư lo ngại. Cho nên chúng tôi cho rằng cần phải có những chuẩn bị bài bản hơn, thống nhất hơn để trong giai đoạn tới cần phải thích nghi tốt với dịch. Và nếu đưa ra một quy trình, thủ tục thì cần phải có những tiêu chí họ rõ ràng, có tính tin cậy cao và giảm xin – cho. Thời gian tới đây rõ ràng là một điều mà chúng ta phải cải thiện rất nhiều".

Trong một cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thông tin về khả năng GDP cả năm 2021 có thể chỉ tăng khoảng 3,5-4%, với điều kiện phải kiểm soát tốt dịch bệnh trong tháng 9 để sớm chuyển sang trạng thái bình thường mới từ quý IV. Đồng thời với đó, các địa phương phải đảm bảo tính thân thiện, đồng hành, sẵn tháo gỡ, lắng nghe doanh nghiệp, chứ không phải chỉ là những chỉ thị hành chính, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Các dẫn chứng cũng chỉ ra, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song những đề xuất về các phương án cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo Nghị quyết 68/2020 của Chính phủ về chương trình cắt giảm các thủ tục hành chính thời gian qua cũng chưa thấy có sự đột phá hay những chuyển biến đáng kể. Trong bối cảnh doanh nghiệp đã rất khó khăn vì dịch bệnh thì những giải pháp cải cách cần phải làm tốt hơn, mạnh mẽ và quyết liệt hơn./.

Theo Nguyên Long/vov.vn

https://vov.vn/kinh-te/go-thu-tuc-de-cuu-doanh-nghiep-893412.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Tiếp sức cho doanh nghiệp

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành. Trong đó, các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng có sự hồi phục đáng kể, cùng với các gói tín dụng ưu đãi cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

(LĐTĐ) Tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vào ngày 15/11, Vạn Phúc City đã nhận cú đúp giải thưởng khi được vinh danh ở 2 hạng mục là "Best Waterfront Township Development - dự án phát triển khu đô thị ven sông tốt nhất" và "Best Township Masterplan Design - dự án Khu đô thị có thiết kế quy hoạch tốt nhất".
Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

(LĐTĐ) Để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, thành phố Hà Nội đã giao Sở Công Thương chủ trì, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, Hà Nội đã đưa ra những cam kết và khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó, phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố.
Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

(LĐTĐ) Để tránh trường hợp ra đến sân bay, cửa khẩu mới biết mình nợ thuế và bị cơ quan thuế tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế khuyến cáo, người nộp thuế nên thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế của mình để có kế hoạch nộp thuế đúng hạn, không để tình trạng nợ thuế dây dưa, kéo dài.
Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai hy vọng, Hiệp hội doanh nghiệp Đức sẽ tiếp tục là cầu nối hiệu quả, giới thiệu các đối tác Đức đến tìm hiểu, kinh doanh và đầu tư cũng như các tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa tại tỉnh Đồng Nai.
Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

(LĐTĐ) Việc tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội lớn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tận dụng cơ hội từ FTA mới chỉ diễn ra với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, còn doanh nghiệp nội, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tận dụng thời cơ còn hạn chế. Vì thế, để hỗ trợ doanh nghiệp, theo các chuyên gia, cần thiết có những chương trình hỗ trợ riêng cho từng thị trường, từng hiệp định.
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng

Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với doanh thu 1.137,9 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2023; lợi nhuận sau thuế quý 3/2024 đạt 331,2 tỷ đồng, tăng mạnh 3.521,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần hợp nhất đạt của BCG đạt 3.238,1 tỷ đồng, tăng 14,3%; lợi nhuận sau thuế đạt 748,3 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động