Những "di chứng" còn lại với doanh nghiệp sau "cơn bão" COVID-19

Theo khảo sát do Vietnam Ceo Forum thực hiện với 318 doanh nghiệp về tác động của “cơn bão” COVID-19 cũng như khả năng phục hồi, 69% cho rằng, các thiệt hại có thể khắc phục và thời gian phục hồi là 1 đến 3 năm.
Mở cửa trở lại phải nâng cấp cơ sở Y tế và nâng cao ý thức phòng dịch của người dân Điều kiện để người nước ngoài đầu tư bất động sản ở Việt Nam

Cụ thể, 32% nhận định doanh nghiệp đang đối diện mức độ rủi ro trung bình, có khả năng gây thiệt hại cho doanh nghiệp; thiệt hại về tài sản, kinh doanh không lớn. Thiệt hại có thể khắc phục trong thời gian ngắn dưới 1 năm.

37% cho biết, doanh nghiệp đối diện với mức độ rủi ro cao, COVID-19 gây ra thiệt hại lớn đến tài sản, hoạt động kinh doanh; tác động xấu và để lại hậu quả nghiêm trọng. Doanh nghiệp có khả năng phục hồi nhưng mất nhiều thời gian (từ 1 đến 3 năm).

Có 4% doanh nghiệp tham gia khảo sát nói rằng, COVID-19 chỉ như một “cơn gió nhẹ” đối với họ.

Khoảng 17% bi quan khi doanh nghiệp gần như không có khả năng phục hồi.

Sẽ có một “lực lượng tinh nhuệ” sau bão COVID-19

Với tốc độ tiêm chủng được đẩy nhanh tại TP.HCM và các tỉnh lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) U&I Group - nhận định, những gì khó khăn nhất đã đi qua.

Theo ông Tín, trải qua khủng hoảng COVID-19 kéo dài gần 2 năm và khủng khiếp nhất là làn sóng dịch lần thứ 4, hầu hết doanh nghiệp tư nhân đã hình thành cho mình 1 kế hoạch, ngay sau khi kinh tế mở cửa họ sẽ đi theo một con đường mới: Đầu tư nhiều hơn và dấn thân lớn hơn. Ở góc độ doanh nghiệp của mình, ông Tín dự báo có thể phục hồi 70-80% vào cuối năm sau.

Chia sẻ về khả năng phục hồi của doanh nghiệp sau dịch bệnh, Phó Tổng Giám đốc đầu tư của Dragon Capital - ông Lê Anh Tuấn - cho hay, qua quan sát 600 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thì khối sản xuất phục hồi rất nhanh, trong khi khối dịch vụ phục hồi chậm.

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị sớm cho sự xáo trộn lao động khi sản xuất trở lại.  Ảnh: LĐO
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị sớm cho sự xáo trộn lao động khi sản xuất trở lại. Ảnh: LĐO

Với các doanh nghiệp sản xuất, dự kiến cuối năm 2021 sẽ bắt đầu tăng trưởng và đầu năm 2022 sẽ phục hồi mạnh. Tuy nhiên, có khoảng cách giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ mất rất nhiều thời gian để phục hồi trong khi doanh nghiệp lớn phục hồi rất nhanh.

Đây cũng là một vấn đề đáng lưu tâm khi hầu hết doanh nghiệp Việt vẫn đang dừng ở quy mô vừa và nhỏ (SME).

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, những doanh nghiệp tư nhân còn trụ lại sau đại dịch sẽ là lực lượng tinh nhuệ và có khả năng bứt tốc. Rất có thể, các doanh nghiệp lớn sẽ là đầu tàu để kéo SME trong quá trình phục hồi.

Nguy cơ thiếu lao động hiện hữu

Khi được hỏi về “di chứng” nặng nề nhất mà các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất phải đối diện sau khi cơn bão COVID-19 quét qua là gì, ông Mai Hữu Tín nhấn mạnh tới sự xáo trộn lao động: “Sau đỉnh dịch, tôi tin chắc rằng, số lao động đã về quê không bao giờ quay lại nhà máy 100%. Phân bổ lại lao động trong ngành sản xuất trên toàn quốc chắc chắn sẽ diễn ra. Do vậy, nếu các nhà máy vẫn theo cách làm cũ, không thay đổi nhiều về mặt công nghệ thì chắc chắn thiếu lao động”.

Sự xáo trộn, thiếu hụt lao động sẽ kéo theo chi phí cho doanh nghiệp tăng cao và nguy cơ không ổn định sản xuất.

Ông Albert Atonie - CEO của Avaiga-Singapore - chia sẻ thêm rằng, Châu Âu cũng gặp vấn đề rất trầm trọng về nguồn nhân lực sau khi mở cửa trở lại nền kinh tế. “Họ thậm chí phải tăng lương, cho thêm tiền để thu hút những lao động ở vùng khác” - ông Atonie nói.

“Đây là lúc phải đầu tư ngay vào tự động hoá nếu muốn giữ nhịp sản xuất” - ông Mai Hữu Tín nhấn mạnh và cho biết, doanh nghiệp của ông đang đẩy mạnh sử dụng robot ở nhiều khâu, công đoạn. “Chỉ từ 5 đến 10 nghìn USD đã có 1 robot làm việc gấp mấy lần con người rồi”.

Ông Albert Atonie chia sẻ rằng, nhiều doanh nghiệp Việt nghĩ chưa phải lúc đầu tư công nghệ, bởi trong khủng hoảng cần tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng, dành tiền làm việc khác trước. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đặt ra câu hỏi có nên chuyển đổi số hay không thì doanh nghiệp Châu Âu đã đặt ra vấn đề tăng tốc chuyển đổi số. Đầu tư cho công nghệ để tối ưu hoá quy trình.

Lý giải về vấn đề này, ông Mai Hữu Tín nói rằng, do chi phí lao động tại Việt Nam còn tương đối thấp nên doanh nghiệp Việt chưa đẩy mạnh yếu tố đầu tư công nghệ, muốn tận dụng lợi thế mà mình đang có. Yếu tố thứ 2 nằm ở chi phí vốn. Chi phí vốn của doanh nghiệp Việt đang cao hơn so với nhiều nước trên thế giới nên khi muốn đầu tư vào công nghệ thì luôn phải cân nhắc.

Tuy nhiên, đã đến lúc các doanh nghiệp không thể chần chừ. Để tái tạo, các doanh nghiệp cần tập trung vào công nghệ, M&A, xem lại ngành nghề kinh doanh, sắp xếp lại công ty.

Cần các gói kích cầu mạnh tay từ Chính phủ

Phó Tổng Giám đốc đầu tư của Dragon Capital - ông Lê Anh Tuấn - nhận định, những khó khăn ngắn hạn mà COVID-19 gây ra không làm thay đổi triển vọng dài hạn, tầm nhìn 5-10 năm của kinh tế Việt Nam.

Theo ông Lê Anh Tuấn, đây là giai đoạn mà Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư công và tung ra các gói kích cầu để tận dụng lợi thế dân số vàng của Việt Nam, nếu không sẽ bỏ lỡ cơ hội bứt tốc sau dịch. “Đây là giai đoạn cần bung mạnh. Lợi thế dân số vàng chỉ còn 5-6 năm nữa thôi, không tranh thủ tận dụng là bỏ lỡ cơ hội”.

Ông Lê Anh Tuấn cho hay, lạm phát không phải là vấn đề đáng lo ngại với Việt Nam khi vẫn duy trì được mức 2,8%. Dự trữ ngoại hối vẫn tốt. Theo ông, nợ công của Việt Nam vẫn thấp, cần tăng lên nữa để kích thích kinh tế.

Theo Minh An/laodong.vn

https://laodong.vn/kinh-te/nhung-di-chung-con-lai-voi-doanh-nghiep-sau-con-bao-covid-19-954622.ldo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhận định Newcastle vs Crystal Palace: “Chích chòe” tung cánh

Nhận định Newcastle vs Crystal Palace: “Chích chòe” tung cánh

Cuộc tiếp đón Crystal Palace trên sân St. James’ Park sắp tới là cơ hội quý giá để Newcastle United khẳng định lại vị thế tại Premier League. Sau những tháng đầu mùa có phần thiếu ổn định, đội bóng của HLV Eddie Howe đang cho thấy tín hiệu khởi sắc cả về phong độ lẫn tinh thần thi đấu.
Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường

Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường, được ứng dụng, phục vụ trong cuộc sống để tránh bị lãng phí nguồn lực...
Nhận định Inter Milan vs Bayern Munich: Bản lĩnh Nerazzurri hay phép màu từ Hùm xám?

Nhận định Inter Milan vs Bayern Munich: Bản lĩnh Nerazzurri hay phép màu từ Hùm xám?

Nhận định bóng đá trận đấu giữa Inter Milan vs Bayern Munich trong khuôn khổ lượt về vòng tứ kết Champions League sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
PSG thua trận nhưng vào bán kết Champions League đầy nghẹt thở trước Aston Villa

PSG thua trận nhưng vào bán kết Champions League đầy nghẹt thở trước Aston Villa

Dù thất thủ 2-3 trên sân Villa Park rạng sáng 16/4, Paris Saint-Germain (PSG) vẫn xuất sắc giành vé vào bán kết Champions League với tổng tỷ số 5-4 sau hai lượt trận. Một trận cầu kịch tính, đầy cảm xúc từ đầu đến cuối.
“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

Tập 27 của “Cha tôi, người ở lại” (phát sóng lúc 20h tối thứ Tư, ngày 16/4 trên VTV3) sẽ đưa khán giả vào một vòng xoáy cảm xúc mới, nơi những mâu thuẫn tình cảm bị đẩy đến đỉnh điểm, và những bí mật dần hé lộ trong một màn kịch đã được sắp đặt kỹ lưỡng.
Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong quý I/2025, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự được triển khai đồng bộ với 69 khóa và 1.405 lượt học viên.
Barca nhọc nhằn vào bán kết Champions League

Barca nhọc nhằn vào bán kết Champions League

Dù thất bại 1-3 trước Dortmund ở lượt về tứ kết Champions League rạng sáng 16/4, Barcelona vẫn giành quyền vào bán kết nhờ chiến thắng chung cuộc 5-3 sau hai lượt trận. Một trận đấu đầy cảm xúc tại Signal Iduna Park, nơi Serhou Guirassy lập hat-trick chói sáng, nhưng vẫn không thể cứu vãn hành trình của đội bóng áo vàng-đen.

Tin khác

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Xem thêm
Phiên bản di động